Đề thi môn Vật Lý Lớp 8 - Đề số 1 đến Đề số 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Vật Lý Lớp 8 - Đề số 1 đến Đề số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_12509814.docx
Nội dung text: Đề thi môn Vật Lý Lớp 8 - Đề số 1 đến Đề số 8
- ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) A. Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1. Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng? A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.B. Ô tô chuyển động so với người lái xe. C. Ô tô đứng yên so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với cây ven đường. Câu 2. Đơn vị vận tốc là: A. km.h; B. m.s; C. km/h; D. s/m; Câu 3. Hành khác ngồi trên xe đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A. Đột ngột giảm vận tốc;B. Đột ngột tăng vận tốc; C. Đột ngột rẽ sang trái; D. Đột ngột rẽ sang phải Câu 4. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động. Câu 5. Một áp lực 600N gây áp suất 3 000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn: A. 2 000 cm2 ; B. 200 cm2 ; C. 20 cm2 ; D. 0,2 cm2 Câu 6. Công thức tính áp suất là: F s A. p = ; B. FA = d.V; C. v = ; D. P = 10.m S t Câu 7. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. Câu 8. Đơn vị của lực đẩy Ác – si – mét là: A. km/h; B. Pa; C. N; D. N/m2; B. Tự luận (8 điểm) Câu 9 (2,5 điểm). a) Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km. b) Tính thời gian để người đó đi quãng đường 20 km vẫn với vận tốc trên? Câu 10 (2,5 điểm). Biểu diễn những lực sau đây: a) Trọng lực của một vật có khối lượng 3kg (tỉ xích 1cm ứng với 10N). b) Lực kéo 20 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5 000N). Câu 11 (3,0 điểm) Một thùng cao 2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, lên một điểm cách miệng thùng 0,6m và lên một điểm cách đáy thùng 0,8m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Câu 12: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước? Biết trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3. ___
- ĐỀ SỐ 2 I. Phần trắc nghiệm: Em hãy lựa chọn đáp án mà em cho là đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu câu trả lời. Câu 1: Bạn Nam đi từ nhà đến trường hết 15 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường là 3 km. Vận tốc của bạn Nam là: A. 5 km/h B. 0,2 km/h C. 12 km/h D. 4,5 km/h Câu 2: Một người ngồi trên xe khách đang chuyển động thẳng bất ngờ tài xế rẽ sang trái. Khi đó hành khách ngồi trên xe: A. Nghiêng sang phải B. Nghiêng sang trái C. Lao về phía trước D. Ngả về phía sau Câu 3: Một em bé nặng 9 kg ngồi trên một cái ghế bốn chân có khối lượng 1 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân là 5 cm2. Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: A. 4500 N/m2 B. 5000 N/m2 C. 50 N/m2 D. 2000 N/m2 Câu 4: Trên bình gha, bình khí nén thường có các thông số ghi trên nhãn mác của chúng. Một trong các thông số kỹ thuật đó là pa. Vây thông số đó là: A. Nhiệt độ nóng chảy của chất chứa trong bình B. Áp suất tối đa mà vỏ bình chịu được C. Khối lượng của bình D. Dung tích của bình Câu 5: Thể tích của một miếng nhôm là 2 dm 3. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng nhôm khi nhúng chìm nó trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. A. 10 N B. 200 N C. 0,2 N D. 20 N II. Phần tự luận: Câu 1: Trong giờ thể dục, tiết kiểm tra học kỳ I thầy giáo kiểm tra chạy cự ly 100 m đối với nam, 60 m đối với nữ. Trong đó bạn nam chạy hết ít thời gian nhất là 14 giây, còn bạn nữ là 12 giây. a, Tính vận tốc trung bình của mỗi bạn b, Bạn nào chạy nhanh hơn? Câu 2: Một vật bằng gỗ có trọng lượng riêng 13500 N/m 3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật vào trong nước thì lực kế chỉ 200 N. Hỏi nếu treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước la 10000 N/m3.
- ĐỀ SỐ 3 A. Phần trắc nghiệm: 3 điểm. Câu 1 (2điểm): Ghi ra giấy kiểm tra 1 chữ cái đứng trước các câu trả lời đúng. 1. Khi nào một vật coi là đứng yên so với vật mốc? A. Khi vật đó không chuyển động. B. Khi vật đó không chuyển động theo thời gian. C. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi. D. Khi vật đó không đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. 2. Thế nào là chuyển động không đều? A. Là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. B. Là chuyển động có vận tốc không đổi. C. Là chuyển động có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường. D. Là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. 3. Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực ? A. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ. B. Áp lực là do mặt giá đỡ tác dụng lên vật. C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. Áp lực bằng trọng lượng của vật. 4. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. B. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe. C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên. D. Ma sát khi đánh diêm. Câu 2 (1điểm): Ghép nội dung cột A với cột B để được câu hoàn chỉnh A Cột nối B 1/ Công thức tính thời gian vật chuyển a/ Điểm đặt, phương, chiều, cường độ. động 2/ Quán tính là b/ p = d.h 3/ Công thức tính áp suất chất lỏng c/ t = s/ v 4/ Các yếu tố về lực d/ Nguyên nhân làm vật không thay đổi vận 5/ Vận tốc không thay đổi tốc đột ngột được B. Phần tự luận (7 điểm) Câu 3 (1,5 điểm): a/ Viết công thức tính vận tốc? Nêu các đơn vị, giải thích các đại lượng trong công thức? b/ Bạn Tám đi bộ từ nhà đến trường với vận tốc 4 km/h mất thời gian 0,5 giờ. Tính quãng đường từ nhà bạn Tám đến trường? Câu 4 (2điểm): a/ Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động như thế nào? b/ Biểu diễn lực kéo 150 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (Tỉ xích 1cm ứng với 50 000N) Câu5 (3,5điểm): Một bình cao 1,5 m đựng đầy nước có trọng lượng riêng là 10000 N/m3. a. Tính áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình. b. Tính áp suất chất lỏng tác dụng lên điểm A nằm cách mặt nước 70 cm. 2 c. Để áp suất tại điểm B là PB = 12000N/m thì điểm B cách mặt nước bao nhiêu?
- ĐỀ SỐ 4 I. Trắc nghiệm (2,0 đ). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau. Câu 1. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là: A. Vôn kế. B. Nhiệt kế. C. Tốc kế D. Am pe kế Câu 2. Một ca nô chuyển động đều từ A đến bến B với vận tốc 30 km/h, hết 45 phút. Quãng đường AB dài: A. 135 km B. 22,5 km C. 40 km D. 135 m. Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ( ): Chất lỏng không những chỉ gây ra áp suất lên bình, mà cả bình và các vật ở bên chất lỏng. A. Đáy, thành, trong lòng. B. Thành, đáy, trong lòng. C. Trong lòng, thành, đáy. D. Trong lòng, đáy, thành. Câu 4. Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có: A. Quán tính B. Ma sát lăn C. Ma sát trượt D. Ma sát nghỉ II. Tự luận (8,0 đ). Câu 5. Một ô tô chạy xuống một cái dốc dài 30 km hết 45 phút, xe lại tiếp tục chạy thêm một quãng đường nằm ngang dài 90 km hết 3/2 giờ. Tính vận tốc trung bình (ra km/h; m/s): a) Trên mỗi quãng đường? b) Trên cả quãng đường? Câu 6. Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 8cm. a) Tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên một điểm A cách đáy cốc 3 cm. b) Lấy một quả cầu bằng gỗ có thể tích là 4cm3 thả vào cốc nước. Hãy tính lực cần thiết tác dụng vào quả cầu làm cho quả cầu chìm hoàn toàn trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3, của gỗ là 8600N/m3. Câu 7. Một khí cầu có thể tích 10 m3 chứa hiđrô, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? 3 Biết khối lượng của vỏ khí cầu là 10kg. Khối lượng riêng của không khí Dk = 1,29 kg/m , của hiđrô là DH = 0,09kg/m3.
- ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không đúng? A. Ô tô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây xanh bên đường. B. Chiếc thuyền chuyển động trên sông, vật làm mốc là người lái thuyền. C. Tàu hỏa rời ga chuyển động trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga. D. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất. Câu 2. Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. B. Lực xuất hiện có tác dụng làm mòn lốp xe. C. Lực xuất hiện khi dây cao su bị dãn. D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ sát với nhau. Câu 3. Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: A. 250Pa. B. 400Pa. C. 2500Pa. D. 25000Pa. Câu 4. Mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển là do: A. Không khí giản nở vì nhiệt. B. Không khí cũng có trọng lượng. C. Chất lỏng cũng có trọng lượng. D. Không khí không có trọng lượng. II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5. Một em học sinh đạp xe đạp đều từ nhà đến trường, trong 12 phút đi được 2700m. a) Tính vận tốc của em học sinh đó? b) Quãng đường từ nhà đến trường là 3,6km. Hỏi em học sinh đó đi xe đạp với vận tốc trên thì mất thời gian bao lâu? Câu 6. Một vật được treo vào một lực kế. Khi ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,1N, khi nhúng vào trong nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. a) Hỏi lực đẩy Ác-si-mét do nước tác dụng lên vật có phương, chiều và độ lớn như thế nào? b) Tính thể tích và trọng lượng riêng của vật? Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Câu 7. a) Một vật có dạng hình lập phương nặng 2 tấn đặt trên mặt phẳng ngang. Hỏi áp suất vật tác dụng lên mặt ngang là bao nhiêu? Biết độ dài của mỗi cạnh hình lập phương là 80cm. b) Một cái phao nổi trong bình nước, bên dưới treo một quả cầu bằng chì. Mực nước trong bình thay đổi thế nào nếu dây treo bị đứt.
- ĐỀ SỐ 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy thi: Câu 1: Một thùng cao 1,5m đựng đầy nước (d = 10 000n/m 3), áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách miệng thùng 0,5m lần lượt là A. 15 000 Pa và 5 000 PaB. 1 500 Pa và 1 000 Pa. C. 15 000 Pa và 10 000 PaD. 1 500 Pa và 500 Pa. Câu 2: Nhúng một vào trong chất lỏng, điều kiện để vật nổi lên là: A. P F A Câu 3: Công thức tính lực đẩy Ac-si-mét là: A. FA = d.SB. F A = V.S C. FA = d/VD. F A = d.V Câu 4: Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng có: A. phương thẳng đứng, chiều từ trái sang. B. phương thẳng đúng, chiều từ dưới lên. C. phương thẳng đúng chiều từ trên xuống D. cùng phương, chiều với trọng lực tác dụng lên vật. Câu 5. Câu nào đúng khi nói về lực ma sát: A. Khi viết bảng, ma sát giữa mặt bảng và phấn là ma sát có ích. B. Ma sát làm mòn đế dày là ma sát có ích. C. Ma sát làm nóng các bộ phận cọ xát trong máy là có ích. D. Khi lực ma sát có ích thì cần làm giảm lực ma sát đó. Câu 6: Đơn vị của áp suất khí quyển là: A. N/m2 B. N/m3 C. N/mD. N Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên: A. Lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhauB. Mực chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau C. Không tồn tại áp suất chất lỏngD. Mực chất lỏng ở hai nhánh khác nhau Câu 8: Xe tăng nặng nề có thể chạy được trên đất mềm, còn ôtô có khối lượng nhẹ hơn lại dễ bị sa lầy, vì: A. xe tăng chạy trên bản xích nên chạy êm. B. Xe tăng chạy trên bản xích nên không bị trượt. C. lực kéo của tăng rất mạnh.D. nhờ bản xích lớn, diện tích tiếp xúc lớn, nên áp suất nhỏ, không bị lún Câu 9. Lực là đại lượng véctơ, vì lực có: A. Phương, chiều và mức độ nhanh chậmB. Phương, chiều và độ cao. C. Phương, chiều và cường độD. Độ lớn, chiều và độ mạnh. Câu 10: Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12km/h. Quãng đường người đó đi được là: A. 3kmB. 4kmC. 6km/hD. 9km. Câu 11: Công thức tính vận tốc là: A. v = s.tB. t = v/ sC. v= s/tD. v = t/s Câu 12: Hành khách ngồi trên một tàu hỏa đang rời khỏi nhà ga, thì: A. Hành khách đứng yên so với nhà ga. B. Hành khách đang chuyển động so với nhà ga C. Hành khách chuyển động so với người lái tàu. D. Hành khách đứng yên so với sân ga. II .PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. a) Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ về hai lực cân bằng. b) Nêu 2 ví dụ về lực ma sát nghỉ có lợi. Câu 2. Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 60kg (tỷ lệ xích tùy chọn) Câu 3. Một người đi xe đạp trên đoạn đường thứ nhất với tốc độ 12 km/h hết 30phút; đoạn đường thứ hai với đi với tốc độ 15 km/h hết 20 phút, đoạn đường thứ 3 đi 6km hết 40 phút. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường đi
- ĐỀ SỐ 7 Câu 1. Cho hai vật chuyển động đều. Vât thứ nhất đi được quãng đường 27km trong 30 phút, Vật thứ hai đi được 48m trong 3 giây. Vận tốc mỗi vật là bao nhiêu? Hãy chọn câu đúng: A. v1 =30 m/s ; v2 = 16m/s B. v1 = 15m/s ; v2 = 16m/s C. v1 = 7,5m/s ; v2 = 8 m/s D. Một giá trị khác Câu 2. Một máy nâng thủy lực, biết pít-tông lớn có tiết diện bằng 25 lần tiết diện của pít-tông nhỏ. Mỗi lần pít-tông nhỏ đi xuống một đoạn bằng H = 10cm thi pít-tông lớn dịch chuyển đi lên một đoạn h là: A. 0,5 cmB. 0,4 cmC. 0,2 cm D. 0,3 cm Câu 3. Vận tốc và thời gian chuyển động trên các đoạn đường AB, BC, CD lần lượt là v1, v2, v3 và t1, t2, t3. Vận tốc trung bình trên đoạn đường AD là: AB BC CD v v v AB BC CD A. B.v C. v 1 2 3 D. v Các công thức trên đều t1 t 2 t 3 3 t1 t 2 t 3 đúng Câu 4. Thả một vật khối lượng 0,75kg có khối lượng riêng 10,5g/cm3 vào nước. Trọng lượng riêng nước là 10 000N/m3. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật nhận giá trị nào sau đây: A. 0,714 N B. 0,0714 NC. 7,14 N D. Một giá trị khác Câu 5. Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao. Khi bình mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không? A. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.D. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn. B. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau. C. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu. Câu 6. Một vật đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của một lực thì vật có thể sẽ như thế nào? A. Vật sẽ chuyển động cong với tốc độ tăng dần B. Vật sẽ chuyển động với tốc độ không đổi C. Vật sẽ chuyển động thẳng đềuD. Vật sẽ chuyển động thẳng với tốc độ tăng dần Câu 7. Áp suất dưới đáy biển chỗ sâu nhất là 1,1.108 Pa. Để có áp suất này trên mặt đất thì phải đặt một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên một mặt nằm ngang có diện tích 100dm2. A. 1,1.107 kgB. 1,1.10 9 kg C. 1,1.106 kgD. 1,1.10 8 kg Câu 8. Trường hợp nào sau dây không phải do áp suất khí quyển gây ra: A. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.B. Khi được bơm, lốp xe căng lên. C. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li.D. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút. Câu 9. Vận tốc của ô tô là 54 km/h, của người đi xe máy là 480m/ph, của tàu hỏa là 12m/s. Chuyển động theo thứ tự vận tốc tăng dần là: A. ô tô- tàu hỏa- xe máy B. tàu hỏa - ô tô - xe máy C. xe máy - tàu hỏa - ô tô D. xe máy - ô tô - tàu hỏa Câu 10. Một vật đứng yên khi: A. vị trí của nó so với vật mốc không đổi. B. khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi. C. khoảng cách của nó đến một một vật mốc không đổi. D. vị trí của nó so với vật mốc luôn thay đổi. Câu 11. Đầu tầu hỏa kéo toa xe với lực F = 80 000N làm toa xe đi được quãng đường s = 5km. Công của lực kéo của đầu tàu là: A. 4 000 kJB. 400 000 kJC. 40 000 kJ D. 400 kJ Câu 12. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì tốc độ của vật sẽ như thế nào? A. Có thể tăng dần hoặc giảm dần.B. Không thay đổi C. Chỉ có thể giảm dầnD. Chỉ có thể tăng dần Câu 13. Một canô xuôi dòng từ A đến B mất 10 giờ. Nếu ngược dòng từ B đến A thì mất 15 gờ. Biết mỗi giờ đi xuôi dòng nhanh hơn ngược dòng là 8 km. Tốc độ canô lúc xuôi dòng là: A. 16 km/hB. 24 km/hC. 20 km/hD. 30 km/h Câu 14. Khi một vật lăn trên mặt một vật khác, ma sát lăn có tác dụng: A. Làm cho vật lăn nhanh hơn.B. Cản trở chuyển động lăn của vật C. Cân bằng với trọng lượng của vậtD. Giữ cho vân tốc của vật không thay đổi Câu 15. Một người dùng ròng rọc động nâng một vật lên cao 10m với lực kéo 150N. Công người đó thực hiện là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng: A. A = 3000 J B. A = 3400 JC. A = 3200J D. A = 2800 J
- Câu 16. Một cần cẩu thực hiện một công 30 kJ để nâng một thùng hàng lên cao 15m. Lực nâng của cần cẩu là: A. 1500 NB. 3000 N C. 2400 ND. 2000 N Câu 17. Trong các ví dụ về vật đứng yên so với các vật mốc, ví dụ nào sau đây là sai? A. Ôtô đỗ trong bến xe là đứng yên, vật mốc chọn là bến xe. B. Các học sinh ngồi trong lớp là đứng yên so với học sinh đang đi trong sân trường. C. So với hành khách ngồi trong toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên. D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật mốc chọn là mặt bàn. Câu 18. Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình thứ nhất là p1, lên đáy bình thứ hai là p2 thì: A. p2 = 0,4p1 B. p2 = 9p1 C. p2 = 3p1 D. p2 = 0,9p1 Câu 19. Có một vật nổi trên mặt một chất lỏng. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật được tính như thế nào? A. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật. B. Bằng trọng lượng của phần vật nổi trên mặt chất lỏng. C. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng. D. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 20. Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao nước trong cốc là 12cm. Áp suất nước lên một điểm A cách đáy cốc 4cm là bao nhiêu ? Biết trọng lượng riêng nước là 10 000N/m3. Hãy chọn câu đúng. A. 1200 N/m2 B. 600 N/m2 C. 800 N/m2 D. 1000 N/m 2 Câu 21. Một vật chuyển động được quãng đường 300m trong thời gian 2 phút. Khi đó vận tốc trung bình của vật là bao nhiêu? Chọn kết quả sai. A. 600 m/phB. 9 km/hC. 2,5 m/sD. 0,15 km/ph Câu 22. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút, công mà ngựa thực hiện được bằng 360 kJ. Tốc độ chuyển động của xe bằng: A. 6 m/sB. 4 m/sC. 3 m/sD. 2 m/s Câu 23. Trường hợp nào dưới đây có xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Quả bóng đang lăn trên mặt bànB. Khi hai bàn tay trượt lên nhau. C. Khi đi dép trên mặt sàn, mặt đường.D. Một vật được đặt trên sàn nhà nằm ngang Câu 24. Lực đẩy Ac-si-met không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu. B. Thể tích của vật bị nhúng. C. Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu. D. Khối lượng của vật bị nhúng. Câu 25. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học? A. Người lực sỹ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. B. Người công nhân đang cố đẩy hòn đá nhưng hòn đá không di chuyển. C. Người công nhân đang đẩy xe goòng làm xe chuyển động. D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo vật nặng lên cao. Câu 26. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công? A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi. Câu 27. Một vật có trọng lượng 25N rơi từ trên cao cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng: A. A = 200J B. A = 1600J C. A = 220J D. A = 180J Câu 28. Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng: A. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. B. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực lực, giữ nguyên diện tích bị ép. C. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. D. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. Câu 29. Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 10cm không thấm nước thả vào một bể nước. Biết khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 1000kg/m3 và 800kg/m3. Chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước là: A. 4 cmB. 3 cmC. 5 cm D. 2 cm Câu 30. Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là: A. 20cm3 B. 120cm3 C. 360cm3 D. 480cm3
- ĐỀ SỐ 8 A – TRẮC NGHIỆM (4 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1: Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi: A. Tiết diện của các nhánh bằng nhau. B. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. Độ dày của các nhánh như nhau. D. Độ dài của các nhánh bằng nhau. Câu 2: Tại sao nói Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất: A. Vì vị trí của Mặt Trời so với Trái Đất thay đổi. B. Vì khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất thay đổi. C. Vì kích thước của Mặt Trời so với Trái Đất thay đổi. D. Cả 3 lí do trên. Câu 3: Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại? A. Ma sát giữa đế giày và nền nhà. B. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa. C. Ma sát giữa bánh xe và trục quay. D. Ma sát giữa dây và ròng rọc. Câu 4: Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12km/h. Quảng đường người đó đi được là: A. 3km. B. 4km. C. 6km/h. D. 9km. Câu 5: Một ô tô chuyển động ngày càng xa bến O. Đồ thị nào diễn tả đúng quãng đường đi được của ô tô theo thời gian. s s s s O t O t O t O t A. B. C. D. Câu 6: Một khối sắt có thể tích 50 cm3. Nhúng chìm khối sắt này vào trong nước. Cho biết trọng 3 lượng riêng của nước: dn = 10 000 N/m . Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối sắt? A. 5N/cm3 B. 0,5N C. 5N/m3 D. 0,5cm3 Câu 7: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều: A. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế B. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống C. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất D. Chuyển động của đầu cánh quạt Câu 8: Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 7kg? A. B. C. D. 35N 3,5N 3,5N 35N Câu 9: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B. Xe máy chạy trên đường. C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa. Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ. B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm. C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi. D. Uống nước trong cốc bằng ống hút. Câu 11: Một thùng cao 1,5m đựng đầy nước, áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1 điểm cách miệng thùng 0,5m lần lượt là: A. 15000Pa và 5000Pa. B. 1500Pa và 1000Pa. C. 15000Pa và 10000Pa. D. 1500Pa và 500Pa. Câu 12: Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì vật nổi lên khi: A. P FA Bài 2: Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ( )
- Câu 13: Độ lớn của vận tốc được tính bằng(1) trong một(2) .thời gian. Câu 14: Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng(3) . của phần chất lỏng mà(4) B – TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 15: (1đ) Lực ma sát trượt sinh ra khi nào? Cho ví dụ? Câu 16: (1,5đ) Hai quả cầu bằng đồng có thể tích bằng nhau, quả cầu thứ nhất nhúng ngập trong nước, quả cầu thứ hai nhúng ngập trong dầu. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét lên quả cầu nào lớn hơn? Vì sao? Câu 17: (1,5đ) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km hết 0,5 giờ. Ở quãng đường sau dài 1,8km người đó đi với vận tốc 3m/s. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường? Câu 18: (2đ) Một xe vận tải có khối lượng 2,4 tấn, có 4 bánh xe. Áp suất của xe tác dụng lên mặt đường là 5.104 pa. a. Tính diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe lên mặt đường? b. Nếu xe chở 3 tấn hàng thì áp suất của xe tác dụng lên mặt đường là bao nhiêu? (Biết rằng khi đó diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe tăng thêm 300cm2)