Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Khối 12 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Khối 12 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_dia_ly_khoi_12_n.doc
Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Khối 12 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)
- HỘI 8 TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 LẦN THI CHUNG THỨ NHẤT Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng: A. sản xuất độc canh lúa gạo. B. phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình. C. phát triển kinh tế trang trại.D. tăng cường chuyên môn hóa sản xuất. Câu 2: Cho biểu đồ: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI Hãy cho biết nhận xét nòa sau đây không đúng về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội A. Chế độ mưa có sự phân mùa. B. Tháng XII có nhiệt độ dưới 15 0C. C. Lượng mưa lớn nhất vào tháng XII.D. Nhiệt độ các tháng trong năm không đều. Câu 3: Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn vùng Bắc Trung bộ là do A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển. B. Có các dòng biển gần bờ. C. Bờ biển có các vũng vịnh, đầm phá D. Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ. Câu 4: Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy sản. A. Đặc điểm sản xuất. B. Công dụng của sản phẩm. C. Phân bố sản xuất.D. Nguồn nguyên liệu. Câu 5: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày với công nghiệp chế biến sẽ có tác động: A. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. B. khai thác tốt về tiềm năng đất đai, khí hậu của mỗi vùng. C. tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. D. dễ thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa. Câu 6: Đâu là điểm khác nhau chủ yếu giữa các nhà máy nhiệt điện ở Đồng bằng sông Hồng và các nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ? Trang 1
- A. Các nhà máy ở Đông Nam Bộ có quy mô lớn hơn. B. Nhà máy nhiệt điện ở sông Hồng nằm gần vùng nguyên liệu, còn nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ nằm gần thị trường tiêu thụ. C. Nhiệt điện ở Đồng bằng sông Hồng chạy bằng than, nhiệt điện ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu khí. D. Các nhà máy ở Đồng bằng sông Hồng được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở Đông Nam Bộ. Câu 7: Hai vấn đề lớn nhất trong sử dụng tài nguyên nước của nước ta hiện nay là: A. Nguồn nước ngầm bị cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. B. Ngập lụt trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm nguồn nước. C. Sự phân hóa nguồn nước giữa các vùng và ô nhiễm nguồn nước. D. Ngập lụt trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô và nguồn nước ngầm cạn kiệt. Câu 8: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của Đông Nam Á là: A. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào). B. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự. D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, cho biết các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc nước ta hiện nay là: A. Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai B. Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La. C. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai.D. Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái. Câu 10: Nguyên nhân gây mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì mùa đông là do hoạt động của: A. tín phong Nam bán cầu. B. gió mùa Tây Nam. C. gió mùa mùa đông (gió Đông Bắc).D. tín phong Bắc bán cầu. Câu 11: Ngành công nghiệp được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước là: A. Khai thác dầu khí. B. Luyện kim.C. Sản xuất điện.D. Khai thác than Câu 12: Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của Đông Nam Bộ cần: A. Đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ. B. Thu hút mạnh nguồn lao động có trình độ. C. Khai thác tối đa nguồn dầu mỏ của vùng.D. Phát triển kinh tế biển. Câu 13: Vấn để mà Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc là: A. các dân tộc ít người sống tập trung ở miền núi. B. mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng. C. phân bố các dân tộc đẫ có nhiều thay đổi. D. sự chênh lệch lớn về sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc. Câu 14: Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực nào? A. Bắc Mỹ, Châu Âu, Ôx-trây-li-a. B. Bắc Mỹ, Ôx-trây-li-a, Đông Á. Trang 2
- C. Bắc Mỹ, Châu Âu, Nam Á.D. Châu Âu, Ôx-trây-li-a, Trung Á. Bộ 150 đề thi thử THPTQG năm 2019 môn Địa Lý Hình thức nhận tài liệu: Nhận tài liệu qua Email lưu trữ vĩnh viễn. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản ngân hàng. Lợi thế: Tải bất kỳ lúc nào, rẻ hơn tải lẻ trên website tới 80%. Cập nhật: Được cập nhật miễn phí liên tục đến tháng 7/2019. Cam kết chất lượng: Chuẩn cấu trúc xu hướng 2019, đều có lời giải chi tiết, file word có thể chỉnh sửa, bản xem thử giống hệt bản word, hoàn tiền 100% nếu không hài lòng về chất lượng. Lưu ý: Đăng ký sớm để được giá tốt, giá bộ đề sẽ tăng theo tháng. ĐỀ BAO GỒM : - Đề thi từ các trường chuyên, sở giáo dục toàn quốc - Đề thi từ các đầu sách uy tín Megabook, Lovebook, NXB Giáo dục. - Đề thi từ các giáo viên nổi tiếng toàn quốc. - Đề thi từ các website luyện thi trực tuyến uy tín. Xem thử nội dung bộ đề tại đây (Ctrl + Click) Đặt mua file word tại đây (Ctrl + Click) Đặt mua file PDF tại đây (Ctrl + Click) Quà tặng khuyến mãi đi kèm (Áp dụng tháng 3) Khi đăng ký bộ đề file word bạn sẽ được khuyến mãi những tài liệu ở dưới sau: - Tặng bộ 1969 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí chọn lọc theo mức độ - có lời giải chi tiết trị giá 490,000đ - Tặng bộ đề các trường 2018 file word trị giá 390,000đ - Tặng 300,000đ vào tài khoản trên website Lưu ý: Quà tặng Không áp dụng quà tặng với file PDF. Mr Hiệp: 096.79.79.369 (Zalo, Viber, Imess) Mr Quang: 096.58.29.559 (Zalo, Viber, Imess) Mr Hùng: 096.39.81.569 (Zalo, Viber, Imess) Mr Toàn: 090.87.06.486 (Zalo, Viber, Imess) Mr Tiến: 098.25.63.365 (Zalo, Viber, Imess) Câu 15: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất nước ta để xây dựng các cảng biển vì: Trang 3
- A. núi ăn sát ra biển tạo ra nhiều vũng, vịnh, nước sâu, kín gió. B. thềm lục địa bị thu hẹp nên biển có độ sâu lớn C. đây là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan D. nằm ở vị trí trung chuyển của cả nước, có thể thu hút hàng hóa từ hai miền Câu 16: Đường biên giới quốc gia trên biển là đường: A. xác định chủ quyền với diện tích trên biển rộng hơn 1 triệu km2 B. song song với đường cơ sở, cách đường cơ sở 12 hải lí về phía biển. C. có ranh giới ngoài cùng chạy theo phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế D. nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển lúc triều cao nhất Câu 17: Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới (chè) nhờ có: A. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp. B. đất đỏ bazan thích hợp. C. khí hậu cận xích đạo, phân hóa theo độ cao.D. địa hình chủ yếu là các cao nguyên Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết: huyện đảo Lý Sơn và Phú Quý ở nước ta lần lượt thuộc các tỉnh: A. Quảng Trị, Bình Thuận. B. Quảng Ngãi, Khánh Hòa. C. Quãng Ngãi, Bình Thuận.D. Khánh Hòa, Bình Thuận. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết tỉnh vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ.D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 20: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là A. Trở thành nước có GDP/ người vào loại cao nhất thế giới. B. Không có tình trạng đói nghèo. C. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh. D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Câu 21: Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó góp phần A. tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng. B. giải quyết việc làm cho một phần lao động, hạn chế nạn du canh du cư. C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiểu quả tiềm năng biển và đất liền. D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. Câu 22: Cho biểu đồ: Trang 4
- BIỂU ĐỒ CƠ CẤU SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 Biểu đồ có điểm sai ở nội dung nào sau đây? A. Khoảng cách năm. B. Bảng chú giải.C. Tên biểu đồ.D. Chia tỉ lệ % sai. Câu 23: Điều nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn A. Cho năng suất sinh học cao. B. Có nhiều loại cây gỗ quý. C. Phân bố ở ven biển.D. Giàu tài nguyên động vật. Câu 24: Đặc điểm không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng. B. giáp cả Trung Quốc và Lào. C. có dân số đông nhất so với các vùng khác.D. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác. Câu 25: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì A. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng. B. Khu vực này tập trung rất nhiều khoáng sản. C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc. Câu 26: Sự bền vững trong phát triển du lịch ở nước ta thể hiện ở A. Bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường, bền vững về quan hệ quốc tế. B. Bền vững về môi trường, bền vững về xã hội. C. Bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường. D. Bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường. Câu 27: Việc phát triển vốn rừng ở Bắc Trung Bộ không nhằm mục đích nào sau đây? A. Chống cát bay, cát chảy xâm lấn đồng ruộng. B. Tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy phát triển. C. Điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc. D. Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 cho biết mùa hè, khu vực có gió thổi theo hướng đông nam là A. Tây Bắc. B. Đồng bằng sông Cửu Long. Trang 5
- C. Đồng bằng sông Hồng.D. Bắc Trung Bộ. Câu 29: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo dinh dưỡng, nhiều cát ít phù sa sông là do: A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. B. Các sông miền Trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa. C. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. D. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, bản đồ lưu vực các sông nước ta, cho biết hệ thống sông có dòng chảy đổ sang lãnh thổ Trung Quốc: A. Sông Đà. B. Sông Mê Công. C. Sông Hồng.D. Sông Kỳ Cùng – Bắc Giang. Câu 31: Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng sông Cửu Long có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất là do A. có ưu thế về diện tích mặt nước lớn nhất cả nước. B. có vùng biển rộng với trữ lượng hải sản lớn nhất cả nước. C. có ngư trường trọng điểm với nhiều bãi tôm cá lớn. D. có khí hậu mang tính cận xích đạo gió mùa, ít biển động. Câu 32: Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ quan trọng là luôn phải A. phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại. B. phát triển các nhà máy chế biến gần với vùng sản xuất. C. sử dụng nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu. D. có các chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn. Câu 33: Bảng số liệu bình quân đất canh tác trên đầu người của Việt Nam: Năm 1940 1960 1970 2000 2004 Bình quân đất canh tác trên đầu người (ha/người) 0,2 0,16 0,15 0,13 0,12 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện đất canh tác trên đầu người là: A. biểu đồ cột. B. biểu đồ tròn.C. biểu đồ miền.D. biểu đồ đường. Câu 34: Hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc giải quyết các vấn đề biển Đông và thềm lục địa là nhằm mục đích: A. để chuyển giao công nghệ trong việc thăm dò và khai thác chế biến khoáng sản. B. để giải quyết những tranh chấp trong nghề cá ở biển Đông, vùng vịnh Thái Lan. C. để giải quyết những tranh chấp về các đảo, quần đảo ngoài khơi. D. để bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước, giữ chủ quyền, phát triển bền vững trong khu vực. Câu 35: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ: A. Nước ta nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. Trang 6
- B. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên đường di lưu của các loài sinh vật. C. Lãnh thổ kéo dài từ 8034’B đến 23023’B nên thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng. D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. Câu 36: Định hướng trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là: A. hiện đại hóa công nghiệp khai thác, giảm công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ phát triển tự nhiên. B. phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm đặc biệt chú ý đến công nghiệp điện lực và khai thác dầu khí. C. hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gần với yêu cầu phát triển nền công nghiệp hàng hóa. D. phát triển các nghành công nghiệp nặng, các ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp phát triển cơ sở nhu cầu thị trường. Câu 37: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (%) Năm 1990 1995 2000 2003 2005 Thành thị 19.5 20.8 24.2 25.8 26.9 Nông thôn 80.5 79.2 75.8 74.2 73.1 Nhân xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn? A. Dân số thành thị chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng, dân số nông thôn ngược lại. B. Dân số nông thôn chiếm tỉ lệ cao tuy nhiên có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chậm, dân số thành thị chiếm tỉ lệ nhỏ có xu hướng tăng lên nhưng còn chậm. C. Dân số nông thôn nhiều nhưng có xu hướng giảm mạnh trong giam đoạn 1990 – 2005. D. Dân số thành thị có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 1990 – 2005. Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết: khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây: A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh sản xuất chè lớn nhất khu vực Tây Nguyên là: A. Đắk Lắk. B. Lâm Đồng.C. Gia Lai.D. Kon Tum. Câu 40: Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là: A. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng. B. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. C. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội. D. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Trang 7
- Đáp án 1-D 2-B 3-D 4-D 5-A 6-C 7-B 8-B 9-B 10-D 11-C 12-A 13-D 14-A 15-A 16-B 17-C 18-C 19-B 20-C 21-C 22-C 23-B 24-C 25-A 26-C 27-B 28-C 29-A 30-D 31-A 32-A 33-A 34-D 35-B 36-C 37-B 38-D 39-B 40-D LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng tăng cường Chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. Điều này thể hiện rõ ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có tiềm năng sản xuất hàng hóa. (sgk Địa 12 trang 109). Câu 2: Đáp án B Quan sát biểu đồ ta thấy nhiệt độ tháng 12 của Hà Nội khoảng 180C. => Nhận xét B: nhiệt độ tháng 12 của Hà Nội dưới 150C là không đúng Câu 3: Đáp án D Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn vùng Bắc Trung bộ là do vùng có các ngư trường rộng lớn Ninh Thuận Bình – Thuận, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ Hoàng Sa - Trường Sa => đem lại nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn. Câu 4: Đáp án D Dựa vào nguồn nguyên liệu, có thể phânchia ngành công nghiệp chết biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành : chế biến sản phẩm trồng trọt (sử dụng nguyên liệu từ ngành trồng trọt: lúa, củ quả ), chế biến sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng ) và chế biến thủy sản (cá, tôm )/ Câu 5: Đáp án A Công nghiệp chế biến sử dụng nhiều kĩ thuật hiện đại trong khâu phơi sấy, bảo quản và tạo ra nhiều sản phẩm cho tiêu dùng (các sản phẩm từ đay, cói, bông, dâu tằm được chế biến để trở thành nguyên liệu cho ngành dệt may hay nghề thủ công) => Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày với công nghiệp chế biến sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Câu 6: Đáp án C Các nhà máy nhiệt điện ở Đồng bằng sông Hồng chạy bằng than (Ninh Bình), nhiệt điện ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu khí (Phú Mỹ, Bà Rịa) => đây là điểm khác biệt giữa các nhà máy nhiệt điện của 2 vùng này. Câu 7: Đáp án B Hai vấn đề lớn trong sử dụng tài nguyên nước của nước ta hiện nay là tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước. (sgk Địa 12 trang 61). Trang 8
- Câu 8: Đáp án B Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Bộ là khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú (đất feralit, đất xám phù sa cổ), mạng lưới sông ngòi dày đặc (hệ thống sông Đồng Nai với nguồn nước dồi dào) => thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn, các vựa cây ăn quả Câu 9: Đáp án B Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Câu 10: Đáp án D Vào mùa đông (từ tháng 11 – 4 năm sau), từ Đà Nẵng trở vào có gió tín phong Bắc bán cầu hoạt động mạnh và thổi theo hướng đông bắc gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, ngược lại tạo nên mùa khô cho các vùng khuất gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 11: Đáp án C Công nghiêp điện lực được xem là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước. Điện lực là cơ sở cho phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, là cơ sở để phát triển văn hóa ở địa phương, nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân (nhóm cơ sở hạ tầng quan trọng nhất gồm: điện, đường, trường, trạm). Câu 12: Đáp án A Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ cần đẩy mạnh đầu tư vồn và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ, khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng. (sgk Địa 12 trang 177) Câu 13: Đáp án D Vấn đề mà Đảng và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc là sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc. Vùng miền núi xa xôi nước ta là khu vực phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người với trình độ kinh tế thấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Câu 14: Đáp án A Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở Bắc Mĩ, châu Âu và Ô-xtrây-li-a. Câu 15: Đáp án A Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất nước ta để xây dựng các cảng biển nhờ địa hình với nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển tạo ra nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió. Vùng đã hình thành nhiều cảng biển, đặc biệt các cảng nước sâu ( Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, ) Câu 16: Đáp án B Đường biên giới quốc gia trên biển chính là ranh giới của lãnh hải: được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển (sgk Địa 12 trang 15). Câu 17: Đáp án C Trang 9
- Ở Tây Nguyên nhờ có điều kiện khí hậu cận xích đạo, nền nhiệt cao thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu, ). Mặt khác, trên các cao nguyên có độ cao lớn (trên 1000m) khi hậu có sự phân hóa theo độ cao -> hình thành đai khí hậu cận nhiệt đới thuận lợi cho phát triển cây cận nhiệt (chè), Ví dụ: trên cao nguyên Lâm Viên. Câu 18: Đáp án C Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, huyện đảo Lý Sơn và Phú Quý ở nước ta lần lượt thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Thuận Câu 19: Đáp án B Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long (với nhiều khu miệt vườn nổi tiếng) Câu 20: Đáp án C Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, tăng khoảng 5 lần trong hơn 20 năm qua, từ 276 USD (1985) lên 1269 USD (2004). (sgk Địa 11 trang 91) Câu 21: Đáp án C Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó góp phần hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả tiềm năng biển và đất liền, cụ thể: vùng núi cao phía tây phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn, vùng gò đồi thấp hình thành mô hình nông – lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp lâu năm, vùng đồng bằng ven biển canh tác cây lương thực và cây công nghiệp hằng năm (lúa, lạc, đậu tương ), nuôi trồng thủy sản trên các cửa sông, bãi triều ven biển và đánh bắt thủy sản ở vùng biển rộng lớn phía đông. Câu 22: Đáp án C Dấu hiệu: biểu đồ đã cho là biểu đồ đường -> thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong một giai đoạn. => Tên biểu đồ: biểu đồ cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2010 – 2015 là không đúng Câu 23: Đáp án B Hệ sinh thái rừng ngập mặn có đặc điểm là phân bố ở ven biển, cho năng suất sinh học cao đặc biệt là sinh vật nước lợ (tôm, cá). Gồm nhiều loại cây gỗ quý là đặc điểm hệ sinh thái rừng kín thường xanh phân bố ở vùng núi của nước ta. Câu 24: Đáp án C Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có dân cư phân bố thưa thớt mật độ dân số đứng thứ 6 cả nước (Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất). => Nhận xét vùng có dân số đông nhất so với các vùng khác là hoàn toàn sai Câu 25: Đáp án A Trang 10
- Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì: là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương), vị trí cầu nối hai lục địa Á –Âu - Ô-xtrây-li-a và là nơi các cường quốc thường cảnh tranh ảnh hưởng. Câu 26: Đáp án C Sự phát triển một nền kinh tế bền vững được thể hiện ở 3 mặt: kinh tế - xã hội và môi trường. Ngành du lịch nước ta đã thể hiện được sự phát triển bền vững, cụ thể là: - Về kinh tế: du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ, doanh thu du lịch tăng lên nhanh đóng góp lớn vào cơ cấu GDP của cả nước; hoạt động du lịch đa dạng tạo nhiều việc làm cho lao động, nâng cao đời sống người dân; du lịch là một ngành công nghiệp không khói, nhờ những chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường -> ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển và đảm bảo sự phát triển bền vững. Câu 27: Đáp án B Mục đích chủ yếu của việc bảo về và phát triển rừng ở Bắc Trung Bộ liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và phòng chống thiên tai, cụ thể là: - Phát triển rừng đầu nguồn góp phần điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc. - Các khu rừng đặc dụng có vai trò bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm. - Các cánh rừng ven biển giúp hạn chế nạn cát bay, cát chảy xâm lấn đồng ruộng. Rừng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa về mặt kinh tế (trồng rừng làm nguyên liệu giấy) ít hơn so với ý nghĩa về mặt môi trường (và rừng ở Bắc Trung Bộ có chức năng về kinh tế không bằng rừng ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ). => Nhận xét B là không chính xác Câu 28: Đáp án C Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào mùa hè khu vực Đồng bằng sông Hồng đón gió thổi theo hướng đông nam (do áp thấp Bắc Bộ khơi sâu hút gió mùa tây nam đổi hướng thành gió đông nam). Câu 29: Đáp án A Vùng đồng bằng ven biển miền Trung có biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình thành tạo đồng bằng nên đất đai ở đây có đặc tính nghèo dinh dưỡng, nhiều cát ít phù sa. Câu 30: Đáp án D Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, bản đồ lưu vực các con sông nước ta, xác định đượ hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang chảy theo hướng Nam – Bắc có dòng chảy đổ sang lãnh thổ Trung Quốc. Câu 31: Đáp án A Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất là do có ưu thế về diện tích mặt nước lớn nhất cả nước (hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, diện tích rừng ngập mặn, vùng cửa sông .) Ngư trường lớn và vùng biển rộng là điều kiện cho đánh bắt thủy sản. Trang 11
- Câu 32: Đáp án A Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thường xuyên xảy ra thiên tai bất thường như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và giá rét, sương muối , nguồn nhiệt ẩm cao cũng tạo điều kiện cho sâu, dịch bệnh phát triển -> khiến sản xuất nông nghiệp nước ta mang tính bấp bênh. => Để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ quan trọng là luôn phải phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại cây trồng, vật nuôi. Câu 33: Đáp án A Biểu đồ cột thường thể hiện giá trị của một đối tượng (số liệu tuyệt đối) trong thời gian trên 4 năm. => Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện đất canh tác trên đầu người là biểu đồ cột. Câu 34: Đáp án D Hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc giải quyết các vấn đề biển Đông và thềm lục địa là nhằm mục đích để bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước, giữ chủ quyền, phát triển bền vững trong khu vực. Các đáp án B, C mới chỉ giải quyết được một khía cạnh. Câu 35: Đáp án B Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên đường di lưu của các loài sinh vật nên có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú (gồm các sinh vật từ phương Bắc xuống, từ phương Nam đi lên: In đô- Mã Lai, Ấn Độ - Ô- xtrây-li-a ) Câu 36: Đáp án C Định hướng trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gần với yêu cầu phát triển nền công nghiệp hàng hóa. (sgk Địa 12 trang 153) Câu 37: Đáp án B Nhận xét đúng về cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta là: Dân số nông thôn chiếm tỉ lệ cao (trên 70%) tuy nhiên có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chậm (từ 80,5% xuống 73,1%); dân số thành thị chiếm tỉ lệ nhỏ (dưới 27%) và có xu hướng tăng lên nhưng còn chậm.(từ 19,5% lên 26,9%). => Nhận xét B đúng Câu 38: Đáp án D Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương (phía đông) và Ấn Độ Dương (phía tây nam). Câu 39: Đáp án B Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh sản xuất chè lớn nhất khu vực Tây Nguyên là Lâm Đồng. Câu 40: Đáp án D Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là: nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo tốt hơn (từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp). (sgk Địa 12 trang 96) Trang 12