Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 6 trang nhatle22 6930
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_i_de_so_1_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 8 Năm học 2017 – 2018 Thời gian: 90 phút Ngày thi:12/12/2017 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Kiểm tra đánh giá kiến thức tổng hợp ba phân môn (Văn, tiếng Việt, tập làm văn) trong HK I. - Khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức. 2. Thái độ : - HS cảm nhận những tình cảm tốt đẹp, thái độ ứng xử và hành động cụ thể qua nội dung của các tác phẩm, qua đó tự bồi dưỡng nhân cách của mình. 3. Kỹ năng: - Nhận diện, phát hiện, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh, - Viết bài văn thuyết minh. 4. Năng lực: -Tư duy, giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản, liên hệ thực tế II. Nội dung kiểm tra theo ma trận: MỨC ĐỘ BIẾT HIỂU VẬN DỤNG TỔNG TN TL TN TL TN TL CHỦ ĐỀ-NỘI DUNG Tên tác giả 0.5 0.5 CĐ1: Thể loại 0.5 0.5 Văn bản Nội dung 0.5 0.5 Nghệ thuật 0.5 0.5 Chỉ ra và phân tích 1 1 2 CĐ 2: tác dụng của biện Tiếng Việt pháp tu từ Liên hệ bản thân 1 1 CĐ 3: Văn thuyết minh 5 5 Tập làm văn Tổng 1 1 1 2 0 5 10 BGH duyệt Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Trần Thị Nhiều
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 8 Năm học 2017 – 2018 Thời gian: 90 phút Đề số 1 Ngày thi 12/12/2017 Phần I. Trắc nghiệm (2đ): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng: Câu 1. Văn bản “Lão Hạc” là của tác giả: A. Nguyên Hồng B. Thanh Tịnh C. Nam Cao D. Ngô Tất Tố Câu 2. Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố thuộc thể loại : A. Truyện ngắn B. Hồi kí C. Tùy bút D. Tiểu thuyết Câu 3. Nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ” là: A. Tái hiện một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực của bé Hồng B. Thể hiện tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh C. Diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân. D. Tái hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ. Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Lão Hạc” là: A. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng B. Ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn C. Đảo ngược tình huống truyện hai lần D. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Phần II: Tự luận (8đ) Câu 1 (2đ): Chỉ ra biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu tác dụng: a. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. (Ca dao) b. Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! (Lượm – Tố Hữu) Câu 2 (1đ) : Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đã cho chúng ta thấy sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và nhà trường đối với việc học tập của thế hệ trẻ. Là một học sinh, em sẽ làm gì để đáp lại sự quan tâm, chăm sóc đó? Câu 3 (5đ) : Thuyết minh về một loài hoa được dùng trong ngày Tết cổ truyền dân tộc. BGH duyệt Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Trần Thị Nhiều
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I Năm học 2017 – 2018 NGỮ VĂN 8 Đề số 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi 12/12/2017 Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,5 điểm, câu có 2 đáp án nếu thừa hoặc thiếu đáp án thì không được điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án C D A, B B, D Phần II: Tự luận (8đ) Câu 1 (2đ ) : a. - Nói quá: công cha – núi ngất trời, nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông (0,5đ) - Tác dụng: Nhấn mạnh công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái; tạo giá trị biểu cảm cho sự diễn đạt. (0,5đ) b. - Nói giảm, nói tránh: Thôi rồi, Lượm ơi! (0,5đ) - Tác dụng: Giảm nhẹ đi nỗi mất mát, đau thương trước sự hi sinh của Lượm; tạo giá trị biểu cảm cho sự diễn đạt. (0,5đ) Câu 2 (1đ) : Tùy theo quan điểm của mỗi cá nhân nhưng phải đảm bảo các ý:Thấy mình phải có trách nhiệm, cố gắng trong học tập để đền đáp công lao của cha mẹ, thầy cô Câu 3 (5đ) : HS đảm bảo được các nội dung sau: 1. Yêu cầu: a) Hình thức: - Bố cục 3 phần mạch lạc, rõ ràng - Đúng dạng bài thuyết minh, có sử dụng những phương pháp thuyết minh phù hợp - Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ. b) Nội dung: * Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh loài hoa được dùng trong ngày Tết. * Thân bài: - Nguồn gốc - Hình dáng chung - Các giống hoa - Giá trị kinh tế, giá trị văn hoá - Cách trồng, chăm sóc *Kết bài: Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của loài hoa đó đối với con người. 2. Biểu điểm: - Điểm 5 : Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bài viết sáng tạo. - Điểm 4 : Đáp ứng đầy đủ nội dung, đôi chỗ còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 3 : Đáp ứng khá đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt nhiều chỗ lủng củng - Điểm 2: Nội dung sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng - Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, chưa hoàn thành, diễn đạt kém - Điểm 0: Không viết được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. BGH duyệt Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn
  4. Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Trần Thị Nhiều TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 8 TỔ XÃ HỘI Thời gian: 90 phút Năm học 2017 – 2018 Ngày thi ./ ./2017 Đề 1 Phần I. Trắc nghiệm (2đ): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng: Câu . Đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu) do ai sáng tác? A. Nguyên Hồng B. Thanh Tịnh C. Nam Cao D. Ngô Tất Tố Câu 2. Văn bản “ Lão Hạc” thuộc thể loại gì? A.Truyện ngắn B. Hồi kí C. Thơ tự do D.Tiểu thuyết Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là gì? A. Tái hiện một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực của bé Hồng. B. Tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. C. Tái hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ. D. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân. Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Cô bé bán diêm” là gì? A. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng B. Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn C. Đảo tình huống truyện hai lần D. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Phần II: Tự luận (8đ) Câu 1 (2 đ): Chỉ ra biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu tác dụng: a. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Ca dao) b. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 2 (1đ) : Văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh đã cho chúng ta thấy sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và nhà trường đối với việc học tập của thế hệ trẻ. Là một học sinh em sẽ làm gì để đáp lại sự quan tâm, chăm sóc đó? Câu 3 (5đ) : Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. BGH duyệt Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn
  5. Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Trần Thị Nhiều TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI NGỮ VĂN 8 Năm học 2017 – 2018 Thời gian: 90 phút Ngày thi / ./2017 Đề 1 Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,5 điểm, câu có 2 đáp án nếu thừa hoặc thiếu đáp án thì không được điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án A A C, D A, B Phần II: Tự luận (8đ) Câu 1 (2đ ) : a. - Nói quá: Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (0,5đ) - Tác dụng: Làm nổi bật sức mạnh của tinh thần đoàn kết; tạo giá trị biểu cảm cho cách diễn đạt. (0,5đ) b. - Nói giảm, nói tránh: thăm lăng Bác (0,5đ) - Tác dụng: Giảm nhẹ đi nỗi mất mát, đau thương trước sự ra đi của Bác; tạo giá trị biểu cảm cho sự diễn đạt. (0,5đ) Câu 2(1đ): Tùy theo quan điểm của mỗi cá nhân nhưng phải đảm bảo các ý sau: Thấy mình phải có trách nhiệm, cố gắng trong học tập để đền đáp công lao của cha mẹ, thầy cô Câu 3(5đ) HS đảm bảo được các nội dung sau: 1. Yêu cầu: * Hình thức: - Bố cục 3 phần mạch lạc, rõ ràng - Đúng dạng bài thuyết minh, có sử dụng những phương pháp phù hợp - Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ * Nội dung: a. MB: Giới thiệu về chiếc áo dài. b. TB: Trình bày đặc điểm về chiếc áo dài: - Nguồn gốc - Hình dáng, đặc điểm - Giá trị kinh tế, giá trị văn hoá - Cách giữ gìn, bảo quản. c. KB: Nhấn mạnh ý nghĩa của tà áo dài trong nét văn hóa Việt. 2. Biểu điểm: - Điểm 5 : Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bài viết sáng tạo. - Điểm 4 : Đáp ứng đầy đủ nội dung, đôi chỗ còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 3 : Đáp ứng khá đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt nhiều chỗ lủng củng - Điểm 2: Nội dung sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng - Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, chưa hoàn thành, diễn đạt kém - Điểm 0: Không viết được gì hoặc lạc đề hoàn toàn
  6. BGH duyệt Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Trần Thị Nhiều