Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thanh Thủy

doc 5 trang nhatle22 3940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2012_2013_phong_giao_duc_v.doc

Nội dung text: Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thanh Thủy

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: SINH HỌC ( Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề ) Đề chính thức Đề thi có 02 trang Câu 1 (3,0 điểm): a. Huyết áp là gì? Những nguyên nhân nào làm thay đổi huyết áp của cơ thể ? b. Em hãy cho biết vai trò của gan mà em đã được học ? Câu 2 (2,25 điểm): AB Ở sinh vật, cơ thể 1 có kiểu gen AaBb và cơ thể 2 có kiểu gen ab (biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng). a. Em hãy nêu những điểm khác nhau của mỗi loại kiểu gen trên? b. Cho biết làm thế nào để nhận biết 2 loại kiểu gen đó? Câu 3 (2.75 điểm): a. Ở giảm phân I các NST thường có những hoạt động đặc biệt nào mà các lần phân bào khác không có? b. Trong 1 tiêu bản của tế bào có 12 NST kép đang xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Hãy xác định tế bào đang ở kì nào của hình thức phân bào nào? Bộ NST của loài là bao nhiêu? c. Xác định số loại tinh trùng và trứng tối đa có thể tạo ra trong các trường hợp sau: - Có 3 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường tạo tinh trùng. - Có 15 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường tạo trứng. Câu 4 (2.5 điểm): a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ? Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng? b. Người ta làm thí nghiệm, sử dụng 2 loại enzym khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử ADN theo một đường thẳng sao cho số lượng nuclêôtit của 2 nửa bằng nhau. - Với enzym 1 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500. - Với enzym 2 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = 750, X = G = 1500. Hãy xác định cách cắt của mỗi loại enzym trên ? Câu 5 (2.5 điểm): Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I,II,III,IV,V), Khi khảo sát loài trên người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a,b,c). Phân tích NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau: Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV V a 3 3 3 3 3 b 3 2 2 2 2 c 2 2 1 2 2 a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c? Câu 6 (1,0 điểm): a. Trình bày những khó khăn trong nghiên cứu di truyền người? b. Có một cặp đồng sinh đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông. Có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao? Câu 7 (3,0 điểm): Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp
  2. thụ tinh với các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp, chỉ nở được 23 gà con. a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng. b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân. c. Số trứng không nở có bộ NST như thế nào? Được biết ở gà 2n = 78 và trong quá trình thụ tinh mỗi tinh trùng chỉ thụ tinh với một trứng Câu 8 (3,0 điểm): Ở đậu Hà Lan, 2 cặp tính trạng màu sắc hạt và hình dạng vỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định. Khi cho P thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn và hạt xanh, vỏ nhăn giao phấn với nhau thì thu được F1 đồng loạt hạt vàng, vỏ trơn. Khi cho F1 giao phấn với một cơ thể khác thì thu được F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1. Biện luận và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2 Hết Họ và tên thí sinh: , SBD: Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG NĂM 2012 – 2013 Môn: SINH HỌC (Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 04 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 3 đ a) a. Khái niệm huyết áp: Huyết áp: là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch trong quá trình di 0.25 đ chuyển. b. Những nguyên nhân làm thay đổi huyết áp: Có ba nguyên nhân làm thay đổi huyết áp trong cơ thể - Nguyên nhân thuộc về tim: tim co bóp nhanh mạnh tạo nên lực di chuyển của 0.25 đ máu lớn do đó làm tăng huyết áp và ngược lại + Khi cơ thể hoạt động, tim tăng cường co bóp để tăng lực đẩy máu di chuyển để 0.25 đ cung cấp đủ ôxi cho tế bào nên huyết áp tăng +Cảm súc mạnh như sợ hãi, vui quá mức gây ảnh hưởng đến dây thần kinh giao 0.25 đ cảm làm tim đập nhanh mạnh, làm huyết áp tăng + Một số hoá chất như: nicôtin, rượu, cafein, khi vào máu tác động vào tim làm 0.25 đ tim đập nhanh cũng gây tăng huyết áp - Nguyên nhân thuộc về mạch Mạch càng kém đàn hồi, khả năng co giãn kém, huyết áp tăng, trường hợp này 0.5 đ thường gặp ở những người cao tuổi - Nguyên nhân thuộc về máu: Máu càng đậm đặc lực tác dụng lên mạnh càng lớn, huyết áp càng tăng. Ngoài ra chế độ ăn uống có liên quan đến thành phần hoà tan 0.5 đ trong máu cũng làm thay đổi huyết áp. Ví dụ như ăn mặn quá, lượng muối khoáng hoà tan trong máu tăng cũng là nguyên nhân tăng huyết áp. b) Vai trò của gan: - Tiết dịch mật đổ vào túi mật có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. 0.25 đ - Điều hòa nồng độ các chất trong máu. 0.25 đ - Khử các chất độc có trong chất dinh dưỡng trong quá trình hấp thụ. 0.25 đ Câu 2 2.25 đ a) a. Điểm khác nhau: Kiểu gen AaBb AB Kiểu gen ab - Mỗi gen nằm trên 1 NST(hay 2 cặp - Hai gen nằm trên 1 NST( hay 2 cặp 0.25 đ gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương khác nhau) đồng) - Hai cặp tính trạng di truyền tuân theo - Hai cặp tính trạng di truyền liên kết quy luật di truyền phân li độc lập tuân theo quy luật liên kết hoàn toàn 0.25 đ - Các gen phân li độc lập trong giảm - Các gen phân li cùng nhau trong phân tạo giao tử giảm phân tạo giao tử 0.25 đ - Cho tỉ lệ kiểu hình tuân theo tỉ lệ cơ - Cho tỉ lệ kiểu hình tuân theo tỉ lệ cơ bản của quy luật phân ly độc lập bản của liên kết gen hoàn toàn 0.25 đ - Làm xuất hiện biến dị tổ hợp - Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp 0.25 đ b) b. Phương pháp nhận biết kiểu gen của mỗi loài: - Cho tự thụ phấn(hay giao phối gần ở Đv) đối với từng kiểu gen, rồi căn cứ và tỉ 0.5 đ lệ kiểu hình ở đời con mà xác định kiểu gen đó thuộc loại nào - Cho các cơ thể đó lai phân tích:
  4. + Nếu F cho tỉ lệ kiểu hình : 1:1:1:1 thì kiểu gen của cơ thể đó là AaBb B 0.5 đ AB + Nếu FB cho tỉ lệ kiểu hình 1: 1 thì kiểu gen của cơ thể đó là ab Câu 3 2.75 đ a) Hoạt động chỉ có ở giảm phân I: - Kì đầu I: Xảy ra hiện tượng tiếp hợp, bắt chéo và có thể dẫn tới trao đổi đoạn giữa 0.25đ 2 cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng - Kì giữa I: Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi 0.25đ phân bào. - Kì sau I: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập về hai cực của 0.25đ tế bào. b) Cách xác định: Khi quan sát tế bào xẩy ra 1 trong 3 trường hợp sau: - NST kép từng cặp tương đồng xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của 0.5đ thoi phân bào => Kì giữa của quá trình nguyên phân. Bộ NST 2n = 12. - NST kép từng cặp tương đồng xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của 0.5đ thoi phân bào => Kì giữa của quá trình giảm phân I. Bộ NST 2n = 12. - NST kép chỉ là một chiếc trong cặp NST tương đồng xếp thành một hàng trên mặt 0.5đ phẳng xích đạo của thoi phân bào => Kì giữa của quá trình giảm phân II. Bộ NST 2n = 24. c) - 3 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường tạo tối 0.25đ đa 6 loại tinh trùng. - 15 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường tạo 0.25đ tối đa 15 loại trứng. Câu 4 2.5 đ a) Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền + Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các 0.5 đ nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X) + Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc ; G của môi 0.5 đ trường liên kết với X mạch gốc và ngược lại + Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã (anticôdon ) khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao (côđon) trên mARN ( A -U, G - 0.5 đ X) Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng : Trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN từ đó quy định trình 0.5 đ tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin và biểu hiện thành tính trạng (Học sinh có thể trả lời bằng sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → Tính trạng) b) - Xác định cách cắt : + Enzym 1 : Cắt dọc ADN vì G khác X => G và X không còn tuân theo nguyên tắc 0.25 đ bổ sung + Enzym 2: Cắt ngang ADN vì A = T và G = X tuân theo nguyên tắc bổ sung 0.25 đ Câu 5 2.5 đ a) Tên gọi của các thể đột biến: - Thể đột biến a: Thể tam bội (3n) 0.5 đ - Thể đột biến b: Thể tam nhiễm (2n+1) 0.5 đ - Thể đột biến c: Thể một nhiễm (2n-1) 0.5 đ b) Cơ chế hình thành thể một nhiễm - Trong quá trình phát sinh giao tử, một bên bố hoặc mẹ giảm phân bình thường 0.5 đ tạo các giao tử bình thường n, một bên mẹ, hoặc bố giảm phân không bình thường
  5. tạo giao tử không chứa cả 2 NST trong cặp NST số III (n-1) - Trong quá trình thụ tinh giao tử bình thường n kết hợp với giao tử bất thường (n- 0.5 đ 1) tạo hợp tử chứa 1 NST trong cặp NST số III tạo thể một nhiễm. Chú ý: HS có thể viết sơ đồ Câu 6 1.0 đ a) Những khó khăn trong nghiên cứu di truyền người: - Người sinh sản muộn và đẻ ít con 0.25 đ - Vì các lý do xã hội mà không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến 0.25 đ b) Không, vì không thể khẳng định được họ có cùng kiểu gen hay khác kiểu gen. 0.5đ Câu 7 3.0 đ a) - Số tinh trùng được hình thành là: 6250 x 4 = 25 000( tinh trùng) 0.5đ - Số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với trứng: 25 000 x 1/1000 = 25(tinh 0.5đ trùng) b) - Số lượng tế bào sinh trứng = số lượng trứng tạo ra = 32 (tế bào). 0.5đ - Số thể định hướng bị tiêu biến có số nhiễm sắc thể là: 32 x 3 x 39 = 3744 (NST) 0.5đ c) * Số nhiễm sắc thể ở các trứng không nở: - Trứng không được thụ tinh có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n = 39 0.5đ - Trứng đã được thụ tinh có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 78 0.5đ Chú ý: Học sinh có cách giải khác vẫn cho điểm tối đa Câu 8 3.0 đ - Theo đề: P hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn F1 100% hạt vàng, vỏ trơn hạt vàng, vỏ trơn trội hoàn so với hạt xanh, vỏ nhăn và F 1 dị hợp 2 cặp gen phân ly độc lập 0.25 đ - Quy ước gen: Gen A: hạt vàng Gen B: vỏ trơn Gen a: hạt xanh Gen b: vỏ nhăn 0.25 đ Kiểu gen của F1là: AaBb (hạt vàng, vỏ trơn) 0.25 đ - Xét F2: F2 phân ly theo tỉ lệ 1 : 1 = (1 : 1) x (1:0) 0.25 đ + Trường hợp 1: (1:1) là kết quả của phép lai về màu hạt (1:1) là kết quả của phép lai Aa x aa (1) 0.25 đ (1:0) là kết quả của phép lai về dạng vỏ (1:1) là kết quả của phép lai Bb x BB (2) 0.25 đ Từ (1) và (2) kiểu gen, kiểu hình cây lai là : AaBB (hạt vàng, vỏ trơn) 0.25 đ Sơ đồ lai: HS tự viết 0.25 đ + Trường hợp 2: (1:1) là kết quả của phép lai về dạng vỏ (1:1) là kết quả của phép lai Bb x bb (1’) 0.25 đ (1:0) là kết quả của phép lai về màu hạt (1:1) là kết quả của phép lai Aa x AA (2’) 0.25 đ Từ (1’) và (2’) kiểu gen, kiểu hình cây lai là : AABb (hạt vàng, vỏ trơn) 0.25 đ Sơ đồ lai: HS tự viết 0.25 đ Chú ý: Học sinh có cách giải khác vẫn cho điểm tối đa