Đề thi môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_vat_ly_lop_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018_truong_th.doc
Nội dung text: Đề thi môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Lợi
- Trường THCS Lê Lợi Đề kiểm tra học kì I (2017-2018) Lớp:9A . Môn vật lý lớp 9 Họ và tên HS: Thời gian làm bài: 45 phút I- Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào phương án mà em lựa chọn : 1. Một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều có chiều dài l . Đặt vào 2 đầu dây hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua dây là I. Nếu cắt dây làm 2 phần bằng nhau, chập lại rồi mắc vào hiệu điện thế U như trước thì cường độ dòng điện qua dây có giá trị là : A. 2I B. 4I C. 8I D. I/2 2. Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, dây 1 dài gấp 8 lần dây 2 và có tiết diện gấp 4 lần so với dây 2. Điện trở các dây lần lượt là R1, R2. Mối quan hệ nào sau đây là đúng ? A. R1 = 2R2 B. R1 = 4R2 C. R2 = 2R1 D. R2 = 4R1 3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về biến trở ? A. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch B. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh nhiệt độ của điện trở trong mạch C. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh hiệu điện thế toàn mạch D. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch 4. Trên 1 bóng đèn có ghi 6V – 3W. Cường độ dòng điện qua bóng đèn khi sáng bình thường là : A. 0,5A B. 2A C. 1,8A D. 1,2A 5. Trên 1 bàn là điện có ghi 220V-1000W . Điện trở của bàn là điện này là : A. 220 Ω B. 1000 Ω C. 48,4 Ω D. 4,84 Ω 6. Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện qua đèn có cường độ 400mA . Công suất tiêu thụ của bóng đèn này là : A. 24W B. 2,4W C. 240W D. 0,24W 7. Mối quan hệ giữa đơn vị Jun và Calo là : A. 1J = 1Calo B. 1Calo = 0,24J C. 1J = 0,24Calo D. 1J = 4,18Calo 8. Điện năng KHÔNG THỂ biến đổi thành : A. Cơ năng B. Nhiệt năng C. Hóa năng D. Năng lượng nguyên tử 9. Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất? Chọn câu đúng nhất. A. Phần giữa của thanh B. Từ cực Bắc C. Cả hai từ cực D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau 10. Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Mỗi nửa tạo thành một thanh nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu. B. Hai nửa mới đều mất hết từ tính. C. Mỗi nửa thành một thanh nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu. D. Mỗi nửa thành một thanh nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu. 11. Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm ở gần nó được gọi là: A. lực hấp dẫn. B. lực từ. C. lực điện. D. lực điện từ. 12. Có cách nào để làm tăng lực từ của một nam châm điện? A. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng. B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng. C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây. D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây. 13. Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà làm bằng sắt non? A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non. B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu. C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi. 14.Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
- A.Thời gian sử dụng điện của gia đình. B. Công suất điện mà gia đình sử dụng. C. Điện năng mà giá đình đã sử dụng. D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng. 15. Ưu điểm nào dưới đây KHÔNG PHẢI là ưu điểm của động cơ điện? A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường. B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn KW. C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%. D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng. 16. Sử dụng tiết kiệm điện năng KHÔNG mang lại lợi ích nào sau đây? A. Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. B.Góp phần phát triển sản xuất. C.Góp phần giảm bớt các sự cố về điện. D.Góp phần chữa các bệnh hiểm nghèo. II- Tự luận Đ Đ1 2 1)Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ 1. Trên các A B bóng đèn và biến trở có ghi: Đ1(12V-3,6W), Đ2(12V-6W), Rb(120Ω-2,5A). Biết UAB=24V. a)Giải thích ý nghĩa các con số ghi trên biến trở. C b)Tính trị số của phần biến trở tham gia vào mạch khi các đèn sáng bình thường. Rb c)Trong điều kiện như câu b), tính điện năng tiêu thụ trên các đèn và hiệu suất của mạch điện, biết H1 + thời gian thắp sáng các đèn là 30 phút. 2)Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ A B M sơn, mất dấu các cực. Để xác định tên các cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua, lực điện từ của nam châm tác dụng lên dây F dẫn có hướng như hình vẽ 2. Hãy nêu cách xác định tên các từ cực của nam châm đó. H2 _
- Đáp án và biểu điểm I- Trắc nghiệm KQ: 4 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 B C B D B B C C C D B B B B B D II –Tự luận: 6 điểm Câu 1: 4 điểm, mỗi ý đúng được 1 điẻm a)Giải thích ý nghĩa các con số ghj trên biến trở đúng (1 điểm b) Tính được trị số của biến trở khi 2 đèn sang bình thường Rb=60 Ω (1 điểm) c)Tính được điện năng tiêu thụ của 2 đèn trong 30 phút là A=17280J (1điểm) * Tính được hiệu suất của mạch điện H=80% (1điểm) Câu 2: 2 điểm, mỗi ý đúng được 1điểm - Xác định chiều dòng điện trong dây dẫn - Dùng qui tắc bàn tay trái xác định được chiều của đường sức từ==> tên các cực từ của nam châm.