Đề thi thử Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 8

docx 4 trang nhatle22 3490
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_mon_dia_ly_lop_12_de_so_8.docx

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 8

  1. ĐỀ THI THỬ ĐỊA LÍ SỐ 8/ 2018 Câu 1. Trong các vùng sau, vùng nào có MĐDS thấp nhất A. Bắc Trung Bộ. B. DH Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. ĐB sông Cửu Long. Câu 2. Khung hệ tọa độ địa lí nước ta có điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây lần lượt là: A. 23o23’B, 08o34’B, 109o24’Đ, 102o09’Đ B. 23o23’B, 08o34’B, 102o09’Đ, 109o24’Đ C. 08o34’B, 23o23’B, 102o09’Đ, 109o24’Đ D. 08o34’B, 23o23’B, 109o24’Đ, 102o09’Đ Câu 3. Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nào để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời. C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 4. Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là A. Quảng Ninh - Hải Phòng. B. Hoàng Sa - Trường Sa. C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Kiên Giang- Cà Mau Câu 5. Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta A. độ cao và hướng các dãy núi. B. độ cao, độ dốc và hướng các dãy núi. C. độ dốc và hướng các dãy núi. D. độ cao và độ dốc. Câu 6. Nước ta có tiềm năng to lớn về nguồn lao động, thể hiện ở A. nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động. B. lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở đồng bằng và các thành phố lớn. C. số lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng đông nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. D. Người lao động đã quen với tác phong công nghiệp. Câu 7. Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất nước ta ? A. ĐB sông Hồng. B. ĐB sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ. D. DH Nam Trung Bộ. Câu 8. Công cuộc đổi mới nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực: A. chính trị B. công nghiệp C. nông nghiệp D. dịch vụ Câu 9. Đặc điểm không được xét làm tiêu chí để phân loại đô thị nước ta là: A. Tỉ lệ dân số phi nông nghiệp B. Tốc độ gia tăng dân số của đô thị C. Số dân của đô thị D. Chức năng của đô thị Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Hoa Kì? A. Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng. B. Các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại. C. Số khách du lịch quốc tế nhiều hơn khách nội địa D. Ngành ngân hàng, tài chính hoạt động khắp thế giới. Câu 11. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào : A. Sự phân bố dân cư. B. Sự phân bố các ngành sản xuất. C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch. D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng A. Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ; khai phá từ lâu và biến đổi mạnh. B. Vùng trong đê không được phù sa bồi tụ, gồm các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được phù sa bồi hàng năm. C. Chịu tác động mạnh của thủy triều. D. Rộng khoảng 15 nghìn km2, cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Câu 13. Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất của nước ta là: A. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong C. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong D. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ Câu 14. Việt Nam hiện nay là thành viên của các tổ chức quốc tế: A. ASEAN, OPEC, WTO B. EU, ASEAN, WTO C. OPEC, WTO, EU D. ASEAN, WTO, APEC Câu 15. Ở nước ta việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở Trung du, miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm A. Giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội. B. Phân bố lại dân cư giữa các vùng trong nước
  2. C. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước D. Nâng cao tỉ lệ dân thành thị ở Trung du, miền núi và nông thôn Câu 16. Một người Đức có thể làm việc ở mọi nơi tại nước Pháp như một người Pháp. Đây là kết quả của việc thực hiện A. tự do lưu thông dịch vụ. B. tự do lưu thông hàng hóa. C. tự do lưu thông tiền vốn.D. tự do di chuyển. Câu 17. Tác động của ngành công nghiệp khai thác dầu khí đến nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là: A. Đảm bảo an ninh và quốc phòng. B. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ của vùng. C. Tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước. D. Làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng. Câu 18. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện đầy đủ nhất ở A. số lượng loài bị mất dần. B. số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng. C. suy giảm về thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. D. hệ sinh thái và thành phần loài bị tàn phá nghiêm trọng. Câu 19. Trong khu vực I (Nông - lâm - ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu hướng tăng là vì: A. Nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú B. Trang thiết bị phục vụ ngành thuỷ sản ngày càng hiện đại C. Nhu cầu của thị trường ngày càng lớn về các mặt hàng thuỷ sản D. Giá trị xuất khẩu cao hơn so với các sản phẩm nông nghiệp Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta: A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Sông ít nước C. Giàu phù sa. D. Thủy chế theo mùa Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết Đồng bằng Nam Bộ thuộc miền tự nhiên nào sau đây? A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ B. Miền Nam Trung Bộ C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ D. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không có đường biên giới chung với Lào? A. Điện Biên. B. Sơn La C. Kon Tum. D. Gia Lai. Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 15, hãy cho biết hai đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 1 của nước ta? A. Huế, Hải Phòng. B. Quy Nhơn, Mỹ Tho. C. Huế, Đà Nẵng. D. Hải Phòng, Đà Nẵng. Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Xuân Sơn. B. Hoàng Liên. C. Ba Bể. D. Lò gò – Xa mát. Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các trung tâm công nghiệp nào ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng A. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. B. Hải Dương, Hưng Yên, Cẩm Phả. C. Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên. D. Hạ Long, Hưng Yên, Bắc Ninh Câu 26: Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973? A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp gắn với áp dụng kĩ thuật mới. B. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt theo từng giai đoạn. C. Tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại. D. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, phát triển cả các xí nghiệp lớn và nhỏ. Câu 27. Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc: A. Có một mùa đông lạnh B. Có một mùa hạ có gió phơn Tây Nam C. Gần chí tuyến D. Có một mùa đông lạnh, gần chí tuyến Câu 28. Mục đích chính của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp ở nước ta là: A. đa dạng hóa sản phẩm B. nâng cao chất lượng sản phẩm C. tận dụng nguồn nhân lực D. phân bố sản xuất hợp lí.
  3. Câu 29. Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là: A. Lương thực, thực phẩm. B. Nguyên, nhiên vật liệu. C. Máy móc thiết bị. D. Hàng tiêu dùng. Câu 30. Cho đoạn thơ: “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông Muốn gửi ra em một chút nắng vàng” (Trích: Gửi nắng cho em - Bùi Văn Dung) Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo A. mùa. B. độ cao. C. Bắc - Nam D. Đông - Tây Câu 31. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ngành công nghiệp trọng điểm A. có thế mạnh lâu dài về tự nhiên, KT-XH. B. mang lại hiệu quả cao về KT-XH. C. thúc đẩy các ngành KT khác cùng phát triển. D. sử dụng nhiều loại tài nguyên TN với qui mô lớn. Câu 32. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt quốc phòng vì A. có độ cao lớn, có biên giới chung với Lào và Campuchia. B. đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. C. đây là vùng duy nhất nước ta không giáp biển. D. có địa hình hiểm trở với nhiều diện tích là rừng rậm. Câu 33. Hướng núi TB-ĐN và vòng cung của địa hình nước ta được qui định bởi: A. cường độ vận động nâng lên. B. hình dạng lãnh thổ đất nước. C. hướng của các máng nền cổ. D. đặc điểm vị trí địa lí nước ta. Câu 34. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng A. KH ôn đới gió mùa. B. KH cận nhiệt đới gió mùa. C. khí hậu nhiệt đới D. khí hậu nhiệt đới khô. Câu 35. Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến vấn đề nào sau đây: A. phát triển nguồn nhân lực. B. hòa bình, ổn định cùng phát triển. C. nâng cao chất lượng cuộc sống. D. giảm tỉ lệ gia tăng dân số. Câu 36. Cho BSL: DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN (ĐV: triệu người) Năm 2009 2014 Tổng số 86,0 90,7 Thành thị 25,6 30,0 Nông thôn 60,4 60,7 Để thể hiện cơ cấu DS phân theo thành thị, nông thôn năm 2009 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ miền Câu 37. Than bùn tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 38. Cho bảng số liệu sau: Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1999 - 2013 Năm 1999 2003 2005 2009 2013 Dân số (triệu người) 76,6 80,5 83,1 85,8 89,7 Sản lượng (triệu tấn) 33,2 37,7 39,6 43,3 49,3 Bình lương thực theo đầu người của nước ta năm 2013 là A. 505 kg/ng. B. 550 kg/ng. C. 182kg/ng. D. 524kg/ng. Câu 39. Dựa vào biểu đồ xuất – nhập khẩu hàng hóa qua các năm (Atlat Địa lí VN trang 24), cho biết năm 2007 nước ta nhập siêu là bao nhiêu ( tỉ USD) A. 48,6. B. 14,2. C. 62,8. D. 15,2 Câu 40. Cho biểu đồ:
  4. Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây: A. Diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 –2012. B. Diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 –2012. C. Tình hình phát triển ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 –2012. D. Cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 –2012. HẾT