Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lễ Tân

doc 2 trang nhatle22 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lễ Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_hoc_ki_i_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lễ Tân

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: GDCD 11 Năm học: 2018 - 2019 Mã đề 134 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp Phần I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Những hạn chế của nông thôn Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: A. Quỹ đất còn thấp, đất đai kém màu mỡ. B. Thiếu lực lượng lao động phổ thông. C. Nông sản thiếu, không đủ xuất khẩu. D. Chuyển giao khoa học công nghệ, chuyển dịch kinh tế, lao động còn chậm. Câu 2: Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng A. thước đo giá trị. B. phương tiện thanh toán. C. tiền tệ thế giới. D. phương tiện cất trữ. Câu 3: Trên thị trường, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường sẽ như thế nào? A. Giá cả thị trường thấp hơn giá trị hàng hóa. B. Giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa. C. Không xác định được. D. Giá cả thị trường ngang bằng giá trị hàng hóa. Câu 4: Tư liệu sản xuất bao gồm những yếu tố nào? A. Tư liệu lao động và sức lao động. B. Đối tượng lao động và tư liệu lao động. C. Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. D. Đối tượng lao động và sức lao động. Câu 5: Bác A có 10 con gà, bác đem cho con trai 2 con, giữ lại 2 con để làm giống. Số còn lại đem ra chợ bán để mua các sản phẩm tiêu dùng khác. Vậy có bao nhiêu con gà trở thành hàng hóa? A. 4. B. 10. C. 2. D. 6. Câu 6: Hoạt động nào giữ vai trò là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội? A. Chính trị. B. Khoa học C. Văn hóa. D. Sản xuất vật chất. Câu 7: Trong xã hội có 3 người sản xuất cùng một hàng hóa có chất lượng như nhau, nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: người thứ nhất 6 giờ, người thứ hai là 8 giờ và người thứ ba là 10 giờ. Trong khi đó trên thị trường, xã hội chỉ thừa nhận thời gian lao động xã hội cần thiết là 8 giờ. Vậy người sản xuất nào sẽ có lãi? A. Người thứ nhất và người thứ hai. B. Chỉ duy nhất người thứ nhất. C. Người thứ nhất và người thứ ba. D. Người thứ hai và người thứ ba. Câu 8: Chủ xí nghiệp A đang sản xuất loại hàng hóa mà trên thị trường cung đang lớn hơn cầu, giá bán thấp. Để có lãi, chủ xí nghiệp A phải làm gì? A. Chuyển sang sản xuất một loại hàng hóa khác mà cung nhỏ hơn cầu. B. Giảm tiền lương của công nhân. C. Tuyên bố phá sản. D. Tiếp tục sản xuất, đợi giá cả tăng lên trở lại. Trang 1/2 - Mã đề thi 134
  2. Câu 9: Theo quan điểm Mác – Lê nin, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn? A. Sự phát triển kinh tế. B. Sự phát triển văn hóa. C. Sự thay đổi của các nhân tố tự nhiên. D. Ý muốn của con người. Câu 10: Đối tượng lao động nào sau đây có sẵn trong tự nhiên? A. Cây trong rừng, sắt thép để chế tạo máy. B. Cây trong rừng, khoáng sản trong lòng đất. C. Tôm cá dưới sông, đất, giấy. D. Đất, khoáng sản, gạch. Câu 11: Khi năng suất lao động ở mức trung bình, mỗi ngày 8 giờ, người lao động sản xuất ra 8 hàng hóa. Vậy lượng giá trị của 1 hàng hóa là? A. 24 giờ. B. 1 giờ. C. 16 giờ. D. 8giờ. Câu 12: Nền kinh tế nước ta hiện nay có bao nhiêu thành phần kinh tế? A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 13: Đâu được xem là cơ cấu cốt lõi của cơ cấu kinh tế? A. Cơ cấu thành phần. B. Cơ cấu nền kinh tế. C. Cơ cấu vùng kinh tế. D. Cơ cấu ngành kinh tế. Câu 14: Các nhân tố cơ bản của thị trường là gì? A. Hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua. B. Hàng hóa, tiền tệ. C. Hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua và địa điểm cố định. D. Người bán, người mua. Câu 15: Vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có thể trao đổi được với nhau vì chúng có cơ sở chung nào? A. Đều được sản xuất bằng máy móc. B. Đều có nguồn gốc từ tự nhiên. C. Đều là sản phẩm của lao động. D. Đều có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Câu 16: Đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì? A. Sự thắng thế tuyệt đối những yếu tố của xã hội mới trên các lĩnh vực. B. Sự tồn tại đan xen và hòa hợp với nhau giữa những yếu tố của xã hội mới và xã hội cũ trên các lĩnh vực. C. Sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa những yếu tố của xã hội mới và tàn dư xã hội cũ trên các lĩnh vực. D. Sự thắng thế của những yếu tố của xã hội cũ trên các lĩnh vực. Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. (2 điểm) Câu 2: Nêu các thành phần kinh kinh tế của nước ta hiện nay và lý giải tại sao sự tồn tại của một nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan? (2 điểm) Câu 3: Là một công dân, trong khi học và sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Anh (chị) phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? (2 điểm) HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 134