Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia lần 1 năm 2021 môn Địa lý (Có đáp án)

docx 4 trang hoanvuK 09/01/2023 3260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia lần 1 năm 2021 môn Địa lý (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_lan_1_nam_2021_mon_dia_l.docx

Nội dung text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia lần 1 năm 2021 môn Địa lý (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2021 ĐỀ THI THỬ LẦN 1 MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm bài : 50 Phút, không kể thời gian giao phát Mã đề 008 đề (Đề có 4 trang) Họ tên : Số báo danh : Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Pu sam sao. B. Phu Luông. C. Pu Đen Đinh. D. Pu Tha Ca. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết con sông nào có hướng chảy khác biệt với các con sông còn lại? A. Sông Đà. B. Sông Mã. C. Sông Gâm. D. Sông Hồng. Câu 3: Việt Nam nằm ở rìa phía đông của A. bán đảo Đông Dương, ở trung tâm khu vực Đông Nam Á B. bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. C. bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Nam Á. D. bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Á. Câu 4: Loại thiên tai nào thường không hay xảy ra ở vùng ven biển nước ta? A. Cát bay, cát chảy. B. Sạt lở bờ biển. C. Lũ quét. D. Bão. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5, cho biết nước ta không chung biên giới với quốc gia nào sau đây? A. Thái Lan. B. Trung Quốc. C. Camphuchia. D. Lào. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết rừng ngập mặn tập trung ở vùng nào sau đây? A. Đồng bằng Sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải cực Nam Trung Bộ. D. Vùng núi Trường Sơn Bắc. Câu 7: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ đất liền và A. các đảo ven bờ. B. các quần đảo xa bờ. C. thềm lục địa D. các hải đảo. Câu 8: Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp so với diện tích cả nước chiếm tỉ lệ khoảng A. 85%. B. 25%. C. 60%. D. 75%. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hâụ nào dưới đây? A. Tây Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Trung và Nam Bắc Bộ. D. Đông Bắc Bộ. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào có độ cao lớn nhất? A. Plei Ku. B. Đắc Lắk. C. Lâm Viên. D. Kon Tum. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than đá tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây? A. Duyên hải miền Trung. B. Vùng núi phía Bắc. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6 – 7, cho biết khu vực nào tiếp giáp với vùng biển sâu nhất? A. Tây Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 13: Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, vùng núi dốc nước ta phải đạt độ che phủ khoảng A. 45 – 50%. B. 50 – 60%. C. 70 – 80%. D. 60 – 70%. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, cho biết các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo phân bố chủ yếu ở vùng nào nước ta? A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Đông Bắc. Câu 15: Biểu hiện của tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là A. góc nhập xạ trong năm lớn. B. nhiệt độ trung bình năm cao. C. có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. D. nằm trong khu vực nội chí tuyến. Câu 16: Yếu tố nào không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp của nhiều nước Đông Nam Á? A. Vốn, kĩ thuật. B. Tài nguyên thiên nhiên. C. Nguồn lao động. D. Thị trường.
  2. Câu 17: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG NGÔ CỦA MỘT SỐ TỈNH NĂM 2018 Tỉnh Hà Nội Vĩnh Phúc Hà Nam Tuyên Quang Diện tích (Nghìn ha) 16.9 14.3 7.0 17.5 Sản lượng (Nghìn tấn) 83.9 64.7 36.9 77.8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về năng suất ngô một số tỉnh năm 2018? A. Hà Nội cao hơn Vĩnh Phúc. B. Hà Nam cao hơn Tuyên Quang. C. Hà Nam cao hơn Hà Nội. D. Vĩnh Phúc thấp hơn Tuyên Quang. Câu 18: Phần lãnh thổ phía Nam có sự phân chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt từ vĩ độ A. 180 B trở vào. B. 200 B trở vào. C. 160 B trở vào. D. 140 B trở vào. Câu 19: Cho biểu đồ: Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu GDP thành phần kinh tế ngoài Nhà nước của nước ta năm 2017 so với năm 2010? A. Kinh tế cá thể giảm, kinh tế tư nhân giảm. B. Kinh tế tập thể giảm, kinh tế cá thể tăng. C. Kinh tế tư nhân tăng, kinh tế tập thể tăng. D. Kinh tế tập thể giảm, kinh tế tư nhân tăng. Câu 20: Đồng bằng châu thổ là đồng bằng được thành tạo và phát triển do A. phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển sâu, thềm lục địa thu hẹp. B. phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. C. vật liệu biển bồi tụ trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. D. vật liệu biển bồi tụ trên vịnh biển sâu, thềm lục địa thu hẹp. Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, cho biết mật độ dân số vùng nào cao nhất? A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 22: Ngành kinh tế nào sau đây không phải là ngành được phát triển do khai thác trực tiếp từ các thế mạnh của biển? A. Du lịch biển. B. Chế biến hải sản. C. Khai thác khoáng sản. D. Giao thông đường biển. Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6 – 7, cho biết núi Phu Hoat thuộc vùng núi nào sau đây? A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 24: Vấn đề đặt ra cần phải giải quyết để thuận lợi cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia Đông Nam Á là A. nguồn lao động. B. cơ sở năng lượng. C. thị trường tiêu thụ. D. nguồn nguyên liệu. Câu 25: Ý nghĩa chủ yếu về an ninh quốc phòng khi khai thác phát triển kinh tế - xã hội các đảo và quần đảo là A. phát triển tuyến du lịch biển, đảo. B. khẳng định chủ quyền vùng biển. C. khai thác hiệu quả nguồn lợi biển. D. bảo vệ các điểm khai thác dầu mỏ.
  3. Câu 26: Thời tiết lạnh khô xuất hiện vào nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta là do A. khối khí lạnh qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. B. sự tác động của gió Tây Nam vào đầu mùa hạ. C. khối khí đã suy yếu hoàn toàn khi đến nước ta. D. khối khí lạnh phương Bắc di chuyển qua biển. Câu 27: Đất ở dải đồng bằng ven biển miền Trung có đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do A. biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng. B. sự bồi tụ phù sa của các con sông lớn. C. vùng tiếp giáp với thềm lục địa thu hẹp. D. kết quả của sự xâm thực mạnh mẽ của vùng đồi núi kề bên. Câu 28: Thiên nhiên ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta đa dạng hơn phần lãnh thổ phía Nam ở nước ta chủ yếu do A. khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, đầy đủ ba đai cao. B. gió mùa đông bắc, gần chí tuyến Bắc, đầy đủ ba đai cao, xa xích đạo C. khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần chí tuyến Bắc, núi thấp chiếm ưu thế. D. gió mùa đông bắc, ảnh hưởng của Biển Đông, gần chí tuyến Bắc. Câu 29: Những đỉnh núi cao trên 2000m ở vùng núi Đông Bắc nằm ở A. trên dãy Hoàng Liên Sơn. B. trung tâm của vùng. C. Giáp biên giới Việt – Trung. D. vùng Thượng nguồn sông Chảy. Câu 30: Cho biểu đồ về sợi và vải của nước ta giai đoạn 2000 – 2018: (Số liệu theo niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng sợi và vải. B. Thay đổi cơ cấu sản lượng sợi và vải. C. Cơ cấu sản lượng sợi và vải. D. Thay đổi sản lượng sợi và vải. Câu 31: Các nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho Thừa Thiên Huế có lượng mưa trung bình năm lớn nhất cả nước? A. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới. B. Tín phong Bán cấu Bắc, gió Tây Nam,Áp thấp nhiệt đới, bảo. C. Gió mùa, bão, địa hình, biển, dải hội tụ nhiệt đới và Frông. D. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, bão, gió đông Bắc. Câu 32: Tài nguyên sinh vật biển nước ta ngày càng suy giảm chủ yếu là do A. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ , thiên tai ngày càng tăng. B. ảnh hưởng của các cơn bão, hoạt động của tàu thuyền nhiều. C. phương tiện khai thác lạc hậu, thiên tai ngày càng tăng. D. khai thác quá mức, môi trường biển ngày càng bị suy thoái. Câu 33: Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu ở nước ta là A. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, hoạt động gió mùa, địa hình. B. lượng bức xạ Mặt Trời, hoạt động gió mùa, độ cao địa hình. C. hướng của các dãy núi, tác động của các cơn bão, dòng biển. D. vị trí địa lí, độ cao của địa hình, thảm thực vật và gió Phơn. Câu 34: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 Năm Tổng sản lượng Sản lượng nuôi trồng
  4. (nghìn tấn) (nghìn tấn) 2010 5 143 2 728 2013 6 020 3 216 2014 6 333 3 413 2018 6 582 3 532 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo nuôi trồng và đánh bắt của nước ta giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Miền. B. Đường. C. Kết hợp. D. Tròn. Câu 35: Thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên có sự khác nhau cơ bản chủ yếu là do A. Tín phong bán cầu Bắc và hướng của dãy bạch Mã. B. gió mùa với hướng của dãy núi Trường Sơn. C. Tín phong bắc bán cầu và dãy Bạch Mã. D. gió mùa với độ cao của dãy Trường Sơn. Câu 36: Vào thời kì gần giữa tháng 1 năm 2021, nhiều đỉnh núi phía Bắc của nước ta xuất hiện băng giá, nhiệt độ xuống dưới 00C là do ảnh hưởng của A. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất. B. gió mùa Đông Bắc và hướng các dãy núi. C. gió mùa Đông Bắc và độ cao địa hình. D. gió mùa Đông Bắc và vĩ độ gần cực Bắc nước ta. Câu 37: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân để nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo? A. Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. B. Môi trường đảo mang tính biệt lập. C. Sinh vật biển bị suy giảm nghiêm trọng. D. Môi trường biển là không chia cắt được. Câu 38: Ở nước ta, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn miền Nam chủ yếu do A. địa hình chủ yếu là đồi núi có cả núi trung bình, núi cao. B. nằm ở vĩ độ cao hơn và tác động của gió lạnh mùa đông. C. nằm ở nội chí tuyến, có các cánh cung hút gió mùa đông. D. thời tiết nửa đầu mùa đông lạnh khô và nửa sau lạnh ẩm. Câu 39: Nguyên nhân chủ yếu nào gây ra mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động của A. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. B. gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc C. Tín phong và dải hội tụ nhiệt đới. D. gió mùa Tây Nam và Tín phong. Câu 40: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của gió phơn Tây Nam ở nước ta là A. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, địa hình và mặt đệm. B. khối khí chí tuyến vịnh Bengan, áp thấp Bắc Bộ, địa hình và mặt đệm. C. dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp Bắc Bộ, địa hình và mặt đệm. D. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, áp thấp Bắc Bộ, địa hình và mặt đệm. ĐÁP ÁN 1 D 6 A 11 B 16 A 21 B 26 A 31 C 36 C 2 C 7 D 12 C 17 D 22 B 27 A 32 D 37 B 3 B 8 A 13 C 18 D 23 A 28 A 33 A 38 B 4 C 9 D 14 B 19 D 24 B 29 D 34 A 39 A 5 A 10 C 15 B 20 B 25 B 30 D 35 B 40 B