Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề số 112

pdf 4 trang nhatle22 4020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề số 112", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_lich_su_lop_12_d.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề số 112

  1. SỞ GD VÀ ĐT BẮC GIANG KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG TH, THCS, THPT Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề thi: 112 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Biểu hiện nào sau đây của xu thế toàn cầu hóa đã đưa giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế tăng 12 lần? A. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Câu 2: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là A. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền B. dùng bạo lực cách mạng để đánh bại kẻ thù. C. từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Câu 3: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong năm 1975 đã đưa cuộc tiến công chiến lược lên thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam? A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng B. Chiến dịch Hồ Chí Minh C. Chiến thắng Phước Long D. Chiến dịch Tây Nguyên Câu 4: Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân là A. xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam. B. tuyên truyền giáo dục lý luận giải phóng dân tộc. C. yêu cầu thực dân Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam. D. truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tố cáo tội ác của thực dân. Câu 5: Từ năm 1986 – 1989 những mặt hàng xuất khẩu nào có giá trị lớn ở Việt Nam? A. Gạo, dầu thô. B. Gạo, thủy sản. C. Hàng dệt may, da giầy. D. Dầu thô, cà phê. Câu 6: “Người Việt Nam ta giữ vững trong tim lời thề . Mười chín tháng Tám chớ quên là ngày khởi nghĩa. Hạnh phúc sáng tô non sông Việt Nam”. Những câu hát trên của nhạc sĩ Xuân Oanh nói về sự kiện nào? A. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. B. Giải phóng thu đô. C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thành công. D. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. Câu 7: Sau khi ra đời năm 1929, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã có hoạt động như thế nào? A. độc lập và hoạt động thống nhất với nhau. B. hoạt động thống nhất, đoàn kết với nhau. C. hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động. D. hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Câu 8: Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải? A. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam B. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta. C. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi. D. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự. Câu 9: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925? Trang 1/4 - Mã đề thi 112
  2. A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời. B. Công nhân Ba Son bãi công. C. Công hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn. D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Câu 10: Từ ngày 15 đến ngày 21 – 11- 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì? A. Việc mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. C. Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. D. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 11: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của Việt Nam là gì? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế. B. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. C. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. Câu 12: Chiến tranh thế giới II bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động. B. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton. D. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ. Câu 13: Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là A. tập hợp thanh niên, trí thức yêu nước tham gia cách mạng. B. truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam. C. tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng. D. truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam. Câu 14: Lực lượng nào được coi là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam? A. Việt Nam Giải phóng quân. B. Trung đội Cứu quốc quân I. C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. D. Việt Nam Cứu quốc quân. Câu 15: Hội nghị cấp cao ASEAN VI được tổ chức tháng 12/1998 tại thủ đô của quốc gia nào? A. Viêng Chăn (Lào). B. Giacácta (Inđônêxia). C. Hà Nội (Việt Nam). D. Băng Cốc (Thái Lan). Câu 16: Thắng lợi nào đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỉ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. B. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 17: “Quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia”. Đây là đặc điểm của A. phong trào dân chủ 1936-1939 B. cao trào kháng Nhật cứu nước. C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. D. cuộc đấu tranh chuẩn bị lực lượng cách mạng. Câu 18: Từ sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì? A. Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng Cộng sản. B. Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế. C. Cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. D. Đảm bảo thực hiện nền dân chủ nhân dân. Câu 19: Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1930 – 1945 là A. Lạng Sơn và Cao Bằng. B. Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng. C. Cao Bằng, Bắc Kạn. D. Tuyên Quang và Cao Bằng. Câu 20: Ý nào sau đây phản ánh đúng nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)? Trang 2/4 - Mã đề thi 112
  3. A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quôc gia tự do. B. Chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. C. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quôc gia độc lập. D. Chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quôc gia độc lập. Câu 21: Nhận xét nào dưới đây không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1919-1925)? A. Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập đảng. B. Tìm ra con đường cách mạng vô sản. C. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành lập đảng. D. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 22: Sau khi thực hiện chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” không thành công, Liên bang Nga chuyển sang thực hiện chính sách đối ngoại nào? A. “Định hướng Âu – Á”. B. Thân thiết với Mĩ. C. Thân thiết với các nước xã hội chủ nghĩa. D. Mở rộng quan hệ với các đối tác trên phạm vi toàn cầu. Câu 23: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí. B. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923. C. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu. D. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp. Câu 24: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Yên Thế. C. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Hương Khê. Câu 25: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành trên lĩnh vực A. công nghiệp, giao thông vận tải B. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. C. thương nghiệp, giao thông vận tải D. công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Câu 26: Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929? A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. B. Thống nhất về tư tưởng chính trị. C. Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng. D. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo. Câu 27: Hiện nay còn bộ phận lãnh thổ nào của Trung Quốc nhưng vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nước này? A. Tây Tạng. B. Hồng Công. C. Ma Cao. D. Đài Loan. Câu 28: Đặc điểm nổi bật của cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật lần 2 là gì? A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp B. Khoa học – kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp C. Tạo ra nguồn của cải vật chất khổng lồ D. Diễn ra xu thế toàn cầu hóa Câu 29: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma. C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia. D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây. Câu 30: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại A. Trùng Khánh - Trung Quốc. B. Thượng Hải - Trung Quốc. C. Hương Cảng – Trung Quốc. D. Ma Cao - Trung Quốc. Câu 31: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam? A. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước. Trang 3/4 - Mã đề thi 112
  4. B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”. D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Câu 32: Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới từ năm 1995? A. “Cách mạng công nghệ”. B. “Cách mạng trắng”. C. “Cách mạng xanh”. D. “Cách mạng chất xám”. Câu 33: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ II là gì? A. Chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi họa Phát xít. B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa. C. Chiến tranh phi nghĩa ở cả 2 bên tham chiến. D. Phi nghĩa thuộc về phe phát xít, chính nghĩa thuộc về các nước bị phát xít chiếm đóng. Câu 34: “Chính sách thực lực” của Mĩ được hiểu là A. chính sách xâm lược thuộc địa. B. chạy đua vũ trang với Liên Xô. C. chính sách dựa vào sức mạnh của nước Mĩ. D. thành lập các khối quân sự. Câu 35: Ý nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là A. thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và MĨ. B. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học-kĩ thuật Xô viết. C. Mĩ không còn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí tên lửa. D. phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. Câu 36: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu A. Cách mạng công nghệ thông tin. B. Cách mạng du hành vũ trụ. C. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. D. Cách mạng công nghiệp. Câu 37: Anh hùng dân tộc nào được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái? A. Trương Định B. Đội Cấn C. Trương Quyền D. Nguyễn Trung Trực Câu 38: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương những năm 1936-1939 là A. độc lập dân tộc và người cày có ruộng. B. đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập. C. đánh đổ phong kiến , thực hiện cách mạng ruộng đất D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. Câu 39: Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng gì? A. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp B. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam C. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga D. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người Câu 40: Chủ nghĩa Apácthai có nghĩa là A. Ban hành 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc. B. Tình trạng phân biệt chủng tộc. C. Duy trì thế ưu việt của người da trắng. D. Sự phân biệt tôn giáo HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 112