Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Đề số 1 - Năm học 2014-2015

doc 5 trang nhatle22 5220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Đề số 1 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_de_so_1_nam_hoc_2014.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Đề số 1 - Năm học 2014-2015

  1. PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Sinh học 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi 05 tháng 3 năm 2015 Câu 1(3đ): a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào? b, Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ? c, Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. Em hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn? Câu 2(3đ):a, Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật? b, Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú? Câu 3(3đ)a,Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống? b, So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? Câu 4. (3đ) Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi. Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G). a. Tính khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên? b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên? Biết để ô xi hóa hoàn toàn: + 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal + 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal + 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal Câu 5 (3đ)a, Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích. b, Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Câu 6(3đ) a, Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? b, Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? Câu 7 (2đ) Lấy máu của 4 người: Dũng, Thảo, Thủy ,Mai mỗi người là một nhóm máu khác nhau. Rồi tách ra thành các phần riêng biệt (huyết tương và hồng cầu riêng). Sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả như sau: Huyết tương Dũng Thảo Thủy Mai Hồng cầu Dũng - - - - Thảo + - + + Thủy + - - + Mai + - + - Dấu(+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết; dấu(-) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết. Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên. HẾT Họ và tên thí sinh SBD
  2. ĐAP ÁN ĐỀ THI HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 8 Năm học: 2014-2015 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút Câu Nội dung Điểm 1 3 a,Tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người là: - Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải ĐM phổi Phổi(TĐK 0,25 nhường CO2 nhậnO 2 biến máu đỏ thẩm trở thành máu đỏ tươi) TM phổi Tâm nhĩ trái. - Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái ĐM chủ Tế bào của các cơ quan( TĐC nhường O 2 cho tế bào,nhận CO 2 biến máu đỏ 0,25 tươi thành máu đỏ thẫm) TM chủ Tâm nhĩ phải. - Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao: đặc tính của hệ tuần hoàn làm việc liên tục suốt đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của 0,25 con người. + Pha giãn chung bằng pha làm việc là 0,4 giây, sự nhịp nhàng giữa hai pha co giãn làm cho tim hoạt động nhịp nhàng. 0,25 + Trên thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hòa hoạt động của tim khi tăng nhịp và giảm nhịp. + Hệ tuần hoàn có đội quân bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn dịch đó là 0,25 các loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch. + Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ có hiệu quả khả năng đông máu trong máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu giải phóng ra enzim và protein hòa 0,25 tan với ion Ca++ khi mạch vỡ thay đổi áp suất tạo ra tơ máu gây nên đông máu, nhờ có cơ chế này mà hệ tuần hoàn luôn là một dòng trong suốt. b, Huyết áp là áp lực của máu trong mạch do tim co bóp gây ra. Huyết áp ở trong mạch đạt tối đa tương ứng với thời gian tâm thất co và đạt tối thiểu khi tâm thất dãn. Càng gần tim áp lực càng lớn thì huyết áp lớn và càng xa tim áp 0,5 lực càng nhỏ thì huyết áp càng nhỏ. Vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu đi càng giảm trong hệ mạch, dẫn đến sức ép của máu lên thành mạch càng giảm dần. c, 120 mmHg là huyết áp tối đa, 80 mmHg là huyết áp tối thiểu. Người có chỉ 0,5 số này là huyết áp bình thường. Huyết áp 150 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180 mmHg là huyết áp tối đa, người có chỉ số này là người cao huyết áp. * Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì: - Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên 0,5 thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết áp. - Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch, đột quỵ, tử vong. 2 a, 3 Tế bào động vật Tế bào thực vật - Không có thành tế bào, màng - Có thành tế bào, màng được cấu 0,25
  3. được cấu tạo bằng Protein và tạo bằng xenlulô. Lipit. - Không có lạp thể. - Có lạp thể, sắc lạp, bột lạp, lạp 0,25 thể. - Không có không bào hoặc rất - Có không bào lớn 0,25 nhỏ. - Có trung tử. - Không có trung tử. 0,25 - Chất dự trữ là glicogen. - Chất dự trữ là hyđơrat các bon b, Những đặc điểm tiến hoá: + Thể hiện qua sự phân hóa ở chi trên và tập trung ở chi dưới - cơ chi trên phân hóa thành các nhón cơ phụ trách những cử động linh hoạt của 0,5 bàn tay, ngón tay đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển. - Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khỏe ( như cơ mông, 0,5 cơ đùi ) Giúp cho sự vận động di chuyển ( chạy, nhảy ) linh hoạt và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng. - Ngoài ra, ở người còn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn 0,5 ngữ nói. - Cơ nét mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt. 0,5 3 3 a Câu 3(3đ)a,Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống? 0,25 0,25 - Mâu thuẫn: + Đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ, dị hoá phân huỷ chất hữu cơ 0,25 + Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng. - Thống nhất: 0,25 + Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho đồng hóa. 0,25 + Đồng hoá và dị hoá cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một 0,25 trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại. b,* Giống: - Đều tạo ra từ đơn vị chức năng của thận. - Đều có chứa nước và 1 số chất bài tiết giống nhau như ure, axit uric 0,25 * Khác nhau: Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức 0,25 -Nồng độ các chất hòa tan loãng -Nồng độ các chất hòa tan đậm hơn đặc hơn 0,25 -Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. -Gần như không còn các chất -Chứa ít các chất căn bã và các dinh duõng chất độc hơn -Chứa các chất cặn bã và các 0,25 - Được tạo ra trong quá trình lọc chất độc máu ở nang cầu thận thuộc đơn vị - Được tạo ra trong quá trình hấp đầu của đơn vị thận thụ lại và bài tiết tiếp ở đoạn 0,5 sau của đơn vị thận. - Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu: là lọc máu và loại bỏ các chất
  4. cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong. 4 3 a) Tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng. Theo bài ra: Lipit: Prôtêin : Gluxit = 1: 3 : 6 Pr =3.Li ; G = 6.Li (1) 0,5 Ta có phương trình: 0,83. G + 0,97. Pr + 2,03. Li = 595,2 ( 2) 0,5 Thay (1) vào( 2) ta được: 0,83.6Li + 0,97. 3Li + 2,03 .Li = 595,2 (3) 0,5 Giải (3) được: Li = 60 => Pr = 3.60 = 180 gam; G = 6.60 = 360 gam 0,5 b) Tính năng lượng sinh ra khi ôxi hóa hoàn toàn lượng thức ăn trên: Theo giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn ở đề bài: =>  năng lượng = 4,3 . 360 + 4,1 . 180 + 9,3 . 60 = 2844 kcal 1 5 3 a, - Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% ) 0,5 + Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ 0,25 trước bên còn lại và rễ sau còn. + Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị 0,25 đứt. + Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt. 0,25 * Giải thích: -Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua 0,25 cơ quan phản ứng (cơ chi) - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần 0,25 kinh. b, Tại sao nói dây thần tủy là dây pha. - Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau 0,25 + Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan 0,25 + Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống. 0,25 - Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy Dây thần kinh 0,5 tủy là dây pha. 6 3 a, Giải thích qua ví dụ: - Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400 ml không khí: 0,25 + Khí lưu thông / phút : 400 ml x 18 = 7200 ml 0,25 + Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 18 = 2700 ml 0,25 + Khí hữu ích vào tới phế nang : 7200 ml – 2700 ml = 4500 ml 0,25 - Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/ phút , mỗi nhịp hít vào 600 ml 0,25 + Khí lưu thông / phút : 600 ml x 12 = 7200 ml 0,25 + Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 12 = 1800 ml 0,25 + Khí ghữu ích vào tới phế nang : 7200 ml – 1800 ml = 5400 ml 0,25 Kết luận: Khi thở sâu và giãm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp (5400 ml – 4500 ml = 900 ml). 0,25 b, Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường, vì:Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh 0,25 năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2 - Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động 0,5 mạnh đẻ thải loại bớt CO 2 ra khỏi cơ thể.Chừng nào lượng CO 2 trong máu trở
  5. lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường 7 2 -Lập luận đúng, chặt chẽ 1 - Tìm ra các nhóm máu: Dũng Nhóm máu O 0,25 Thảo Nhóm máu AB 0,25 Thủy Nhóm máu A hoặc B 0,25 Mai Nhóm máu B hoặc A 0,25