Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Khối 9 - Năm học 2016-2017

doc 5 trang nhatle22 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Khối 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_khoi_9_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Khối 9 - Năm học 2016-2017

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS NĂM HỌC 2016 – 2017 Đề chính thức Môn thi: SINH HỌC - BẢNG A Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm). a. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Cho cây bố có kiểu gen AAbb giao phấn với cây mẹ có kiểu gen aaBB được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F 2. Biết quá trình giảm phân bình thường, không có đột biến. Xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F2 trong phép lai trên và tỉ lệ kiểu hình F2 giống ♂P, ♀P? b. Cho phép lai P: ♂AabbDD x ♀AaBbdd. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không có đột biến. Hãy xác định: Tỉ lệ giao tử cái chứa gen A, B và tỉ lệ giao tử đực chứa gen a, b được tạo ra? Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd và tỉ lệ kiểu hình A-B-D- ở đời con F1? Câu 2. (2,0 điểm). Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa hai cơ thể với nhau thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 thân cao, quả tròn : 1 thân cao, quả bầu. Biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên. Biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST thường khác nhau, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, giảm phân bình thường và không có đột biến. Câu 3. (3,0 điểm). a. Trong các kì của quá trình nguyên phân, NST có những hoạt động cơ bản nào? Những hoạt động nào của NST chỉ có ở quá trình giảm phân, không có ở quá trình nguyên phân? b. Một nhóm tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Ee tiến hành giảm phân bình thường, không có đột biến xảy ra. Viết các loại giao tử có thể tạo ra? Câu 4. (2,0 điểm). Hãy viết sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở châu chấu ? (cho biết bộ NST của con cái là 2n = 24, con đực là 2n = 23 và cặp NST giới tính con cái kí hiệu là XX, con đực kí hiệu là XO). Câu 5. (4,0 điểm). a. Axit nucleic được tổng hợp theo nguyên tắc nào? b. Một đoạn ADN nhân đôi một số đợt. Trong tổng số đoạn ADN con sinh ra thấy có 14 mạch đơn đều chứa các nucleotit tự do môi trường nội bào cung cấp. Mạch đơn thứ nhất của đoạn ADN ban đầu có A = 225 và G = 375, mạch thứ hai của đoạn ADN đó có A = 300 và G = 600. Tính số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của đoạn ADN nói trên? Câu 6. (4,0 điểm) Một gen do bị đột biến mất đi một đoạn (gồm hai mạch bằng nhau) nên số nucleotit Timin giảm đi 1/5 và số nucleotit Xitôzin mất đi bằng 1/10 số nucleotit loại Guanin của gen chưa bị đột biến. Khi đoạn gen còn lại tự nhân đôi thì nhu cầu so với trước về số nucleotit đã bớt đi 90 Guanin và 120 Adenin. a. Tìm số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen chưa bị đột biến? b. Gen chưa bị đột biến có chiều dài bao nhiêu micromet? c. Đột biến gen có lợi hay có hại cho bản thân sinh vật ? giải thích? Câu 7. (2,0 điểm) Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên NST X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; Gen H và h đều không có trên NST Y. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến. a. Hãy cho biết cặp đồng sinh này cùng trứng hay khác trứng? Giải thích? b. Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao? Hết Họ và tên thí sinh số báo danh
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS NĂM HỌC 2016 – 2017 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC - BẢNG A (Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang) Câu 1. (3,0 điểm). a. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Cho cây bố có kiểu gen AAbb giao phấn với cây mẹ có kiểu gen aaBB được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F 2. Biết quá trình giảm phân bình thường, không có đột biến. Xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F2 trong phép lai trên và tỉ lệ kiểu hình F2 giống ♂P, ♀P? b. Cho phép lai P: ♂AabbDD x ♀AaBbdd. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không có đột biến. Hãy xác định: Tỉ lệ giao tử cái chứa gen A, B được tạo ra ? Tỉ lệ giao tử đực chứa gen a, b được tạo ra? Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở đời con F1? Tỉ lệ kiểu hình A-B-D- ở đời con F1? Ý NỘI DUNG ĐIỂM a. - Xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F2: + Tỉ lệ kiểu gen F1: 100% AaBb 0,25 0,25 + Tỉ lệ kiểu hình F1 : 100% thân cao, hoa đỏ + Tỉ lệ kiểu gen F2: 1AABB: 2AABb: 1AAbb: 2AaBB : 4AaBb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb 0,5 + Tỉ lệ kiểu hình F : 9/16 Thân cao, hoa đỏ: 3/16 thân cao, hoa trắng: 3/16 thân thấp, 2 0,5 hoa đỏ: 1/16 thân thấp, hoa trắng. - Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 giống ♂ P, giống ♀ P: 0,25 +Tỉ lệ kiểu hình F giống ♂ P: Thân cao, hoa trắng = 3/16 2 0,25 +Tỉ lệ kiểu hình F2 giống ♀ P: Thân thấp, hoa đỏ = 3/16 b. -Tỉ lệ giao tử cái chứa gen A,B được tạo ra: 1/2A x 1/2B = 1/4AB 0,25 -Tỉ lệ giao tử đực chứa gen a, b được tạo ra: 1/2 a x 1,0 b = 1/2 ab 0,25 0,25 - Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở đời con F : 2/4Aa x 1/2Bb x 1,0 Dd = 2/8 AaBbDd 1 0,25 - Tỉ lệ kiểu hình A-B-D- ở đời con F1: 3/4A- x 1/2B- x 1,0D- = 3/8 A-B-D- Câu 2. (2,0 điểm). Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa hai cơ thể với nhau thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 thân cao, quả tròn : 1 thân cao, quả bầu. Biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên. Biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST thường khác nhau, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, giảm phân bình thường và không có đột biến. Ý NỘI DUNG ĐIỂM - Biện luận xác định kiểu gen của P: Hai cặp tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập. + Xét tính trạng chiều cao cây: Quy ước gen: A: Thân cao; gen a: Thân thấp 0,25 Ở F1: 100% thân cao => P: AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa + Xét tính trạng hình dạng quả: ở F1 : quả tròn/ quả bầu = 3/1 => Quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu. Quy ước gen B: Quả tròn; gen b: Quả bầu => P: Bb x Bb 0,25 + Xét sự di truyền đồng thời 2 cặp tính trạng, ta có: P1:(AA x AA)(Bb x Bb) =>P1: AABb (thân cao, quả tròn) x AABb (thân cao, quả tròn) 0,25 P2: (AA x Aa)(Bb x Bb) =>P2: AABb (thân cao, quả tròn) x AaBb (thân cao, quả tròn) 0,25 P3: (AA x aa)(Bb x Bb) =>P3: AABb (thân cao, quả tròn) x aaBb (thân thấp, quả tròn) 0,25 - Viết sơ đồ lai cho phép lai: HS hoàn thành 3 sơ đồ lai P1, P2, P3 ( mỗi sơ đồ lai 0,25 điểm) 0,75
  3. Câu 3. (3,0 điểm). a. Trong các kì của quá trình nguyên phân, NST có những hoạt động cơ bản nào? Những hoạt động nào của NST chỉ có ở quá trình giảm phân, không có ở quá trình nguyên phân? b. Một nhóm tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Ee tiến hành giảm phân bình thường, không có đột biến xảy ra. Viết các loại giao tử có thể tạo ra? Ý NỘI DUNG ĐIỂM a. - Các hoạt động cơ bản của NST trong các kì của quá trình nguyên phân: + Kì đầu: NST kép đóng xoắn, co ngắn và tâm động đính vào các sợi tơ của 0,25 thoi phân bào. + Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt 0,25 phẳng xích đạo của thoi phân bào. 0,25 + Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về hai cực nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào. 0.25 + Kì cuối: các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. - Những hoạt động của NST chỉ có ở quá trình giảm phân, không có ở quá trình nguyên phân: + Tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể 0,5 bắt chéo với nhau, sau đó tách rời nhau. + Tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân 0,25 bào. + Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế 0,25 bào. b. - Các loại giao tử có thể tạo ra trong trường hợp không có trao đổi đoạn NST: BDE; bdE; BDe; bde; 0,5 - Các loại giao tử có thể tạo ra trong trường hợp có trao đổi đoạn NST: 0,5 BDE ; bdE; BDe ; bde; BdE ; bDE; Bde ; bDe; Câu 4 (2,0 điểm). Hãy viết sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở châu chấu? (cho biết bộ NST của con cái là 2n = 24, con đực là 2n = 23 và cặp NST giới tính con cái kí hiệu là XX, con đực kí hiệu là XO). Ý NỘI DUNG ĐIỂM Sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở châu chấu: P: 22A+XX ( châu chấu cái) x 22A+XO (châu chấu đực) 0,5 0,5 GP: (11A+X) (11A+X), (11A+O) F1: (11A+X) x (11A+X) => 22A+XX (châu chấu cái) 0,5 (11A+X) x (11A+O) => 22A+XO (châu chấu đực) 0,5 Câu 5. (4,0 điểm). a. Axit nucleic được tổng hợp theo nguyên tắc nào? b. Một đoạn ADN nhân đôi một số đợt. Trong tổng số đoạn ADN con sinh ra thấy có 14 mạch đơn đều chứa các nucleotit tự do môi trường nội bào cung cấp. Mạch đơn thứ nhất của đoạn ADN ban đầu có A = 225 và G = 375, mạch thứ hai của đoạn ADN đó có A = 300 và G = 600. Tính số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của đoạn ADN nói trên? Ý NỘI DUNG ĐIỂM a. - Axit nucleic có 2 loại: ADN và ARN - ADN được tổng hợp theo các nguyên tắc: + Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do 0,5 trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.
  4. + Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. 0,5 - ARN được tổng hợp theo các nguyên tắc: + Nguyên tắc khuôn mẫu: Phân tử ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn 0,5 của gen với vai trò khuôn mẫu. + Nguyên tắc bổ sung: Các nucleotit trên mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với U, T liên kết với A, G 0,5 liên kết với X và X liên kết với G. b. - Tổng số mạch trong tất cả các đoạn ADN con tạo ra : 14 +2 =16 mạch 0,25 - Tổng số đoạn ADN con tạo ra: 16/2 = 8 0,25 - Số lần tự nhân đôi của đoạn ADN ban đầu: gọi k là số lần tự nhân đôi, ta có 2k =8 = 23, k = 3. 0,25 - Đoạn ADN ban đầu có: A1 = T2 = 225, A2 = T1 = 300, 0,25 G1 = X2 = 375, G2 = X1 = 600. Suy ra A = T = 300 + 225 = 525, G = X = 375 + 600 = 975 0,5 - Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên của đoạn ADN: A = T = 525 x 7 = 3675; G = X = 975 x 7 = 6825 0,5 Câu 6. (4,0 điểm) a. Giải thích cơ chế hình thành các hợp tử có cặp NST giới tính XXY, XYY ở một loài chim. Biết con trống giảm phân bình thường. b. Một gen do bị đột biến mất đi một đoạn (gồm hai mạch bằng nhau) nên số nucleotit Timin giảm đi 1/5 và số nucleotit Xitôzin mất đi bằng 1/10 số nucleotit loại Guanin của gen chưa bị đột biến. Khi đoạn gen còn lại tự nhân đôi thì nhu cầu so với trước về số nucleotit đã bớt đi 90 Guanin và 120 Adenin. Xác định số lượng, tỉ lệ % từng loại nucleotit và chiều dài của gen chưa bị đột biến? Ý NỘI DUNG ĐIỂM a. - Con chim trống (XX) giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại tinh trùng X 0,25 - Cơ chế hình thành hợp tử có cặp NST XXY: + XXY được hình thành do tinh trùng X thụ tinh với trứng XY. 0,25 + Trứng XY được tạo ra do ở con mái (XY) giảm phân không bình thường trong 0,25 giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường. - Cơ chế hình thành hợp tử có cặp NST XYY: + XYY được hình thành do tinh trùng X thụ tinh với trứng YY. + Trứng YY được tạo ra do ở con mái giảm phân không bình thường: 0,25 TH1: giảm phân 1 và giảm phân 2 không bình thường 0,25 TH2: giảm phân 1 bình thường, giảm phân 2 không bình thường. 0,25 b. - Số lượng từng loại nucleotit của gen chưa bị đột biến: A = T = 120 x 5 = 600 (Nu), 0,5 G = X = 90 x10 = 900 (Nu) 0,5 - Tỉ lệ % từng loại nu của gen chưa bị đột biến: Tổng số Nu trong gen chưa bị đột biến là: (600 x 2) + (900 x 2) = 3000 (nu) A = T = (600 x 100)/3000 = 20%, 0,5 G = X = (900 x100)/3000 = 30% 0,5 - Chiều dài của gen chưa bị đột biến: (3000/2) x 3,4 A0 = 5100 A0 = 0,51 micromet 0,5
  5. Câu 7. (2,0 điểm) Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên NST X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; Gen H và h đều không có trên NST Y. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến. a. Hãy cho biết cặp đồng sinh này cùng trứng hay khác trứng? giải thích? b. Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? vì sao? Ý NỘI DUNG ĐIỂM a. - Xác định cặp đồng sinh: Dạng đồng sinh khác trứng 0,5 - Giải thích: Hai người đồng sinh nhưng chỉ có một người bị bệnh, chứng tỏ kiểu 0,5 gen của họ khác nhau nên họ được sinh ra từ hai hợp tử khác nhau. b. - Xác định giới tính của người bị bệnh: Có thể là nam hoặc nữ 0,5 - Giải thích: Vì không biết kiểu hình của bố nên có 2 khả năng: + Người bị bệnh là nam, nếu nhận được NST Y từ bố và Xh từ mẹ 0,25 0,25 + Người bị bệnh là nữ, nếu nhận được NST Xh từ cả bố và mẹ Hết .