Đề thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Mùn Chung
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Mùn Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_trac_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_hoc_ki_ii_na.docx
Nội dung text: Đề thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Mùn Chung
- SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯƠNG THPT MÙN CHUNG NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN GDCD LỚP 11 (Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 001 Họ, tên thí sinh: Lớp: I. Trắc nghiệm khách quan: (5 điểm) Câu 1. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì? A. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. B. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường đang diễn ra nghiêm trọng trong cả nước. C. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường. D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững. Câu 2. Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục đào tạo là A. quốc sách hàng đầu. C. yếu tố then chốt. B. yêu sách hàng đầu. D. nhân tố quan trọng Câu 3. Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào? A. Tạo thị trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. B. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ C. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới D. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến. Câu 4. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là A. đổi mới cơ chế quản lí văn hóa. C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại B. tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa. D. tạo môi trường cho văn hóa phát triển. Câu 5. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thể hiện tinh thần A. yêu nước. C. đại đoàn kết. B. yêu nước và tiến bộ. D. yêu nước và đại đoàn kết. Câu 6. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa như thế nào? A. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc. B. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc. C. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. D. Nền văn hóa kế thừa truyền thống. Câu 7. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày bao nhiêu? A. 22/ 12. B. 22/ 11. C. 22/ 10. D. 27/ 07. Câu 8. Kết hợp quốc phòng với an ninh là kết hợp sức mạnh của A. lực lượng quốc phòng với sức mạnh của lực lượng an ninh. B. lực lượng quốc phòng với sức mạnh của thế trận an ninh. C. thế trận quốc phòng với sức mạnh của thế trận an ninh. D. lực lượng và thế trận quốc phòng với lực lượng và thế trận an ninh. Câu 9. Nôi dung nào sai khi nói về vai trò của chính sách đối ngoại đối với sự phát triển của đất nước? A. Chủ động tạo quan hệ thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới. B. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. C. Nâng cao vị trí của nước ta trên trường quốc tế. D. Củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh. Câu 10. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây chính là việc A. củng cố và tăng cường quan hệ. C. đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. B. phát triển công tác đối ngoại nhân dân. D. chủ động và tích cực hội nhập kinh tế Câu 11. Nhà nước tạo điều kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số nhằm mục tiêu nào dưới đây? A. Phổ biến rộng rãi biện pháp kế hoạch hóa gia đình. B. Nâng cao chất lượng dân số. C. Tăng cường vai trò lãnh đạo và quản lí mình. D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số. Câu 12. Khi cán bộ dân số đến một gia đình để tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhưng họ không quan tâm và không hợp tác. Theo em, cán bộ dân số nên làm theo cách nào dưới đây? [1/001]
- A. Vẫn nhiệt tình giải thích, thuyết phục họ hiểu và cộng tác. B. Cán bộ dân số đứng dậy và ra về. C. Mời gia đình lên Ủy ban nhân dân xã giải quyết. D. Phê bình, kỉ luật gia đình đó. Câu 13. Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số nào dưới đây, biện pháp nào tác dộng trực tiếp tới nhân thức của người dân? A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí. B. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc. C. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số. D. Nhà nước chủ động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về dân số. Câu 14. Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số của Nhà nước? A. Con hơn cha là nhà có phúc. C. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. D. Đông con hơn nhiều của. Câu 15. Anh T tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Để có thu nhập, anh đã tự tạo việc làm cho mình bằng cách mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn, nhưng lại bị bố mẹ anh phản đối. Theo em, anh T nên chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không quan tâm đến ý kiến của bố mẹ. B. Ngưng công việc đó để chờ xin việc theo ngành đã được học. C. Động viên và giải thích cho bố mẹ hiểu để ủng hộ. D. Tìm việc làm theo yêu cầu của bố mẹ Câu 16. Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước ta cần có chủ trương A. giữ gìn và phát huy các vườn quốc gia. C. mở rộng diện tích rừng. B. bảo vệ rừng đầu nguồn. D. ngăn chặn việc săn bắt các loài động vật Câu 17. Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bảo vệ môi trường? A. Quản lí chất thải. B. Phòng, ngừa, ứng phó với sự cố môi trường. C. Khai thác gỗ bừa bãi. D. Phân loại rác. Câu 18: Anh T luôn đầu tư nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật trong sản xuất. Việc làm của anh T thực hiện chính sách nào dưới đây? A. An ninh quốc phòng. C. Khoa học và công nghệ. B, Bảo vệ tài nguyên, môi trường. D. Giáo dục và đào tạo. Câu 19: Bạn L là người dân tộc thiểu số, nhà ở vùng sâu, vùng xa ở huyện B tỉnh Điện Biên. Bạn được Nhà nước tạo điều kiện đi học ở trường dân tộc nội trú. Đây là phương hướng cơ bản nào của chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta? A. Thực hiện công bằng trong giáo dục. B. Mở rộng quy mô giáo dục. C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục Câu 20: Các nước phát triển trên thế giới hiện nay sở dĩ họ trở nên giàu có chủ yếu là do A. nguồn nhân lực dồi dào. B. nghiên cứu và sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại. C. tài nguyên phong phú. D. gây chiến tranh để tước đoạt của cải. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) 1. Nêu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay? Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục đào tạo là gì? (3 điểm) 2. Em có nhận xét gì về câu nói của Bác: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Từ đó em rút ra ý nghĩa gì trong cuộc sống và học tập? (2 điểm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Hết [2/001]
- SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯƠNG THPT MÙN CHUNG NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN GDCD LỚP 11 (Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 001 Họ, tên thí sinh: Lớp: I. Phần Trắc nghiệm khách quan: Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D II. Phần tự luận: [3/001]
- [4/001]
- SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯƠNG THPT MÙN CHUNG NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN GDCD LỚP 11 (Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 010 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: I. Phần Trắc nghiệm khách quan: Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D II. Phần tự luận: . 1. a) Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo - Giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người.(0,25đ) - Đảng Nhà nước ta xác định giáo dục và đào tạolà quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục và đào tạolà đầu tư chophát triển.(0,25đ) - Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao. (0,5đ) b) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo (2đ) - Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục vàđào tạo; vì đây là đòi hỏi khách quan của đất nước - Mở rộng qui mô giáo dục; vì trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển KT- XH, Nhà nước phải mở rộng qui mô giáo dục từ gd mầm non đến gd đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp. - Ưu tiên đầu tư cho giáo dục; Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi đk để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng. - Xã hội hoá giáo dục; vì phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó cần đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân. - Phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dụcvà đào tạo; phải tiếp cận những chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp yêu cầu phát triển nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới 2. - Phân tích ý nghĩa trong câu nói của Bác Hồ (1,5 đ) mỗi ý đúng 0,75 đ + Đạo đức là gốc của con người nhưng chỉ có đạo đức thôi chưa đủ mà phải thường xuyên học tập, rèn luyện thì mới thành tài. + Nếu có tài mà không có đức, kiêu căng, tự phụ thì sẽ bị người khác và xã hội không coi trọng vì thế làm việc gì cũng khó thành công. - Rút ra bài học cho bản thân: Cần phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ văn hóa đồng thời phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành con người phát triển toàn diện (0,5đ). [5/001]