Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2015-2016

doc 5 trang nhatle22 2120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2015-2016

  1. UBND HUYỆN LẠNG GIANG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2015 – 2016 Môn thi: GDCD – Lớp 9 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 01/01/2016 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2 điểm) Lí tưởng sống là mục đích cuộc sống mà mỗi người mong muốn đạt tới. Theo em, lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì? Là thanh niên - học sinh em hiểu như thế nào là “sống đẹp, sống có ích”? Câu 2: (4 điểm) a/ Ngày pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là ngày mấy, tháng mấy? Vì sao mọi người “phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”? b/ So sánh sự giống nhau của đạo đức và pháp luật (về chức năng). Sự khác nhau của đạo đức và pháp luật (cơ sở hình thành, hình thức thể hiện, các hình thức đảm bảo thực hiện). Câu 3 : (6 điểm) a/ Tại sao lại nói: Năng suất, chất lượng, hiệu quả là 3 mặt không thể tách rời nhau? b/ Theo em việc tích cực đổi mới phương pháp học tập có phải là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không? Chỉ rõ vì sao? Câu 4 : (4 điểm ) Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.” Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm nổi bật truyền thống trên. Câu 5 : (4điểm) Năm nay Việt đã 13 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc điện thoại để tiện liên lạc. Nhưng vì muốn mua một chiếc điện thoại khác đẹp hơn nên Việt đã tự rao bán chiếc điện thoại đó. Theo em: a. Việt có quyền bán chiếc điện thoại đó không? Vì sao? b. Việt có quyền gì đối với chiếc điện thoại? c. Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền gì? Hãy trình bày nội dung các quyền đó? = = = = = = HẾT = = = = = =
  2. UBND HUYỆN LẠNG GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM THI HSG Môn thi : GDCD 9 Ngày thi: 01/01/2016 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2 điểm) * Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay: là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (0,5điểm) * Sống đẹp: là sống có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ, có tấm lòng nhân ái. (0,5điểm) * Sống có ích: + Sống vì mọi người, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. (0,25điểm) + Sống phải biết phân biệt đúng - sai, phải – trái. (0,25điểm) + Sống phải biết cống hiến công sức, trí tuệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. (0,25điểm) + Sống biết chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. (0,25điểm) Câu 2: (4điểm) a/ (1,5điểm) - Ngày pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là ngày 9 tháng 11.(0,5điểm) - Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật vì:
  3. + Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. (0,25điểm) + Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. (0,25điểm) + Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật. (0,25điểm) + Vì vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, bắt buộc sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật. (0,25điểm) b/ So sánh đạo đức với pháp luật (2,5 điểm) * Giống: . (1 điểm) + Đạo đức và pháp luật là các chuẩn mực của xã hội. (0,25điểm) + Đạo đức và pháp luật góp phần hình thành những nhân cách của con người, điều chỉnh hành vi của con người và các quan hệ xã hội, góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn. (0,75điểm) * Khác: (1,5 điểm) Đạo đức Pháp luật Cơ sở Bắt nguồn từ cuộc sống, hình Xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của hình thành thành trong quá trình lịch sử lâu nhân dân, do cơ quan quyền lực cao dài của dân tộc, được truyền từ nhất đại biểu của nhân dân là quốc thế hệ này sang thế hệ khác. hội làm luật pháp và sửa đổi luật ( 0,25 điểm) pháp ( 0,25 điểm) Hình thức Tục ngữ, ca dao Bộ luật thể hiện Châm ngôn Luật Danh ngôn Văn bản qui phạm pháp luật Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn ( 0,25 điểm) ( 0,25 điểm) Các hình Được điều chỉnh thông qua dư Được nhà nước đảm bảo thực hiện thức đảm luận xã hội: khen, chê, khuyên bằng các biện pháp giáo dục? thuyết bảo thực răn. phục, cưỡng chế. hiện ( 0,25 điểm) ( 0,25 điểm)
  4. Câu 3: (6 điểm) a. (4,5điểm) - Khẳng định đúng là năng suất, chất lượng, hiệu quả là 3 mặt không thể tách rời. (0,5 điểm) - Nêu khái niệm: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tao ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. (0,5 điểm) - Làm rõ được: Năng suất là yếu tố thời gian, số lượng sản phẩm; chất lượng là yếu tố nội dung và hình thức; hiệu quả là yếu tố giá trị sử dụng của sản phẩm. (0,5 điểm) * Chứng minh: ( HS lấy được dẫn chứng để chứng minh thì được 3 điểm) + Bất cứ công việc gì phải đảm bảo được cả năng suất (thời gian) và chất lượng (nội dung và hình thức) thì sẽ mang lại hiệu quả cao. (0,5 điểm) - Lấy 1 ví dụ minh họa về nội dung này (năng suất + chất lượng = hiệu quả) (0,5 điểm) + Bất cứ công việc gì mà chỉ đảm bảo được một mặt năng suất (thời gian) mà không đảm bảo chất lượng (nội dung và hình thức) thì sẽ không mang lại hiệu quả. (0,5 điểm) - Lấy 1 ví dụ minh họa về nội dung này (năng suất + 0 chất lượng = 0 hiệu quả) (0,5 điểm) + Bất cứ công việc gì mà không đảm bảo mặt năng suất (thời gian) mà chỉ đảm bảo được một mặt chất lượng (nội dung và hình thức) thì hiệu quả mang lại sẽ thấp. (0,5 điểm) - Lấy 1 ví dụ minh họa về nội dung này (0 năng suất + chất lượng = hiệu quả thấp) (0,5 điểm) b/ (1,5điểm) - Theo em việc tích cực đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. (0,5điểm) -Vì cải tiến đổi mới phương pháp học tập giúp chúng ta đỡ tốn thời gian học mà hiểu bài sâu, nắm vững kiến thức, kĩ năng .kết quả học tập cao. (0,5điểm) - HS lấy ví dụ (0,5điểm) Câu 4 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau Khẳng định - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác. (1,5điểm) (0,5điểm) - Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như : Hiếu học, đoàn kết, tôn sư trọng đao, yêu nước vv (0,5điểm)
  5. - Truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam đó là truyền thống yêu nước đã được thực tiễn lịch sử chứng minh (0,5điểm) Truyền - Trước đây trong công việc xây dựng và bảo vệ (0,75điểm) thống thể - Hiện nay trong công việc xây dựng và phát trển đất nước,phòng chống thiên tai, hiện (0,75điểm) (1,5điểm) - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá ,góp phần tích cực vào quá Ý nghĩa trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân. (0,25điểm) (0,5điểm) - Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. (0,25điểm) Liên hệ bản - Thể hiện lòng tự hào,giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Lên án thân và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc. (0,5điểm) Câu 4: (4điểm) a. Việt không có quyền bán chiếc điện thoại đó. (0,5 điểm) Vì: Chiếc điện thoại do bố mẹ bỏ tiền ra mua với mục đích tiện liên lạc, hơn nữa Việt còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ, nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền bán chiếc điện thoại đó cho người khác. (0,75 điểm) b. Việt có quyền sử dụng, quyền chiếm hữu. (0,5 điểm) c. Quyền sở hữu tài sản gồm 3 quyền: quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt (0,75 điểm) + Quyền chiếm hữu: Là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. (0.5 điểm) + Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng của tài sản đó. (0.5 điểm) + Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như: mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ (0.5 điểm) HẾT