Đề thi kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Đề số 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Đề số 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_de_so_3_nam_hoc.doc
Nội dung text: Đề thi kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Đề số 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 3 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: GDCD LỚP: 10 NĂM HỌC 2018 - 2019 (Đề thi gồm có 02 trang) (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. Trắc nghiệm: 3 điểm Học sinh kẻ và làm trắc nghiệm vào bài thi theo mẫu dưới đây Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Mục đích của nhận thức B. Động lực của nhận thức C. Cơ sở của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 2: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa A. Sự vật và hiện tượng. B. Tư duy và vật chất. C. Duy vật và duy tâm. D. Tư duy và tồn tại. Câu 3: Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực A. Sống tự tin B. Sống thiện C. Sống tự do D. Sống tự lập Câu 4: Nước ta đang xây dựng một xã hội vì con người, xã hội đó có mục tiêu A. Dân chủ, giàu đẹp, văn minh B. Dân chủ, bình đẳng, tự do C. Dân chủ, văn minh, đoàn kết D. Dân chủ, công bằng, văn minh Câu 5: Nếu dùng các khái niệm “ trung bình”, “ khá”, “ giỏi” để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì? A. Khối lượng kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện được. B. Điểm tổng kết cuối các học kỳ và hạnh kiểm mà học sinh đó đạt được C. Điểm kiểm tra cuối các học kỳ và hạnh kiểm mà học sinh đó đạt được D. Điểm số kiểm tra hàng ngày và ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh. Câu 6: Sự vận động nào sau đây không phải là sự phát triển ? A. Hạt lạc → cây lạc non → cây lạc trưởng thành. B. Nước bốc hơi → hơi nước →mây → mưa → nước. C. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá D. Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ → bà già Câu 7: Bạn A là học sinh cùng lớp nhưng không bao giờ tham gia các hoạt động của lớp. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để khuyên A? A. Báo cho cô giáo chủ nhiệm để bắt bạn A phải tham gia B. Động viên, cổ vũ bạn A tham gia các hoạt động. C. Lờ đi vì không liên quan đến mình D. Nói xấu bạn A với các bạn khác trong lớp Câu 8: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về vận động? A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. B. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất. C. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển. D. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội. Câu 9: Cuộc cách mạng nào dưới đây giúp con người đấu tranh để cải tạo xã hội A. Cách mạng xanh B. Cách mạng kĩ thuật C. Cách mạng xã hội D. Cách mạng trắng Trang 1/2 - Mã đề thi 357
- Câu 10: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học Mác Lênin đây là A. Quy luật tồn tại của sinh vật B. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập D. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập Câu 11: Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Cái răng cái tóc là vóc con người B. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão D. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng Câu 12: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng? A. Tính khách quan B. Tính kế thừa C. Tính hiện đại D. Tính truyền thống II. Tự luận: 7 điểm Câu 13 (1,5 điểm): Đã có một thời kỳ con người phá hủy một số công trình kiến trúc như: chùa, đền, đình làng lấy vật liệu để làm nhà kho, chuồng bò, chuồng trâu và một số công việc khác. a. Những hành vi trên có phải là phủ định hay không? Nếu đúng thì đó là loại phủ định nào? b. Trình bày hiểu biết của em về loại phủ định đó. Câu 14 (3,0 điểm): Một sinh viên được giao nhiệm vụ nghiên cứu một giống cây mới. Anh ta lúng túng không biết tiến hành như thế nào, bèn đến hỏi Timiriadép (nhà tự nhiên học vĩ đại người Nga) về tính năng của giống cây đó. Nhà bác học mỉm cười, vẻ giễu cợt: Anh bạn thân mến! Lẽ ra anh không nên hỏi ý kiến tôi, mà phải hỏi ý kiến cái cây ấy chứ? Câu hỏi: a. Em có nhận xét gì sau khi đọc xong câu chuyện trên? b. Câu chuyện trên cho ta thấy vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức? Câu 15: (1,5 điểm) Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người? Câu 16: (1,0 điểm) Việc chế tạo ra công cụ lao động có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của xã hội loài người? (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 357