Đề thi kiểm tra môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2019_202.docx
Nội dung text: Đề thi kiểm tra môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2019-2020
- TRƯỜNG TiH &THCS TIỀN PHONG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – MÔN KHTN (SINH 6) NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM - Học sinh chọn phương án đúng rồi ghi vào bài thi nội dung phương án đã chọn. - Mỗi câu chỉ có một đáp án đúng, tương ứng với 0,5 điểm. Câu 1. Loài muỗi truyền bệnh sốt rét ác tính Anophen trải qua 4 giai đoạn trước khi trưởng thành gồm: trứng → ấu trùng → nhộng → trưởng thành. Mục tiêu của chúng là hút máu các động vật có vú và con người. Chúng cần protein trong máu để nuôi dưỡng trứng. Chu trình hủy hoại hồng cầu gây bệnh sốt rét lặp lại sau bao nhiêu giờ. A. 24 giờ. B. 48 giờ. C. 72 giờ. D. 12 giờ. Câu 2. Nguyên sinh vật có cơ thể cấu tạo chỉ gồm một (1) Chúng xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta. Nguyên sinh vật (2) ở khắp nơi: trong đất trong nước, trong không khí và đặc biệt là trong cơ thể các (3) khác. Thứ tự các từ cần điền là: A. (1) tế bào, (2) sinh vật, (3) phân bố. B. (1) phân bố, (2) tế bào, (3) sinh vật. C. (1) sinh vật, (2) phân bố, (3) tế bào. D. (1) tế bào, (2) phân bố, (3) sinh vật. Câu 3. Nội dung sau đây là đặc điểm chung của một ngành động vật thuộc lớp động vật Không xương sống: Có vỏ kitin che chở bên ngoài và là chỗ bám cho cơ thể. Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. Ngành động vật nào sau đây mang đặc điểm chung như trên. A. Ruột khoang. B. Giun. C. Chân khớp. D. Thân mềm. Câu 4. Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người. Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 600 C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ là nguyên nhân gây bệnh giun đũa. Chu trình nào sau đây mô tả chính xác vòng đời của giun đũa. A. Giun đũa trưởng thành → trứng → ấu trùng(trong trứng) → bám vào rau, quả sống → người ăn → ruột non(kí sinh lần 1) → đi qua tim, gan, phổi → về lại ruột nôn và chính thức kí sinh. B. Giun đũa trưởng thành → trứng → ấu trùng(trong trứng) → bám vào rau, quả sống → người ăn → về lại ruột nôn và chính thức kí sinh → đi qua tim, gan, phổi → ruột non(kí sinh lần 1) C. Giun đũa trưởng thành → trứng → ấu trùng(trong trứng) → bám vào rau, quả sống → người ăn → đi qua tim, gan, phổi → về lại ruột nôn và chính thức kí sinh. D. Giun đũa trưởng thành bám vào rau, quả sống → người ăn → ruột non(kí sinh lần 1) → đi qua tim, gan, phổi → về lại ruột nôn và chính thức kí sinh. Câu 5. Dãy các loài động vật sau đây thuộc Ngành động vật có xương sống:
- A. Cá chép, gà Đông Tảo, Chim cu gáy, Vịt trời, Kangaru. B. San hô, Thủy tức, Mèo rừng, Ốc sên, Cá Rô Phi đơn tính. C. Muỗi vằn, Sư tử, Hươu cao cổ, Bò Ngựa, Trùng giày. D. Cá sấu, Chim gõ kiến, Cá Thu, Trai sông, Voi ma mút. Câu 6. Triệu chứng của bệnh lị A-mip (Trùng kiết lị), đó là: Bệnh lị A-mip ruột thường gặp nhất, xảy ra do trùng kiết lị vào ruột vào nuốt hồng cầu ở đó. Bệnh nhân đau bụng vặt, hay đi ngoài cho phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Nếu điều trị không đúng, bệnh dễ tái phát và gây apxe gan. Bệnh lị A-mip gan biểu hiện ở dạng viêm gan, dẫn đến gan hóa mủ. Dấu hiệu của bệnh là gan to, sốt cao, nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều. Gan hóa mủ có thể gây tràn mủ màng phổi và gây áp- xe phổi. Con đường truyền bệnh của Trùng kiết lị là. A. Ống tiêu hóa người → ruột → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác → Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống → các vết lở loét ở niêm mạc ruột → nuốt hồng câu và tiêu hóa chúng sản sinh rất nhanh. B. Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống → ống tiêu hóa người → ruột → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác → các vết lở loét ở niêm mạc ruột → nuốt hồng câu và tiêu hóa chúng sản sinh rất nhanh. C. Ruột → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác → các vết lở loét ở niêm mạc ruột → nuốt hồng câu và tiêu hóa chúng sản sinh rất nhanh → Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống → ống tiêu hóa người D. Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống → ống tiêu hóa người → nuốt hồng câu và tiêu hóa chúng sản sinh rất nhanh → ruột → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác → các vết lở loét ở niêm mạc ruột. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 (2 điểm). Trong một lần được gia đình Nhật Minh cho đi tham quan Công viên Thủ Lệ - điểm đến cho ngày cuối tuần (vivuhanoi.com). Công viên nằm bên trong khuôn viên có một mặt hồ lớn, với một dải đất hình oval giống như giọt nước mắt. Đó cũng là nguồn gốc của cái tên Thủ Lệ, em đã ghi chép rất cẩn thận tên các loài động vật: những chú công sặc sỡ, cò xám, hồng hạc, sếu đầu đỏ. Những hang hốc thích hợp với đời sống của các loài như rắn hổ mang, trăn gấm, và cá sấu. Một số loài động vật to lớn đang đầm mình xuống bùn để tránh nắng như: voi, hà mã, trâu rừng, ngựa vằn. Anh chàng hươu cao cổ chẳng cần phải khó khăn cũng có một bữa ăn ngon lành là các cành lá non trên ngọn cây. Các chú ếch nhỏ lặn ngụp dưới máng nước, cóc tía thì nghiến răng gọi bạn. Bằng các kiến thức đã học hãy sắp xếp các loài động vật trên theo các Lớp động vật có xương sống đã học. Câu 2 (1,5 điểm). Trai sông là động vật Thân mềm phổ biến ở các làng quê Việt Nam. Hãy cho biết vai trò của Trai sông? Câu 3 (2 diểm). Kể tên 10 loài Động vật có xương sống trong đó: 8 loài sống trên cạn; 1 loài thuộc lớp thú biết bay; 1 loài thuộc lớp thú sống dưới nước. Hãy cho biết vai trò của lài thú biết bay kể trên? Câu 4 (1,5 điểm). Hãy viết bài tuyên truyền (khoảng từ 6 – 10 dòng) về các biện pháp bảo vệ một loài Động vật có xương sống ở địa phương em đang bị suy giảm số lượng nghiêm trọng. ===* HẾT*=== GV: Trần Phi Hùng