Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài

doc 8 trang nhatle22 1950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_de_so_1_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài

  1. Sở GD&ĐT Quảng Trị Kiểm tra học kì I – Năm học 2017 - 2018 Trường THPT Bùi Dục Tài Thời gian làm bài: 45 phút Môn: GDCD Mã đề: 01 Họ, tên học sinh: SBD Lớp: 10 1. Trắc nghiệm: Câu 1: Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng những A. xung đột. B. mâu thuẫn. C. đối kháng. D. đối đầu. Câu 2: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi A. liên hệ gắn bó, ràng buộc nhau. C. hợp lại thành một khối. B. cùng tồn tại trong cùng một sự vật. D. liên hê, tác động qua lịa lẫn nhau. Câu 3: Trong mỗi sự vật hiện tượng luôn luôn có A. hai mặt đối lập. C. một mặt đối lập. B. nhiều mặt đối lập. D. một mâu thuẫn. Câu 4: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây? A. Lượng. B. Chất. C. Độ D. Điểm nút. Câu 5: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm A. lượng. B. hợp chất. C. Chất. D. độ. Câu 6: Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là A. độ và điểm nút. B. điểm nút và bước nhảy. C. chất và lượng. D. bản chất và hiện tượng. Câu 7: Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm A. một hình thức mới. B. một diện mạo mới tương ứng. C. một lượng mới tương ứng. D. một trình độ mới tương ứng. Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật ? A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 cao hơn so với năm 2015. B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.
  2. C. Lan là một học sinh thong minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn. D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận. Câu 9: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của phủ định siêu hình? A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống. Câu 10: Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là A. tính khách quan. B. tính chủ quan. C. tính di truyền. D. tính truyền thống. Câu 11: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây? A. Tính khách quan và tính kế thừa. B. Tính truyền thống và tính hiện đại. C. Tính dân tộc và tính kế thừa. D. Tính khách quan và tính thời đại. Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến. B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ. C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật. D. Học sinh đổi mới phương thức học tập. Câu 13: Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của A. phủ định biện chứng. B. phủ định siêu hình. C. phủ định quá khứ. D. phủ định hiện tại. Câu 14: Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình A. phủ định quá khứ. B. phủ định của phủ định. C. phủ định cái cũ. D. phủ định cái mới. Câu 15: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là gì? A. Nhận thức. B. Cảm giác. C. Tri thức D. Thấu hiểu. Câu 16: Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải A. gắn lí thuyết với thực hành. B. đọc nhiều sách. C. đi thực tế nhiều. D. phát huy kinh nghiệm bản thân. Câu 17: Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây? A. So sánh và tổng hợp. B. Cảm tính và lí tính.
  3. C. Cảm giác và tri giác. D. So sánh và phân tích. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn? A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. B. Hoạt động chính trị xã hội. C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Trái Đất quay quanh mặt trời. Câu 19: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Mục đích của nhận thức. B. Động lực của nhận thức. C. Cơ sở của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí. Câu 20: Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng. C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão. D. Cái răng ,cái tóc là vóc con người. 2. Tự luận: Câu 1(2.5điểm): Tại sao nói phủ định biện chứng mang tính kế thừa? Cho ví dụ? Tại sao mỗi học sinh cần phải luôn thay đổi phương pháp học tập của mình? Câu 2(2.5điểm): Thực tiễn là gì? Hãy trình bày các hình thức cơ bản của thực tiễn? Cho ví dụ ở mỗi hình thức? Trong các hình thức trên hình thức nào là cơ bản nhất?
  4. Sở GD&ĐT Quảng Trị Kiểm tra học kì I – Năm học 2017 – 2018 Trường THPT Bùi Dục Tài Thời gian làm bài: 45 phút Môn: GDCD Mã đề: 02 Họ, tên học sinh: SBD Lớp: 10 I. Phần trắc nghiệm(5 điểm): Câu 1: Những sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là mặt đối lập của mâu thuẫn? A. Dài ngắn B. Cao thấp. C. Đồng hóa và dị hóa. D. Tròn và vuông. Câu 2: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách A. điều hòa các mặt đối lập. B. đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. kết hợp các mặt đối lập. D. thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 3: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng A. khác nhau. B. trái ngược nhau. C. xung đột nhau D. ngược chiều nhau. Câu 4: Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra. B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật. C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất. D. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng. Câu 5: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. độ. B. lượng. C. bước nhảy. D. điểm nút. Câu 6: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải A. tạo ra sự biến đổi về lượng. B. tích lũy dần dần về chất. C. tạo ra chất mới tương ứng. D. làm cho chất mới ra đời. Câu 7: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
  5. B. sự tác động từ bên ngoài. C. sự tác động từ bên trong. D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình? A. Tre già măng mọc. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Có mới nới cũ. Câu 9: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định A. tự nhiên. B. siêu hình. C. biện chứng. D. xã hội. Câu 10: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do đâu? A. Sự tác động của ngoại cảnh. B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. C. Sự tác động của con người. D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng. Câu 11: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng? A. Tính truyền thống. B. Tính thời đại. C. Tính khách quan. D. Tính kế thừa. Câu 12: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình? A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến. B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến. C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Câu 13: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng? A. Học vẹt. B. Lập kế hoạch học tập. C. Ghi thành dàn bài. D. Sơ đồ hóa bài học. Câu 14: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc A. trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. B. gián tiếp với các sự vật, hiện tượng. C. gần gũi với các sự vật, hiện tượng. D. trực diện với các sự vật, hiện tượng. Câu 15: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng? A. Đặc điểm bên trong. B. Đặc điểm bên ngoài. C. Đặc điểm cơ bản. D. Đặc điểm chủ yếu. Câu 16: Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?
  6. A. Hai . B. Ba. C. Bốn. D. Năm. Câu 17: Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. B. ủng hộ trẻ em khuyết tật. C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ. D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức. C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. Câu 19: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây? A. Tính khách quan và tính kế thừa. B. Tính truyền thống và tính hiện đại. C. Tính dân tộc và tính kế thừa. D. Tính khách quan và tính thời đại. Câu 20: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm A. Lượng. B. Hợp chất. C. Chất. D. Độ. II. Phần tự luận (5 điểm): Câu 1: (2,5 điểm)Thực tiễn là gì? Hãy trình bày các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn? Trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hình thức nào là cơ bản nhất? Vì sao? Câu 2: (2,5 điểm) Các mặt đối lập trong mâu thuẫn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Ví dụ minh họa.
  7. Đáp án và thang điểm. ĐỀ 1: 1. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm 1. B 2. A 3. A 4. B 5. A 6. A 7. C 8. A 9. B 10. A 11. A 12.C 13.A 14. B 15. A 16. A 17. B 18. D 19. D 20. C 2. Phần tự luận Câu 1(2.5điểm): Học sinh phải nêu được: - Tính kế thừa của phủ định biện chứng: + Trong quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng, cái mới không ra đời từ hô vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Nó không phủ định “sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ, mà giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới. + Tính kế thừa là tất yếu khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục - Ví dụ: - Cần phải thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với bản thân, và trong quá trình thay đổi phương pháp học tập cần kế thừa các phương pháp tích cực trong quá trình học tập chiếm lĩnh tri thức mới Câu 2(2.5điểm): Học sinh cần nêu và phân biệt được: - Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. - Các hoạt động cơ bản của thực tiễn: + Hoạt động sản xuất vật chất. Ví dụ: + Hoạt động chính tri –xã hội. Ví dụ: + Hoạt động thực ngiệm khoa học. Ví dụ: Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất
  8. ĐỀ 2: 1. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm 1. C 2.B 3.B 4. C 5. D 6. A 7. B 8. D 9.B 10.B 11. D 12.D 13.A 14. D 15. B 16. B 17. D 18. B 19. A 20. D 2. Phần tự luận Câu 1(2.5điểm): Học sinh cần nêu và phân biệt được: - Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. - Các hoạt động cơ bản của thực tiễn: + Hoạt động sản xuất vật chất. Ví dụ: + Hoạt động chính tri –xã hội. Ví dụ: + Hoạt động thực ngiệm khoa học. Ví dụ: Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất Câu 2(2.5điểm): Hs cần nêu được: - Các mặt đối lập trong mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau (0,5 điểm) - Sự thống nhất giữa các mặt đối lập và ví dụ: (1 điểm) - Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (1 điểm)