Đề khảo sát chất lượng môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kì I - Đề số 4 - Năm học 2018-2019

pdf 2 trang nhatle22 2850
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kì I - Đề số 4 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_hoc_ki_i.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kì I - Đề số 4 - Năm học 2018-2019

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: GDCD – LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi. Ghi rõ mã đề thi I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Thí sinh viết đáp án vào tờ giấy thi theo bảng dưới đây Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.Á Câu 1: Giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng gọi là nhận thức A. lí tính. B. cảm giác. C. cảm tính. D. khái quát. Câu 2: Nghỉ Tết dương lịch, cả nhà em G cùng vui vẻ bên mâm cơm gia đình. Chị T làm kế toán của công ti xăng dầu nói: lâu rồi con mới được ăn cơm ở nhà. Anh trai G là anh H làm bác sĩ nói chen vào: với em thì ngày nghỉ thật quý giá bởi nó giúp em được gần gia đình và quên đi phần nào những căng thẳng trong bệnh viện. Mẹ nghe các anh chị nói liền thêm vào: Mẹ hay đau yếu nên chỉ ở nhà với em G. Bởi vậy, mẹ không giúp được công việc của bố của các con ở trang trại chăn nuôi. Những ai dưới đây chưa tham gia vào hoạt động thực tiễn? A. Anh H và bố mẹ. B. Em G và anh H. C. Mẹ và em G. D. Chị T và bố mẹ. Câu 3: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết. Theo quan điểm của triết học, đây là A. sự gạt bỏ giữa các mặt đối lập. B. sự giống nhau giữa các mặt đối lập. C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu 4: Bạn T và Q cùng gặp thầy hiệu trưởng trung học phổ thông K để báo về việc bạn P sử dụng điện thoại chép bài thi môn Văn trong kì thi khảo sát vừa rồi. Việc làm của bạn T và Q thể hiện nội dung nào dưới đây khi giải quyết mâu thuẫn? A. Thái độ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”. B. Phê bình và tự phê bình. C. Vạch áo cho người xem lưng. D. Đấu tranh chống lại tiêu cực. Câu 5: Bạn L khoe với mẹ hôm nay đi chụp ảnh ở vườn hoa cúc Họa mi của nhà anh M. Bạn L nói: vườn hoa đẹp nhưng để mọi người đến chụp ảnh chứ không bán mẹ ạ. Khác với nhà bác T ngày nào cũng cắt hoa để giao cho cửa hàng hoa. Mẹ của L nghe vậy nên nói: mỗi người có việc làm khác nhau. Với mẹ hàng ngày ra vườn chăm sóc và nhân giống các loại hoa. Chị K giúp mẹ tìm thêm thị trường trên mạng để bán hoa giống. Hành vi của những ai dưới đây theo quan điểm phủ định siêu hình? A. Anh M và chị K. B. Mẹ của L và anh M. C. Bác T và bạn L. D. Bác T. Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không phải mâu thuẫn biện chứng? A. Tập trung và phân tán của tư tưởng. B. Tính sóng và tính hạt của ánh sáng. C. Thường biến và đột biến của sinh vật. D. Đồng hóa ở tế bào A và dị hóa ở tế bào B. Câu 7: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng gọi là A. điểm nút. B. chất. C. lượng. D. độ. Câu 8: Ngày nay, trong lĩnh vực nông nghiệp với sự xuất hiện của các công cụ mới như: máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa đã trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người. Nội dung này thể hiện sự A. thúc đẩy. B. phát triển. C. tương tác. D. đột phá. Câu 9: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức vận động vật lí? Trang 1/2 - Mã đề thi 485
  2. A. Bón vôi giảm độ chua của đất trồng. B. Băng ở hai cực trái đất tan vào mùa hè. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Cháy rừng gây ô nhiễm môi trường. Câu 10: Hoạt động nào dưới đây là sản xuất vật chất? A. Nghiên cứu thuốc mới điều trị bệnh parkinson. B. Trồng và cung ứng rau mầm trên thị trường. C. Hội nghị khoa học y học cổ truyền. D. Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Câu 11: Việc làm nào dưới đây là phủ định biện chứng? A. Tạo nho không hạt bằng kĩ thuật xử lí GA3. B. Khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên . C. Kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người. D. Phun thuốc trừ sâu không đúng quy định. Câu 12: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng trong trạng thái cô lập, áp dụng máy móc đặc tính của sự vật này với sự vật khác thể hiện A. phương pháp luận siêu hình. B. thế giới quan duy tâm. C. phương pháp luận biện chứng. D. thế giới quan duy vật. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13 (2,5 điểm) Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất. Mỗi hình thức cho một ví dụ. Câu 14 ( 2,5 điểm) Bạn H là một học sinh năng động, thông minh nhưng rất ham chơi và nhiều lần tự ý bỏ học. Bạn cho rằng mình thông minh nên chỉ khi nào đến kỳ thi mới cần phải học. Do chủ quan nên kết quả học tập của H ngày càng đi xuống. Khi được thầy cô, cha mẹ và bạn bè khuyên bảo thì bạn ấy nói: “Tự do là điều quý nhất đối với con người. Do vậy, tôi thích tự do và làm theo ý thích của mình”. a. Theo em, quan điểm “tự do” của bạn H và “kỷ luật” của nhà trường có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao? b. Từ tình huống của bạn H nói trên cùng với việc tìm hiểu mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, em rút ra bài học gì trong học tập? Câu 15 (2,0 điểm) Phân biệt sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phải tự phê bình và phê bình như thế nào cho phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2 - Mã đề thi 485