Đề thi kiểm tra môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì 2

docx 7 trang nhatle22 8490
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_8_hoc_ki_2.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm tra môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì 2

  1. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 8 – HỌC KÌ 2 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á thay đổi như thế nào? A. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. B. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. C. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành dịch vụ. D. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Câu 2: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập vào A. 02 – 08 – 1964. C. 06 – 08 – 1966. B. 04 – 08 – 1965. D. 08 – 08 – 1967. Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm A. 1995. C. 1997. B. 1996. D. 1998. Câu 4: Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu từ năm A. 1945. C. 1986. B. 1975. D. 2000. Câu 5: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam là A. Nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. B. Cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo. C. Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật. D. Tất cả các ý trên. Câu 6: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 là A. biển Đông. C. một bộ phận của vịnh Thái Lan.
  2. B. một bộ phận của biển Đông D. một bộ phận của Ấn Độ Dương. Câu 7: Trong lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta, địa hình nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn nào? A. Tiền Cam-bri. C. Tân kiến tạo. B. Cổ kiến tạo. D. Cổ kiến tạo và tân kiến tạo. Câu 8: Theo khảo sát thăm dò của ngành địa chất, có bao nhiêu điểm quặng và tụ khoáng ở nước ta? A. 3000 C. 5000 B. 4000 D. 6000 Câu 9: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, một số khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta là: A. than, dầu khí, vàng, sắt, đá vôi. B. than, dầu khí, đá vôi, sắt, niken. C. than, dầu khí, apatit, titan, đá vôi. D. than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit. Câu 10: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam là A. đồng bằng. C. bờ biển B. đồi núi. D. thềm lục địa. Câu 11: Dựa và Atlat địa lí VN cho biết hướng chủ yếu của địa hình nước ta là: A. Bắc - Nam và vòng cung. B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. C. Đông Bắc - Tây Nam và vòng cung. D. Tây - Đông và vòng cung. Câu 12: Dựa vào Atlat địa lí VN cho biết theo thứ tự từ Tây sang Đông vùng núi Đông Bắc gồm 4 cánh cung là: A. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều.
  3. B. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều. C. Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều. D. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Câu 13: Hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi đã tạo nên dạng địa hình độc đáo ở nước ta là A. địa hình cacxtơ. B. địa hình cồn cát. C. địa hình mài mòn ven biển. D. địa hình cao nguyên xếp tầng. Câu 14: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, miền khí hậu nào có mùa mưa lệch hẳn về thu đông? A. Miền khí hậu phía Bắc. B. Miền khí hậu phía Nam. C. Miền khí hậu Đông Trường Sơn. D. Miền khí hậu Biển Đông. Câu 15: Yếu tố nào dưới đây không phải là nhân tố làm cho thời tiết, khí hậu nước ta phân hóa theo các miền và vùng A. địa hình đa dạng. B. lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ. C. hoạt động của gió mùa phối hợp với địa hình. D. thảm thực vật thay đổi. Câu 16: Cho bảng số liệu: mùa lũ trên các lưu vực sông Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
  4. Các sông Bắc Bộ + + ++ + + Các sông Trung Bộ + + ++ + Các sông Nam Bộ + + ++ + Đặc điểm nổi bật nhất của mùa lũ nước ta là A. mùa lũ ở 3 miền Bắc, Trung, Nam không trùng nhau. B. mùa lũ ở miền Bắc nhiều hơn. C. mùa lũ chậm dần từ Bắc vào Nam. D. mùa lũ chiếm 70-80% lượng nước cả năm. Câu 17: Nước ta có bao nhiêu con sông dài trên 10km? A. 3260 C.2360 B. 6320 D.6230 Câu 18: Ở nước ta, sự giàu có về thành phần loài sinh vật là: A. 11200 loài thực vật, 14600 loài và phân loài động vật. B. 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật. C. 11600 loài thực vật, 14200 loài và phân loài động vật. D. 14200 loài thực vật, 11600 loài và phân loài động vật. Câu 19: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam? A. Đa dạng nhưng không vô tận. B. Rừng ngày càng mở rộng. C. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. D. Rừng giảm sút nghiêm trrọng. Câu 20: Đặc điểm nổi bật nhất của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.
  5. B. nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng. C. địa hình phần lớn là đồi múi thấp với nhiều cánh cung núi. D. tài nguyên phong phú, đa dạng. II. Tự luận (5 điểm) Câu1. (2,5 điểm) : Dựa vào Atlat địa lí VN hãy: - Chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? - Trình bày các nhân tố hình thành và biến đổi khí hậu nước ta? Câu 2.(2,5 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Các nhóm đất Tỷ lệ (% diện tích đất tự nhiên) Đất feralit đồi núi thấp 65 Đất mùn núi cao 11 Đất phù sa 24 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước ta? b. Rút ra nhận xét và nêu giá trị sử dụng của từng loại đất?
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi ý đúng 0,25điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D A C D B B C D B Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D A C D A A B B A II. Tự luận (5 điểm) CÂU NỘI DUNG Điểm Câu 2 * Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. (2,5đ) - Tính nhiệt đới + Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ trong 1 năm (0,25) + Nhiệt độ TB năm cao trên 21ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam. (0,25) - Tính chất gió mùa - Mùa đông (từ tháng 11 -> tháng 4): lạnh khô với gió mùa Đông Bắc (0,25) - Mùa hạ (từ tháng 5 -> tháng 10): nóng ẩm, mưa nhiều với gió mùa Tây (0,25) Nam - Tính chất ẩm + Lượng mưa TB năm lớn (1500->2000mm/năm)
  7. + Độ ẩm không khí rất cao (trên 80%) (0,25) * nhân tố hình thành và biến đổi khí hậu nước ta (0,25) - vị trí địa lý: vị trí nội chí tuyến. - hình dạng lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc- Nam (0,25) - hoàn lưu gió mùa: gió mùa Đông Bắc và Tây Nam (0,25) - Địa hình đa dạng, nhất là độ cao và hướng núi. (0,25) (0,25) Câu 2 a. Vẽ biểu đồ (2,5đ) - HS vẽ biểu đồ hình tròn chia tỉ lệ chính xác. (1,0) (0,25) - Chú thích, kí hiệu rõ ràng cho từng nhóm đất (0,25) - Ghi tên biểu đồ. b. Nhận xét và nêu giá trị sử dụng của từng loại đất: - Nhóm đất feralit: chiếm tỷ lệ diện tích đất tự nhiên lớn nhất (65%). Có (0,25) giá trị với việc trồng rừng và cây công nghiệp - Sau đó đến nhóm đất phù sa 24%. Thích hợp với cây lương thực, thực (0,25) phẩm nhất là cây lúa. - Nhóm đất đồi núi cao chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (11%). Chủ yếu là đất rừng (0,25) đầu nguồn cần được bảo vệ.