Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 6 - Năm học 2018-2019

pdf 7 trang nhatle22 3230
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 6 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_dia_ly_lop_12_de.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 6 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ 6 Câu 1. Lãnh hải là vùng biển A. Giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. B. Thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. C. Được quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện chủ quyền nước ta trên biển. D. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải, hàng không. Câu 2. Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là A. Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp trũng ở phía đông. B. Có nhiều ô trũng ngập nước, cồn cát, đầm phá. C. Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. D. Có nhiều đồi núi sót ở rìa phía bắc và đông bắc. Câu 3. Vào nửa sau mùa đông ở nước ta, mưa phùn thường xuất hiện ở A. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi Đông Bắc. B. Các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. D. Vùng núi Tây Bắc và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Câu 4. Nhiệt độ và biên độ nhiệt của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) có đặc điểm là A. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn. B. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. C. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn. D. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta? A. Đất chủ yếu là đất mùn thô. B. Có ở Hoàng Liên Sơn và khối núi Kon Tum. C. Quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C. D. Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh giáp biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa.B. Thừa Thiên - Huế. C. Hà Tĩnh.D. Quảng Ngãi. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Mộc Châu.B. Sín Chải.C. Di Linh.D. Tà Phình. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có số lượng lợn lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007)? A. Lào Cai.B. Sơn La.C. Thái Nguyên.D. Bắc Giang.
  2. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là A. Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Phúc Yên. B. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh. C. Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh. D. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định. Câu 10. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện A. Động lực phát triển của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ. B. Chất lượng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ. C. Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ. D. Cơ cấu và động lực phát triển của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ. Câu 11. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là A. Nguồn năng lượng từ Vũ trụ. B. Nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời. C. Nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất. D. Nguồn năng lượng từ đại dương như sóng, thủy triều . Câu 12. Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao A. Lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm nhiều khiến cho khí áp giảm. B. Gió thổi càng mạnh đã đẩy không khí lên cao khiến cho khí áp giảm C. Không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ khiến cho khí áp giảm. D. Không khí càng khô nên càng nhẹ khiến cho khi áp giảm. Câu 13. Hai yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là A. Lượng mưa và độ ẩmB. Ánh nắng và nhiệt độ. C. Nhiệt độ và độ ẩm. D. Lượng mưa và sức gió. Câu 14. Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là A. Sự thay đổi các nhóm đất theo kinh độ. B. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ. C. Sự thay đổi lượng mưa theo kinh độ. D. Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nông nghiệp? A. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ. B. Sản xuất nông nghiệp không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. D. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi. Câu 16. Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại A. Thực phẩm, tơ sợi tổng hợp. B. Chất dẻo, thực phẩm. C. Mỹ phẩm, thực phẩm.D. Hóa phẩm, dược phẩm. Câu 17. Vận tải bằng ô tô có ưu điểm nổi bật là A. Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển dài. B. Tốc độ vận chuyển nhanh, đảm bảo an toàn. C. Chở các hàng nặng, cồng kềnh, đi trên quãng đường xa.
  3. D. Sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình. Câu 18. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2010 2014 2015 Đồng bằng sông Hồng 1105,4 1079,6 1068,4 Đồng bằng sông Cửu Long 3945,9 4249,5 4304,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2015? A. Diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng tăng, Đồng bằng sông Cửu Long giảm. B. Diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng. C. Diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng giảm. D. Diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đều giảm. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết quốc lộ 1 nối từ đâu đến đâu? A. Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.B. Lạng Sơn - TP. Hồ Chí Minh. C. Hà Nội - Cà Mau.D. Hữu Nghị - Năm Căn. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết làng nghề cổ truyền nào sau đây không phải thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Bát Tràng.B. Đồng Kị.C. Tân Vạn.D. Vạn Phúc. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cây cà phê ở vùng Bắc Trung Bộ được trồng ở các tỉnh A. Thanh Hóa, Nghệ An.B. Nghệ An, Quảng Trị. C. Quảng Bình, Quảng Trị.D. Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Câu 22. Cho biểu đồ:
  4. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước. B. Quy mô và cơ cấu dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước. C. Sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước. D. Tốc độ tăng trưởng dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước. Câu 23. Vùng có mật độ dân số trung bình cao nhất ở nước ta (năm 2006) là A. Đông Nam bộ.B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng.D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 24. Vùng có số lượng đô thị ít nhất ở nước ta (năm 2006) là A. Tây Nguyên.B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ.D. Bắc Trung Bộ. Câu 25. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc A. Đẩy mạnh hoạt động vận tải. B. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất. C. Áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến. D. Sử dụng các công nghệ bảo quản nông sản. Câu 26. Nơi thuận lợi để nuôi thả cá, tôm nước ngọt ở nước ta là A. Rừng ngập mặn. B. Đầm phá.C. Ao hồ.D. Bãi triều. Câu 27. Các ngành công nghiệp chuyên môn hóa của hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả là A. Hóa chất, giấy, cơ khí. B. Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng. C. Dệt - may, điện, vật liệu xây dựng. D. Vật liệu xây dựng, phân hóa học, luyện kim. Câu 28. Cho bàng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA HOA KÌ VÀ LIÊN BANG NGA NĂM 2010 VÀ NĂM 2015 (Đơn vị: triệu USD) Tổng sản phẩm trong nước Năm 2010 Năm 2015 Hoa Kì 14964372 18036648 Liên bang Nga 18036648 18036648 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì và Liên bang Nga năm 2010 và năm 2015? A. Tổng sản phẩm trong nước cùa Hoa Kì và Liên bang Nga đều tăng. B. Tổng sản phẩm trong nước của Liên bang Nga luôn nhỏ hơn Hoa Kì. C. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì giảm, của Liên bang Nga tăng. D. Tổng sản phẩm trong nước của Liên bang Nga tăng nhanh hơn Hoa Kì. Câu 29. Các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới (NICs) có đặc điểm là
  5. A. Trình độ sản xuất và công nghệ rất cao, có tiềm lực lớn về kinh tế, đầu tư nước ngoài nhiều. B. Đều có tiềm lực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, nguồn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng. C. GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số phát triển con người ở mức cao. D. Đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp. Câu 30. Đa số các nước châu Phi là những nước A. Có GDP bình quân đầu người cao. B. Nghèo, kinh tế kém phát triển. C. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. D. Tỉ trọng dịch vụ cao nhất trong cơ cấu GDP. Câu 31. Hoa Kì có số sân bay nhiều A. Nhất thế giới.B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới.D. Thứ tư thế giới. Câu 32. Địa hình của LB Nga có đặc điểm là A. Cao ở phía nam, thấp dần về phía bắc. B. Cao ở phía tây, thấp dần về phía đông. C. Cao ở phía bắc, thấp đần về phía nam. D. Cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. Câu 33. Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về A. Tài chính. B. Giá trị GDP. C. Thương mại.D. Giá trị sản lượng công nghiệp. Câu 34. Đông Nam Á lục địa có khí hậu A. Xích đạo.B. Nhiệt đới gió mùa. C. Cận nhiệt đới gió mùa. D. Ôn đới lục địa. Câu 35. Cho biểu đồ: (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
  6. A. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Hoa Kì. B. Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì. C. Sự thay đổi giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Hoa Kì. D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Hoa Kì. Câu 36. Các khu công nghiệp tập trung nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng.B. Duyên hải miền Trung. C. Đông Nam Bộ.D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 37. Chuyển biến cơ bản của ngoại thương nước ta sau đổi mới về mặt quy mô xuất khẩu là A. Tạo được nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực. B. Thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng. C. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng lên. D. Có nhiều thị trường lớn như Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc. Câu 38. Hiện nay, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo A. Côn Sơn.B. Lí Sơn.C. Trường Sa.D. Phú Quý. Câu 39. Ba nhóm đất chính ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. Đất phù sa ngọt, đất mặn, đất cát biển. B. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. C. Đất phù sa ngọt, đất mặn, đất feralit trên đá vôi. D. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất xám trên phù sa cổ. Câu 40. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG RƯỢU, BIA, NƯỚC KHOÁNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010- 2015 (Đơn vị: triệu lít) Năm 2010 2013 2014 2015 Rượu 349,4 318,1 312,7 310,3 Bia 2420,2 3004,1 3287,2 3526,8 Nước khoáng 458,5 645,8 763,7 763,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng rượu, bia, nước khoáng của nước ta trong giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp.B. Biểu đồ cột chồng. C. Biểu đồ miền.D. Biểu đồ đường. ĐÁP ÁN 1 B 2 C 3 C 4 C 5 B 6 D 7 C 8 D 9 D 10 C 11 C 12 C 13 C 14 D 15 B 16 D 17 D 18 C 19 D 20 C 21 B 22 A 23 C 24 B 25 B 26 C 27 B 28 B 29 D 30 B 31 A 32 D 33 C 34 B 35 B 36 C 37 C 38 D 39 B 40 D