Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Trị (Bản đẹp)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Trị (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2017_2018_s.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Trị (Bản đẹp)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN QUẢNG TRỊ Khóa ngày 04 tháng 6 năm 2018 Môn thi: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Câu 1. (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra đối với các thí nghiệm sau: a) Cho 1 mẩu Na vào ống nghiệm đựng cồn 900. b) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch muối Na2SiO3. c) Đưa một mẩu giấy quỳ tím vào cốc đựng nước clo. d) Cho Cu(OH)2 vào cốc đựng dung dịch CH3COOH dư. Câu 2. (1 điểm) Cho các dung dịch hoặc các chất lỏng riêng biệt: đường saccarozơ, axit axetic, rượu etylic, đường glucozơ, dầu thực vật. Các chất này đựng trong các ống nghiệm ký hiệu là X, Y, Z, P, Q không theo thứ tự. Thực hiện lần lượt các thí nghiệm với các chất trên với một số thuốc thử, kết quả thu được ở bảng dưới đây: Chất Thuốc thử Hiện tượng X NaHCO3 Có sủi bọt khí Y Ag2O trong NH3 dư Có kết tủa Ag Đun với H SO loãng, trung hòa môi Z 2 4 Có kết tủa Ag trường, sau đó cho Ag2O trong NH3 dư P Tạo hai lớp chất lỏng không trộn lẫn Nước cất X,Y, Z và Q Tạo dung dịch đồng nhất không màu Xác định chất chất X, Y, Z, P, Q. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 3. (1 điểm) a) Một học sinh trong lúc làm thí nghiệm sơ ý làm rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân, làm chất độc thủy ngân rơi vãi xuống nền nhà. Với hóa chất sẵn có trong phòng thí nghiệm, em hãy trình bày cách xử lí để tránh gây ô nhiễm môi trường. b) Nước tự nhiên thường chứa một lượng nhỏ các muối nitrat và hiđrocacbonat của các kim loại canxi, magiê. Hãy dùng một hoá chất thông dụng là một muối của natri để loại bỏ đồng thời canxi và magie trong các muối trên ra khỏi nước. Viết các phương trình hoá học . c) Để phát hiện xăng có bị lẫn nước hay không người ta cho muối CuSO 4 khan vào mẫu xăng đó. Hãy giải thích việc làm trên. Câu 4. (1 điểm) Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X (gồm 3 khí). Dẫn ½ lượng khí X trên hấp thụ hoàn toàn qua dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa. Dẫn ½ lượng khí X trên (lấy dư so với lượng cần cho phản ứng) qua hỗn hợp chất rắn gồm CuO, Na2O đến phản ứng hoàn toàn. Viết tất cả các phương trình phản ứng có thể xảy ra trong toàn bộ thí nghiệm. Câu 5. (1 điểm) Có 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng đầy một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, SO 2, C2H4. Các ống nghiệm được úp trên các chậu nước cất và được kết quả ban đầu như hình vẽ: a) Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm, giải thích dựa vào độ tan. b) Mực nước trong ống nghiệm ở chậu A và B thay đổi như thế nào nếu: + Thay nước cất bằng nước brom. + Thay nước cất bằng dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 1/2
- Câu 6. (1,25 điểm) Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (1) (2) (3) (4) (5) Z X Y A B D (6) (8) §Êt ®Ìn +Y F E (7) a) Xác định các chất X, Y, Z, A, B, D, E, F biết rằng: - X là đơn chất của phi kim T, còn Y, Z là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch của Y làm quỳ tím chuyển đỏ. Z là muối Kali trong đó Kali chiếm 52,35% về khối lượng. - Từ D có thể tạo thành A bằng phản ứng với oxi xúc tác men giấm. b) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có). Câu 7. (1 điểm) Cho m gam kim loại Fe tan hết trong dung dịch HNO3 25,2%, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,672 lít khí NO (đkc) là sản phẩm khử duy nhất của N trong HNO 3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 7,82 gam muối khan. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính giá trị của m và tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch sau phản ứng. Câu 8. (0,75 điểm) Hỗn hợp khí A gồm C2H2, CH4 và H2. Dẫn m gam hỗn hợp A vào bình kín chứa chất xúc tác Ni rồi đun nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B gồm CH 4, C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Dẫn toàn bộ lượng khí B vào dung dịch brom (dư) thấy khối lượng bình đựng brom tăng 4,1 gam và thoát ra hỗn hợp khí D. Đốt cháy hoàn toàn D cần dùng 9,52 lít khí O 2 (đkc), thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và 8,1 gam H2O. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính m. Câu 9. (1 điểm) Cho m gam một mẫu kim loại Ba tan hết vào 100 ml dung dịch A gồm HCl 0,8 M và Al 2(SO4)3 0,5 M. Sau các phản ứng thu được dung dịch X, kết tủa Y và khí Z. Khối lượng dung dịch X giảm so với dung dịch A là 14,19 gam. Thêm tiếp V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thấy xuất hiện 0,78 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị của m, V. Câu 10. (1 điểm) Cho m gam hỗn hợp gồm Na2O và BaO vào nước thu được dung dịch X. Sục từ từ đến hết 11,2 lít CO2 ở (đktc) vào X thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối và một chất kết tủa. Số mol kết tủa tạo thành phụ thuộc vào số mol CO2 được biểu diễn bằng đồ thị sau: Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào 300 ml dung dịch HCl 1M thu được 5,04 lít khí ở (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị của m. Cho: O =16 ; Cl=35,5; H =1; C = 12; Na = 23; K = 39; Ca= 40; S=32; Ba=137; Al=27; N=14; Cu =64; Fe = 56. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 2/2