Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 3 trang nhatle22 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2019- 2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: ĐỊA LÍ 8 A. NỘI DUNG I. Lý thuyết 1. Khu vực Tây Nam Á 2. Khu vực Nam Á 3. Khu vực Đông Á II. Bài tập - Nhận xét bảng số liệu .B. CÂU HỎI I. Lý thuyết Câu 1: Nêu vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và ý nghĩa của vị trí địa lí? Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của khu vực Tây Nam Á ? Câu 3: Trình bày đặc điểm khí hậu của khu vực Nam Á? Câu 4: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á Câu 5: Hãy cho biết các sông ngòi và cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á? Câu 6: Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á? Cho biết dãy núi Hy-ma-lay- a ảnh hưởng tới khí hậu của khu vực như thế nào? Câu 7: Trình bày vị trí địa lí, phạm vi khu vực Đông Á? Câu 8: Hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới? II. Bài tập - Nhận xét bảng số liệu dân số các khu vực châu Á - Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Tố Loan
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2019- 2020 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI MÔN: ĐỊA LÍ 8 I. Lý thuyết Câu 1: Trình bày vị trí địa lí. - Tõ 120B- 420B, 26 §- 73 § => Thuéc ®íi nãng - Cã mét sè biÓn vµ vÞnh bao bäc : vÞnh PÐc xÝch, biÓn Caxpi BiÓn §en, §Þa trung H¶i, BØÓn §á, biÓn A R¸p . - Gi¸p khu vùc Trung ¸, nam ¸ - N»m ë ng· 3 cña 3 ch©u lôc: ¸ , Phi, ©u. -> T©y nam ¸ cã vÞ trÝ chiÕn l­îc quan träng: ¸n ng÷ con ®­êng giao th«ng trªn biÓn tõ §Þa Trung H¶i sang Ên §é D­¬ng qua kªnh ®µo Xuyª Câu 2. Đặc điểm địa hình, khoáng sản của khu vực Tây Nam Á a. Địa hình - Khu vực có nhiều núi và cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp + Phía Đông Bắc có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung hải, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I ran + Phía Tây Nam: là sơn nguyên A – rap chiếm gần toàn bộ diện tích bán đảo A - ráp + Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của 2 sông Ti- gơ và – Ơ- phrat bồi đắp b. Khoáng sản: - Tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ - Trữ lượng rất lớn tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà và ven vinh Pec-xich - Ả- rập Xê –út, T-ran, I- rắc , Cô oét là những nước có nhiều dầu mỏ nhất Câu 3: Trình bày đặc điểm khí hậu của khu vực Nam Á - Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa . - Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, mùa đông có gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh, khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9 có gió mùa Tây Nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương mang theo mưa cho khu vực Nam Á. - Trên các vùng núi cao, đặc biệt là dãy Hi-ma-lay a, có sự thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp. + Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khí hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đơi băng tuyết vĩnh cửu . + Ở sườn phía Bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm - Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hằng năm từ 200mm - 500mm Câu 4: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á - Phân bố mưa của khu vực Nam Á không đều trên lãnh thổ là do ảnh hưởng của địa hình và tác động của gió mùa Tây Nam - Dãy Hy-ma-lay-a đồ sộ kéo dài , ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào chút hết ở sườn Nam , lượng mưa trung bình từ 2000mm - 3000mm /năm , trong khi phía bên kia , trên sơn nguyên Tây Tạng , khí hậu rất khô hạn , lượng mưa trung bình dưới 100mm - Miền đồng bằng Ấn- Hằng nằm giữa khu vực núi Hy-ma-lay-a và sơn nguyên Đê – can như một hành lang hứng gió Tây Nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng nên có lượng mưa lớn. Gặp núi , gió chuyển theo hướng tây bắc , mưa tiếp tục đổ xuống đồng bằng chân núi , nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. - Sườn Đông dãy Gát Tây trực tiếp đón gió Tây Nam nên có lượng mưa lớn , bên kia sườn Đông sơn nguyên Đê – can có lượng mưa nhỏ
  3. - Do chịu ảnh hưởng của gió Tây và Tây Bắc từ sơn nguyên I- ran thổi tới rất khô và rất nóng nên hoang mạc Tha ít mưa. Câu 5: Trình bày địa hình của khu vực Nam Á a. Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau + Phía Bắc là là hệ thống Hy-ma-lay –a hùng vĩ chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam kéo dài gần 2600km , rông TB từ 320 - 400 km, gồm nhiều dãy núi chạy song song + Phía Nam là sơn nguyên Đê Can tương đối thấp và bằng phẳng với 2 rìa được nâng cao tạo thành 2 dãy Gát Tây và Gát Đông . + Nằm giữa chân núi Hy-ma-lay và sơn nguyên Đê Can là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A – ráp đến bờ vịnh Ben gan dài 3000 km và rộng từ 250- 350km b. Ảnh hưởng - Vào mùa đông dãy Hy-ma-lay-a chắn khối khí lạnh từ Trung Á xuống nên Nam Á ấm hơn nước ta - Vào mùa hè đón gió Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi tới nên sườn núi phía Nam có mưa nhiều Câu 6: Trình bày vị trí địa lí và phạm vi khu vực, địa hình Đông Á a. Vị trí địa lí và phạm vi - Khu vực Đông Á gồm 2 bộ phận : phần đất liên và hải đảo + Phần đất liền: gồm Trung quốc và bán đảo Triều Tiên + Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản , đảo Đài Loan, và đảo Hải Nam - Đông Á tiếp giáp với Thái Bình Dương và các biển : Nhật Bản, Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông, vịnh Ben Gan. b. Địa hình - Phần đất liền chiếm tới 83,7% diện tích lãnh thổ, địa hình đa dạng + Phía Tây Trung Quốc có các hệ thống núi , sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng . Nhiều núi có băng hà bao phủ quanh năm . Dãy Hy-ma-lay-a có đỉnh Chô- mô- lung – ma được mệnh danh là “nóc nhà thế giới” ( cao 8848m). + Phái Đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên có các đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng. Phần hải đảo là miền núi trẻ , thường có động đất núi lửa hoạt động mạnh. Câu 8: Hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới. - Nhật Bản: là cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì. - Là nước có nền công nghiệp phát triển cao với nhiều ngành truyền thống mũi nhọn, nhiều ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như : + sản xuất tàu biển chiếm 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới + sản xuất ô tô chiếm 25% sản lượng xuất khẩu của thế giới + sản xuất rô bốt chiếm khoảng 60% sản lượng xuất khẩu của thế giới + sản xuất xe gắn máy chiếm 60% số lượng rô bốt của thế giới - Người Nhật Bản có chất lượng cuộc sống cao. GDP/người của Nhật Bản năm 2013 đạt 38634USD II. Bài tập - Nhận xét bảng số liệu dân số các khu vực châu Á - Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ BGH duyệt Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Tố Loan