Đề thi môn Địa Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phú Lâm
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phú Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_dia_ly_lop_6_hoc_ki_ii_nam_hoc_2020_2021_truong_t.doc
Nội dung text: Đề thi môn Địa Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phú Lâm
- Ngày kiểm tra / / 2021 PHÒNG GD&ĐT TP TUYÊN QUANG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS PHÚ LÂM NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Địa lí – Lớp 6 – Tiết 35 ĐỀ SỐ 1 Thời gian 45 phút ( không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng, các loại hồ. - Biết được khối khí lạnh hình thành ở đâu. - Biết được độ muối trung bình của nước biển, Biết được độ muối của nước biển và đại dương do đâu mà có. - Biết được nước biển và đại dương có mấy vận động chính. - Biết hai thành phần chính của đất, các loại đất. - Biết ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên TĐ. - Nắm được nguyên nhân sinh ra thủy triều. - Trình bày được đặc điểm 2 vận động của nước biển và đại dương (sóng, thủy triều).Nguyên nhân hình thành. - Nắm được vì sao ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu. - Nắm được việc đặt tên cho các khối khí ta phải dựa vào đâu - Nắm được trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi bao nhiêu -Vận dụng kiến thức đã học hãy vẽ lại hình dạng Trái Đất có sự phân chia các đới khí hậu, mô tả các đới khí hậu trên Trái Đất. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng sử dụng lược đồ, vẽ hình. 3. Thái độ: - Học sinh có lòng yêu tích khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. - HS làm bài kiểm tra tự giác, nghiêm túc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng hình vẽ, tư duy tổng hợp. - Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài trong thời lượng 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ cao Cấp độ thấp Tổng TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề TN TL TN TL 1.1. 1.Lớp vỏ - Biết được khối khí - Dựa vào lược đồ nhận - Vận dụng khí lạnh hình thành ở đâu. xét được sự phân bố kiến thức đã lượng mưa trên thế giới học hãy vẽ - Nắm được việc đặt tên lại hình dạng cho các khối khí ta phải Trái Đất có dựa vào đâu sự phân chia - Nắm được trong tầng các đới khí đối lưu, trung bình cứ hậu, nêu tên các đới khí lên cao 100 m, thì nhiệt hậu trên Trái độ giảm đi bao nhiêu Đất. Số câu: 1 2 1 1 5 Số điểm: 0,25 0,5 1,0 3,0 4,75 Tỉ lệ 2,5% 5% 10% 30% 47,5% 2.Lớp - Biết khái niệm lưu vực -Nắm được -Trình bày nước sông, hệ thống sông, lưu nguyên đặc điểm 2 lượng, các loại hồ. nhân sinh vận động - Biết độ muối trung bình ra thủy của nước của nước biển và đại triều. biển và đại dương, nguyên nhân có dương độ muối của nước biển (sóng, thủy và đại dương. triều).Ngu - Biết nước biển và đại yên nhân dương có mấy vận động hình thành. chính. Số câu: 8 1 1 10 Số điểm: 2,0 0,25 2,0 4,25 Tỉ lệ % 20% 2,5 20% 42,5% 3.Lớp đất - Biết hai thành phần - Nắm được vì sao ở và lớp vỏ chính của đất, các loại vùng núi cao quá trình sinh vật đất. hình thành đất yếu. - Biết ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất Số câu: 3 1 4 Số điểm: 0,75 0,25 1,0 Tỉ lệ % 7,5% 2,5 10% T. số câu: 12 6 1 19 T. số điểm: 3,0 4,0 3,0 10 Tỉ lệ % 30% 40% 30% 100%
- PHÒNG GD & ĐT TP TUYÊN QUANG Thứ ngày tháng năm 2021 TRƯỜNG THCS PHÚ LÂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Họ và tên: Môn: Địa lí - Lớp 6 - Tiết 35 Lớp 6 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Ký duyệt đề Điểm bài thi Người ra đề Người duyệt đề Cao Thị Tuyết Mai Trần Thị Thanh Nhàn ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 16. Câu 1: (0,25đ) Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi A. 0,3oC B. 0,4oC. C. 0,5oC. D. 0,6oC. Câu 2: (0,25đ) Hồ Tây ở Hà Nội nước ta có nguồn gốc hình thành từ A. nhân tạo. B. vùng đá vôi bị xâm thực. C. miệng núi lửa đã tắt. D. khúc sông cũ. Câu 3: (0,25đ) Lưu vực của một con sông là A. vùng hạ lưu của sông. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên. C. vùng đất đai đầu nguồn. D. chiều dài từ nguồn đến cửa sông. Câu 4: (0,25đ) Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta là A. sông Đồng Nai. B. sông Đà. C. sông Cửu Long. D. sông Hồng. Câu 5: (0,25đ) Hợp lưu của sông là A. diện tích đất đai có sông chảy qua. B. diện tích đất đai bắt nguồn của một sông. C. diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra. D. nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau. Câu 6: (0,25đ) Chi lưu của sông là A. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. C. các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính. D. các con sông đổ nước vào con sông chính. Câu 7: (0,25đ) Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do
- A. động đất ở đáy biển. N. gió thổi. C. sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời. D. núi lửa phun. Câu 8: (0,25đ) Độ muối trung bình của nước biển là 0 0 0 0 A. 32 /00. B. 33 /00. C. 34 /00. D. 35 /00 Câu 9: (0,25đ) Độ muối của nước biển và đại dương là do A. nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra. B. sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra. C. động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra. D. hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra. Câu 10: (0,25đ) Nước biển và đại dương có mấy vận động chính? A. Một vận động. B. Hai vận động. C. Ba vận động . D. Bốn vận động. Câu 11: (0,25đ) Hai thành phần chính của lớp đất là A. hữu cơ và nước B. hữu cơ và không khí C. nước và không khí D. khoáng và hữu cơ Câu 12: (0,25đ) Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng chủ yếu để trồng cây công nghiệp lâu năm là A. đất badan B. đất mùn C. đất phù sa D. đất pha cát Câu 13: (0,25đ) Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất? A. phá rừng bừa bãi. B. lai tạo ra nhiều giống. C. săn bắn động vật quý hiếm. D. đốt rừng làm nương rãy. Câu 14: (0,25đ) Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào A. nhiệt độ của khối khí. B. vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc. C. khí áp và độ ẩm của khối khí. D. độ cao của khối khí. Câu 15: (0,25đ) Khối khí lạnh hình thành ở A. biển và đại dương. B. vùng vĩ độ thấp. C. đất liền. D. vùng vĩ độ cao. Câu 16: (0,25đ) Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ B. lượng mùn ít C. nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm D. độ ẩm quá cao Phần II: Tự luận (6,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Dựa bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới (hình 54) hãy nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới?
- Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày hai hình thức vận động của nước biển và đại dương (sóng, thủy triều). Nguyên nhân hình thành? Câu 3 (3,0 điểm): Bằng kiến thức đã học hãy vẽ lại hình dạng Trái Đất có sự phân chia các đới khí hậu? BÀI LÀM
- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHÂM Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 4,0 điểm). (Từ câu 1 đến câu 16 mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D D B D D C C D A C D A B B D C Phần II: Tự luận (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới: 1 - Trên thế giới lượng mưa phân bố không đồng đều từ xích đạo 0,5 về cực. 0,5 - Mưa nhiều nhất ở xích đạo, mưa ít nhất là hai cực. - Sóng biển: + Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. 0,5 2 + Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất 0,5 ngầm dưới biển sinh ra sóng thần. - Thủy triều: + Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu 0,5 vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. 0,5 + Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Vẽ đẹp, điền đầy đủ : Thiếu 1 nội dung trừ 0,5 điểm Cực Bắc 3,0 3 Cực Nam