Đề thi thử Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_mon_dia_ly_lop_12_de_so_9.docx
Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 9
- ĐỀ SỐ 9 Câu 1.Được xem như là bộ phận lãnh thổ trên đất liền của nước ta là vùng: A. tiếp giáp lãnh hải B. lãnh hải C. nội thủy D. vùng đặc quyền kinh tế Câu 2: Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào : A. Sự phân bố dân cư. B. Sự phân bố các ngành sản xuất. C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch. D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. Câu 3: Điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta? A. Thị trường thống nhất trong cả nước. B. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ. C. Hàng hoá phong phú, đa dạng. D. Có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có các ngành chế biến nào dưới đây? A. Rượu, bia, nước giải khát; đường, sữa, bánh kẹo, lương thực. B. Thủy hải sản; lương thực; rượu, bia, nước giải khát. C. Lương thực, sản phẩm chăn nuôi; thủy hải sản D. Đường sữa, bánh kẹo; sản phẩm chăn nuôi, lương thực Câu 5: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là A. Tây Nguyên. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 6: Giải pháp có ý nghĩa lâu dài và mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng là: A.Tiến hành thâm canh, tăng năng suất lương thực. B.Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lí, giải quyết việc làm tại chỗ. C.Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. D.Giảm tỉ lệ sinh cho cân đối với tăng trưởng kinh tế của vùng Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết hai đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 1 của nước ta? A. Huế, Hải Phòng. B. Quy Nhơn, Mỹ Tho. C. Huế, Đà Nẵng. D. Hải Phòng, Đà Nẵng. Câu 8: Hai vùng có sự đối lập nhau rõ rệt về hai mùa mưa và khô là: A.Miền Bắc và Miền Nam. B.Miền Trung và Tây Nguyên C.Miền Nam và Miền Trung. D.Đồng bằng ven biển Miền trung và Tây Nguyên Câu 9: Vùng Bắc Trung Bộ không có điều kiện sinh thái nông nghiệp nào sau đây? A. Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi. B. Núi, cao nguyên, đồi thấp. C. Đất phù sa, đất feralit, có cả đất ba dan. D. Hay xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió lào. Câu 10: Vùng có số lượng đô thị ít nhất nước ta năm 2006 là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 11: Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta còn khá cao là A. tốc độ phát triển ngành kinh tế chưa tương xứng tốc độ tăng dân số. B. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển. C. thu nhập của người dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
- D. cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông kém phát triển. Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay? A.Tỷ lệ thiếu việc làm TB của cả nước cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị B.tỷ lệ thất nghiệp TB của cả nước cao hơn tỷ lệ thiếu việc làm C.tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn D.tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn Câu 13: Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp do A. phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới. B. người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt. C. nguồn lợi cá đang bị suy thoái. D. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường. Câu 14: Điểm khác nhau của hàng nhập khẩu của nước ta trước Đổi Mới và trong thời gian gần đây là: A.các bạn hàng NK B. cơ cấu hàng NK C.mục đích và cơ cấu NK D.sự đổi mới của các cửa khẩu Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14 hãy cho biết cao nguyên nào có độ cao trung bình lớn nhất ở Tây Nguyên? A. Đắk Lắk. B. Lâm Viên C. Mơ Nông. D. Bảo Lộc. Câu 16. Ở nước ta trong thời gian qua, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hằng năm vì A. cơ cấu diện tích cây công nghiệp mất cân đối trầm trọng. B. sản phẩm cây công nghiệp hằng năm không đáp ứng được yêu cầu. C. đáp ứng nhu cầu thị trường, giá trị kinh tế cao, xuất khẩu D. cây công nghiệp hằng năm có vai trò không đáng kể trong nông nghiệp. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Cầu Treo. B. Lao Bảo. C. Bờ Y. D. Cha Lo Câu 18: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN (Đơn vị: triệu người) Năm 2000 2005 2009 2014 Tổng số 77,6 82,4 86,0 90,7 Thành thị 18,7 22,3 25,6 30,0 Nông thôn 58,9 60,1 60,4 60,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ miền Câu 19: Hạn chế lớn nhất của các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu ở nước ta là A. tỉ trọng hàng gia công lớn. B. làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. C. chất lượng sản phẩm chưa cao. D. thuế xuất khẩu cao. Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1950 đến năm 1973? A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, hạn chế vốn đầu tư. B. Tập trung cao độ và phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn và duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. C. Tập trung phát triển các xí nghiệp lớn, giảm và bỏ hẳn những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.
- D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành cần đến khoáng sản. Câu 21: Biện pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là A. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. B. hạ giá thành sản phẩm. C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp. D. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng có diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất cả nước là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 23: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích để : A. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường. B. Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. C. Sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ. D. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật để phát triển đất nước Câu 24: Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là: A. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP B. Các sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân C. Nhà nước bắt đầu có các chính sách qua tâm đến nông nghiệp, nông thôn D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với vùng sinh thái nông nghiệp Câu 25: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây: A. Cơ cấu sản lượng giấy và trang in ở nước ta B. Sự thay đổi sản lượng giấy và trang in ở nước ta C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng giấy và trang in ở nước ta D. Quy mô và cơ cấu sản lượng giấy và trang in ở nước ta Câu 26: Một trong những chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc sau năm 1978? A. Hiện đại hóa trang thiết bị nông nghiệp. B. Chủ động đầu tư có trọng điểm. C. Chú trọng phát triển công nghiệp ở đô thị. D. Xây dựng nhiều nhà máy lớn. Câu 27: Cho bảng số liệu:
- DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 Năm 2010 2012 2014 2015 Diện tích (Nghìn ha) 7489,4 7761,2 7816,2 7830,6 Sản lượng (Nghìn tấn) 40005,6 43737,8 44 974,6 45 105,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ gia tăng diện tích và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2010-2015? A. Sản lượng và diện tích tăng bằng nhau. B. Diện tích tăng chậm hơn sản lượng. C. Sản lượng tăng chậm hơn diện tích. D. Diện tích và sản lượng có nhiều biến động Câu 28: Cho biểu đồ: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2014 (Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 2005-2014? A. Cà phê và cao su tăng liên tục, chè không ổn định. B. Cà phê tăng nhanh hơn cao su và luôn cao nhất. C. Cao su tăng nhanh hơn cà phê và luôn cao nhất. D. Chè tăng, giảm không ổn định và luôn nhỏ nhất. Câu 29: Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở Châu Phi và Tây Nam Á là nhờ : A. địa hình. B. sông ngòi. C. gió mùa. D. biển. Câu 30: Tính chất bất đối xứng về địa hình giữa hai sườn Đông –Tây biểu hiện rõ nhất ở vùng núi A. Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 31:
- Câu 32: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do A. Diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên. B. Một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư. C. Mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao. D. Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài. Câu 33: Từ sau những năm 1990 đến nay, ngành du lịch ở nước ta có thể xem là thật sự phát triển, nhờ vào: A. Chính sách đổi mới của nhà nước. B. Quy hoạch các vùng du lịch. C. Nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch. D. Phát triển các điểm, khu du lịch thu hút khách. Câu 34: .Vấn đề xã hội có ý nghĩa hàng đầu mà tất cả các quốc gia Đông Nam Á đang phải tập trung giải quyết là : A. hạ tỉ lệ tăng dân số tự nhiên. B. phát triển nguồn nhân lực. C. tình trạng ô nhiễm môi trường. D. tình trạng xung đột sắc tộc và tôn giáo. Câu 35: Nhân tố quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp nước ta là: A. Khí hậu và nguồn nước. B. Lực lượng lao động. C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật. D. Hệ thống đất trồng Câu 36: Giao thông đường biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Người dân có nhu cầu du lịch quốc tế cao B. Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh C. Đường bờ biển dài với nhiều vịnh biển sâu D. Đất nước quần đảo với nhiều đảo lớn nhỏ Câu 37: Nền nông nghiệp cổ truyền nước ta phổ biến ở A. những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa. B. những vùng gần trục giao thông. C. những vùng gần thành phố lớn. D. trên nhiều vùng lãnh thổ. Câu 38: Đai ôn đới gió mùa trên núi nước ta không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây? A. Chỉ có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. B. Đất mùn thô là chủ yếu. C. Các loài thực vật có nguồn gốc ôn đới. D. nhiệt độ trung bình năm dưới 180c Câu 40: Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn ở nước ta đề: A. Hình thành các đô thi, tăng tỉ lệ dân thành thị trong tổng dân số. B. Hạn chế di dân tự do từ đồng bằng lên trung du miền núi. C. Chuyển quỹ đất nông nghiệp thành đất chuyên dùng và đô thị. D. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, sử dụng tối đa nguồn lao động