Đề thi Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 2

doc 4 trang nhatle22 3690
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_trung_hoc_pho_thong_mon_dia_ly_lop_12_de_so_2.doc

Nội dung text: Đề thi Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 2

  1. SỞ GD & ĐÀO TẠO NGHỆ AN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT KIM LIÊN Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) Họ, tên thí sinh: . Mã đề thi 002 Số báo danh: . Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết đảo cù lao Chàm thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ngãi. B. Quảng Trị. C. Thừa Thiên – Huế. D. Quảng Nam. Câu 42: Vùng biển nào sau đây của nước ta, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền? A. Tiếp giáp lãnh hải. B. Đặc quyền kinh tế. C. Lãnh hải. D. Nội thủy. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết thành phố nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Bình? A. Đồng Hới. B. Đông Hà. C. Quy Nhơn. D. Tam Kỳ. Câu 44: Quốc gia nào sau đây vừa có đường biên giới, vừa có đường bờ biển giáp với nước ta? A. Thái Lan và Campuchia. B. Campuchia và Malaixia. C. Trung Quốc và Campuchia. D. Thái Lan và Malaixia. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây có đường biên giới với Lào? A. Đắk Lắk. B. Đắk Nông. C. Kon Tum. D. Gia Lai. Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết dân số thành thị nước ta năm 2007 (triệu người)? A. 18,8. B. 22,34. C. 23,37. D. 18,77. Câu 47: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Tây Bắc là: A. sông Chảy. B. sông Cả. C. sông Hồng. D. sông Đà. Câu 48: Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên, nhưng hiện tại phần lớn rừng của nước ta là A. rừng nguyên sinh. B. rừng trung bình. C. rừng mới phục hồi và rừng trồng. D. rừng giàu. Câu 49: Kết luận nào sau đây là sai về tình hình gia tăng dân số nước ta? A. Mỗi năm, nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu người. B. Dân số có xu hướng giảm. C. Tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm. D. Gia tăng dân số khác nhau giữa các vùng lãnh thổ. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết trong số các tỉnh (thành phố) sau, tỉnh (thành phố) nào nào có mật độ dân số cao nhất? A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Bình Định. D. Phú Yên. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá badan phân bố nhiều nhất ở vùng núi A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 52: Ở Miền Bắc nước ta, giai đoạn nào quá trình đô thị hóa bị gián đoạn do chiến tranh phá hoại? A. 1986- 1995. B. 1965 -1975. C. 1996 - 2000. D. 1976 - 1985. Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió Tây khô nóng không hoạt động ở vùng khí hậu nào? A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Trung và Nam Bắc Bộ. D. Đông Bắc Bộ. Câu 54: Loại gió gây mưa nhiều nhất và trên diện rộng ở nước ta là: A. gió mùa Đông Bắc. B. gió Tây Nam nửa sau mùa hạ. C. gió Tây Nam nửa đầu mùa hạ . D. Tín phong Bắc bán cầu. Câu 55: Đồng bằng sông Hồng khác đồng bằng sông Cửu Long là: A. sông đóng vai trò chính trong quá trình hình thành. B. có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Trang 1/4 - Mã đề thi 002
  2. C. có thềm lục địa mở rộng. D. có hệ thống đê ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết kết luận nào sau đây là đúng về số người dân tộc Khơ -me ở nước ta vào đầu tháng 4 năm 2009? A. Trên 1,2 triệu. B. Trên 1,5 triệu. C. Trên 1,0 triệu. D. Dưới 1,0 triệu. Câu 57: Cho biểu đồ sau đây Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Huế cũng là tháng có luợng mưa lớn nhất. B. Huế có tổng luợng mưa lớn, mùa mưa lệch dần về thu - đông. C. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Huế không sâu sắc. D. Nhiệt độ trung bình năm của Huế không cao, chưa đạt tiêu chuẩn vùng nhiệt đới. Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có diện tích lưu vực nằm cả ở vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc? A. Sông Cả. B. Sông Mã. C. Thái Bình. D. Sông Hồng. Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết thảm thực vật rừng ôn đới núi cao phân bố ở vùng núi nào? A. Trường Sơn Nam. B. Trường Sơn bắc. C. Tây Bắc. D. Đông Bắc. Câu 60: Ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta, thành phần loài sinh vật chiếm ưu thế là: A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Xích đạo. D. Cận xích đạo. Câu 61: Biển Đông không gây ra loại thiên tai nào ở nước ta? A. Bão. B. Cát bay, cát chảy. C. Sạt lở bờ biển. D. Lũ quét. Câu 62: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết nhóm đất mặn tập trung nhiều nhất ở đồng bằng nào? A. Sông Hồng. B. Sông Cửu Long. C. Sông Cả. D. Sông Đồng Nai. Câu 63: Cho bảng số liệu:Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2016 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2000 2001 2004 2009 2016 Xuất khẩu 479,2 403,5 565,7 581,0 645,0 Nhập khẩu 379,0 349,1 454,5 502,0 607,0 Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2016? A. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. B. Nhật Bản luôn luôn nhập siêu. C. Nhật Bản luôn luôn xuất siêu. D. Giá trị xuất siêu có xu hướng giảm. Câu 64: Nhận thức không đúng về xu hướng Toàn cầu hóa là: A. quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. B. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về kinh tế. C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế-Xã hội thế giới. D. toàn cầu hóa là một tất yếu khách quan. Trang 2/4 - Mã đề thi 002
  3. Câu 65: Nguyên nhân làm cho Bắc Bộ nước ta có cân bằng ẩm cao hơn Nam Bộ là: A. nền nhiệt thấp hơn, có mưa phùn trong mùa đông. B. mùa đông kéo dài. C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. lượng mưa lớn hơn. Câu 66: Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên nước ta? A. Quy định thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Làm cho sinh vật phong phú, đa dạng. D. Quy định khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 67: Nguyên nhân quyết định làm cho một số nơi ở Miền bắc nước ta có tuyết rơi trong mùa đông là: A. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh. B. nằm ở vĩ độ cao. C. địa hình núi cao trên 2000 . D. có nhiều dãy núi đón gió. Câu 68: Sông ngòi thuộc duyên hải miền Trung nước ta có đặc điểm: A. dày đặc, chảy theo hướng vòng cung. B. ngắn, dốc, lũ lên nhanh, rút nhanh. C. hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. phần lớn diện tích lưu vực nằm ngoài lãnh thổ nước ta. Câu 69: Mục đích chính của việc ban hành sách đỏ ở nước ta là nhằm bảo vệ A. các hệ sinh thái nhiệt đới. B. tài nguyên rừng. C. nguồn gien động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. D. tài nguyên nước. Câu 70: Việc làm nào sau đây không góp phần bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi nước ta? A. Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá. B. Phủ xanh đất trống đồi núi trọc. C. Định canh, định cư cho dân cư miền núi. D. Mở rộng diện tích cây lương thực lấy củ. Câu 71: Cho biểu đồ (năm 2003): Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch của một số khu vực châu Á năm 2003. B. Thay đổi cơ cấu ngành du lịch phân theo khu vực ở châu Á năm 2003. C. Cơ cấu giá trị doanh thu du lịch phân theo một số khu vực của châu Á năm 2003. D. Số khách du lịch đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á năm 2003. Câu 72: Nguyên nhân của hiện tượng “già hóa” dân số ở nước ta là: A. chất lượng cuộc sống nhân dân được cải thiện còn chậm. B. tỉ suất sinh thô tăng nhanh. C. tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số giảm. D. hiệu quả của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình ngày càng cao. Câu 73: Năng suất lao động xã hội của nước ta tuy được nâng lên nhưng vẫn còn thấp, chủ yếu do những hạn chế trong cơ cấu lao động theo: A. lãnh thổ. B. thành phần. C. ngành. D. thành thị và nông thôn. Trang 3/4 - Mã đề thi 002
  4. Câu 74: Vùng núi Đông Bắc có đai cao cận nhiệt đới hạ thấp xuống dưới 700 mét là vì: A. thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. B. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất. C. địa hình núi thấp chiếm ưu thế. D. nằm ở vĩ độ cao. Câu 75: Hệ sinh thái nào sau đây thuộc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta? A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn. B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. C. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit có mùn. D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Câu 76: Hoa Kì không đứng đầu thế giới về chỉ số phát triển kinh tế- xã hội nào sau đây? A. Tổng giá trị ngoại thương. B. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp. C. Tổng số hành khách vận chuyển đường hàng không. D. GDP/ người Câu 77: Cho bảng số liệu về diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm (đơn vị: nghìn ha). Năm 2000 2010 2013 2014 Đồng bằng sông Hồng 1212,6 1150,1 1129,9 1122,8 Đồng bằng sông Cửu Long 3945,8 3945,9 4340,3 4246,6 Để thể hiện tốc độ tăng diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2000 đến năm 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Đường. D. Cột. Câu 78: Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để thúc đẩy sự phân bố dân cư lao động giữa đồng bằng với trung du miền núi một cách hợp lí? A. Đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng ở trung du miền núi B. Hạn chế chuyển cư từ trung du miền núi xuống đồng bằng. C. Giao đất, giao rừng, thực hiện nông- lâm kết hợp ở trung du miền núi. D. Tăng cường chuyển cư từ đồng bằng lên trung du miền núi. Câu 79: Kết luận nào sau đây sai về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta? A. Xây dựng được cơ cấu sản phẩm và cơ cấu mùa vụ thống nhất trên cả nước. B. Sản xuất nông nghiệp bấp bênh, phụ thuộc tự nhiên. C. Cho phép áp dụng các biện pháp thâm canh để tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp. D. Trong sản xuất nông nghiệp cần đầu tư lớn cho thủy lợi. Câu 80: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu gây mất cân bằng sinh thái ở nước ta? A. Khai thác quá mức các nguồn TNTN. B. Khí thải do sản xuất công nghiệp. C. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu. D. Diện tích rừng bị thu hẹp. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ 2009 đến nay. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 002