Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 14 - Năm học 2018-2019

pdf 7 trang nhatle22 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 14 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_dia_ly_lop_12_de.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 14 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ 14 Câu 1. Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, nên tự nhiên nước ta có sự phân hóa rõ rệt A. Giữa vùng đất liền và vùng biển. B. Giữa miền núi với đồng bằng. C. Giữa miền Bắc với miền Nam. D. Giữa miền đồng bằng với ven biển, hải đảo. Câu 2. Thiên tai xảy ra ở khu vực đồi núi nước ta không phải là A. Lũ nguồn, lũ quét.B. Động đất, trượt lở đất. C. Sương muối, rét hại.D. Triều cường, xâm nhập mặn. Câu 3. Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam vào nước ta và gây mưa lớn cho A. Đồng bằng sông cửu Long và Trung Bộ.B. Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bấc. C. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 4. Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) có đặc điểm là A. Quanh năm khí hậu mát mẻ. B. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C. C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu cận nhiệt đới. Câu 5. Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng diện tích rừng của nước ta hiện nay là A. Rừng trồng chưa khai thác được.B. Rừng giàu. C. Rừng nghèo và rừng non mới phục hồi.D. Rừng tre nứa và rừng gỗ trụ mỏ. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các tháng nào sau đây là các tháng mùa lũ của sông Hồng (trạm Hà Nội)? A. Tháng 4, 5, 6, 7, 8.B. Tháng 5, 6, 7, 8, 9. C. Tháng 6, 7, 8, 9, 10.D. Tháng 7, 8, 9, 10, 11. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết ngọn núi cao trên 2000m nào sau đây không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Lang Bian.B. Rào Cỏ.C. Chư Yang Sin. D. Ngọc Linh. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô lần lượt là A. Hà Nội, Huế, Biên Hòa, Hạ Long.B. Hà Nội, Biên Hòa, Huế, Hạ Long. C. Hà Nội, Biên Hòa, Hạ Long, Huế.D. Hà Nội, Hạ Long, Huế, Biên Hòa. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2007) mới chỉ xuất hiện ở các trung tâm công nghiệp A. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu. C. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.D. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Câu 10. Khoảng cách đo được giữa hai thành phố trên bản đồ tỉ lệ 1: 6.000.000 là 5 cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là A. 30 km.B. 300 km.C. 3000 km.D. 30000 km. Câu 11. Tác nhân của ngoại lực là
  2. A. Sự đứt gãy các lớp đất đá vỏ Trái Đất. B. Sự uốn nếp các lớp đá vỏ Trái Đất. C. Các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người. D. Sự nâng lên hay hạ xuống của các bộ phận vỏ Trái Đất theo chiều thẳng đứng. Câu 12. Miền có frông đi qua thường mưa nhiều là do A. Dọc các frông là nơi tích tụ nhiều hơi nước nên gây mưa lớn. B. Mặt nghiêng của frông tiếp xúc với bề mặt Trái Đất dẫn đến không khí bị nhiễu loạn, gây ra mưa lớn. C. Dọc các frông thường có gió lớn, giúp đẩy không khí lên cao, ngưng tụ thành mây, sinh ra mưa lớn. D. Sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Câu 13. Các vành đai thực vật ở núi An-pơ (châu Âu) theo thứ tự từ thấp lên cao lần lượt là A. Rừng hỗn hợp, cỏ và cây bụi, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao. B. Rừng lá kim, rừng hỗn hợp, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao. C. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim. D. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao. Câu 14. Cơ cấu dân số được chia thành hai loại là A. Cơ cấu xã hội và cơ cấu theo tuổi. B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi. C. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo tuổi. D. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ. Câu 15. Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở A. Miền ôn đới và cận nhiệt. B. Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa. C. Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả miền ôn đới nóng. D. Miền nhiệt đới, cận nhiệt, đặc biệt là châu Á gió mùa và châu Âu. Câu 16. Đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học là A. LB Nga. Ấn Độ. Xin-ga-po. B. Hoa Kì. Nhật Bản, EU. C. Bra-xin, Ca-na-da, Nhật Bản. D. Pháp, Nhật Bản, Bra-xin, Ấn Độ, Mê-hi-cô. Câu 17. Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc A. Trao đổi các sản phẩm dịch vụ giữa các địa phương với nhau. B. Vận chuyển sản phẩm hàng hóa giữa bên bán và bên mua. C. Luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng, miền. D. Luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. Câu 18. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG CÁ NUÔI VÀ TÔM NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
  3. Cá nuôi (tấn) Tôm nuôi (tấn) Vùng 2010 2015 2010 2015 Đồng bằng sông Hồng 296748 389799 8519 13238 Đồng bằng sông Cửu Long 1556904 1804368 347239 510983 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng cá nuôi và tôm nuôi của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 và năm 2015? A. Sản lượng cá nuôi ở Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn Đồng bằng sông Cửu Long. B. Sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng cá nuôi. C. Sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn Đồng bằng sông Hồng. D. Sản lượng cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Cát Tiên.B. Kon Ka Kinh.C. Núi Chúa.D. Vũ Quang. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các di sản văn hóa thế giới nào sau đây là của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Di tích Mỹ Sơn, Thành nhà Hồ.B. Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An. C. Phố Cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.D. Di tích Mỹ Sơn, Ba Tơ. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các loại khoáng sản có ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. Sét, cao lanh, bôxit, than bùn, đá vôi xi măng. B. Đá vôi xi măng, đá axít, sét, cao lanh, titan. C. Đá axít, sét, cao lanh, đá vôi xi măng, than bùn. D. Đá vôi xi măng, than nâu, đá axít, sét, cao lanh. Câu 22. Cho biểu đồ:
  4. Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2015 (%) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2015 so với năm 2010? A. Kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước đều giảm. B. Kinh tế ngoài Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế Nhà nước giảm. D. Kinh tế Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng. Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động của nước ta? A. Nguồn lao dộng dồi dào và tăng nhanh. B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. D. Lực lượng lao dộng có trình độ cao đông đảo. Câu 24. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: A. Tăng tỉ trọng của khu vực I, giảm tỉ trọng của khu vực II. B. Tăng tỉ trọng của khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I. C. Tăng tỉ trọng của khu vực III, giảm tỉ trọng của khu vực II. D. Giảm tỉ trọng của khu vực III, tăng tỉ trọng của khu vực I. Câu 25. Mục đích quan trọng nhất của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là A. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động. B. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. C. Sản xuất ra nhiều loại sản phẩm.D. Tạo ra nhiều lợi nhuận. Câu 26. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta là A. Hoạt động của gió mùa Tây Nam.B. Hoạt động của gió phơn Tây Nam. C. Hoạt động của Tín phong.D. Hoạt động bão hàng năm. Câu 27. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là A. Đồng bằng sông Cửu Long.B. Duyên hải miền Trung. C. Đông Nam Bộ.D. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. Câu 28. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHAU CỦA HOA KÌ VÀ NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD) Xuất khẩu Nhập khẩu Nước 2010 2015 2010 2015 Hoa Kì 1852,3 2264,3 2365,0 2876,3
  5. Nhật Bản 857,1 773,0 773,9 787,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Hoa Kì và Nhật Bản năm 2010 và năm 2015? A. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu tăng ở Hoa Kì. B. Giá trị xuất khẩu giảm, giá trị nhập khẩu tăng ở Nhật Bản. C. Giá trị nhập khẩu của Hoa Kì tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu. D. Giá trị nhập khẩu của Hoa Kì tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu của Nhật Bản. Câu 29. Biểu hiện tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là A. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu.B. Thúc đẩy sản xuất phát triển. C. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.D. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Câu 30. Nguyên nhân chủ yếu nào đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, khiến cho đầu tư từ nước ngoài vào khu vực Mĩ La tinh giảm mạnh? A. Tình hình chính trị không ổn định. B. Hoa Kì cắt giảm đầu tư vào Mĩ La tinh. C. Thiếu lao động trình độ chuyên môn cao. D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật bị xuống cấp. Câu 31. Số lượng các trang trại của Hoa Kì có xu hướng A. Tăng, diện tích bình quân mỗi trang trại tăng. B. Giảm, diện tích bình quân mỗi trang trại tăng. C. Tăng, diện tích bình quân mỗi trang trại giảm. D. Giảm, diện tích bình quân mỗi trang trại giảm. Câu 32. Ngành xương sống của nền kinh tế LB Nga là A. Nông nghiệp.B. Công nghiệp.C. Dịch vụ.D. Khai thác dầu khí. Câu 33. Ven biển Trung Quốc có hai đặc khu hành chính là A. Phúc Châu và Hàng Châu.B. Nam Kinh và Vũ Hán. C. Thẩm Dương và Thiên Tân.D. Hồng Kông và Ma Cao. Câu 34. Những năm gần đây, ngành công nghiệp nào đã trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á? A. Khai thác than và các khoáng sản kim loại. B. Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử. C. Dệt may, giày da, chế biến thực phẩm. D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp. Câu 35. Cho biểu đồ:
  6. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2014? A. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm. B. Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu. C. Giá trị xuất khẩu tăng ít hơn giá trị nhập khẩu. D. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu. Câu 36. Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta gồm có A. Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt. B. Hà Nội, Hạ Long, Vũng Tàu. C. Hải Phòng, Huế - Đà Nẵng, Cần Thơ. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. Câu 37. Việc trồng rừng ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ có tác dụng A. Điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của lũ lụt. B. Cố định bãi bồi, chống sạt lở bờ biển, hạn chế khô hạn, lũ lụt. C. Chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc. D. Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm. Câu 38. Các sân bay nội địa của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Nội Bài, Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh. B. Đồng Hới, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Cam Ranh. C. Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa. D. Phú Bài, Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh. Câu 39. Nhận định nào sau đây không đúng với việc sản xuất muối ở nước ta? A. Biển nước ta là nguồn muối vô tận.
  7. B. Hằng năm, các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muôi. C. Dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. D. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất muối lớn nhất ở nước ta. Câu 40. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHAU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm 2010 2013 2014 2015 Xuất khẩu 1553,7 2997,4 3402,5 3764,3 Nhập khẩu 1730,9 2920,0 3273,5 3713,2 Tổng số 3284,6 5917,4 6676,0 7495,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ta trong giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp.B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ tròn.D. Biểu đồ cột chồng. ĐÁP ÁN 1C 2D 3D 4B 5C 6C 7B 8C 9D 10B 11C 12D 13D 14C 15B 16B 17D 18C 19D 20C 21C 22D 23D 24B 25D 26D 27D 28C 29D 30A 31B 32B 33D 34B 35D 36D 37C 38C 39D 40D