Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1 - Năm học 2016-2017
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_so_1_nam.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1 - Năm học 2016-2017
- UBND HUYỆN NHƯ THANH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LỚP 9 Năm học: 2016-2017 ĐỀ 01 Môn thi: Giáo dục công dân Số báo danh Ngày thi: tháng năm 2016 . Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 07 câu, gồm 01 trang. Câu 1 (2 điểm). Điền vào chỗ trống () những từ, cụm từ thích hợp để hoàn thành một số nội dung của điều luật sau trong Luật giao thông đường bộ năm 2008. Điều 30: 4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: c, , hoặc các phương tiện khác. d, Đứng trên , hoặc ngồi trên tay lái. đ, Hành vi khác gây giao thông. Câu 2 (3 điểm). Em hiểu thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? Nêu một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? Câu 3 (3 điểm). Tình bạn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của mỗi con người? Em hiểu thế nào về tình bạn trong sáng, lành mạnh? Theo em để xây dựng được tình bạn trong sáng, lành mạnh học sinh cần làm những gì? Câu 4 (3 điểm). Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? Học sinh cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ? Câu 5 (2 điểm). Theo em, năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống và đặc biệt trong thời đại ngày nay? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó, học sinh cần phải làm những gì? Câu 6 (4 điểm). Bằng kiến thức đã học và vốn hiểu biết thực tế, em hãy chứng tỏ: “Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại”. Câu 7 (3 điểm). Ngôi nhà 2 tầng ở phố A thuộc quyền sở hữu của ông Nam, ông Nam cho bà Lan thuê để kinh doanh. Do làm ăn thua lỗ, bà Lan đã gán lại ngôi nhà đó cho ông Sơn là chủ nợ của mình. a. Ông Nam có quyền cho bà Lan thuê nhà không? Vì sao? b. Bà Lan có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Sơn không? Vì sao? c. Ông Sơn có quyền sở hữu ngôi nhà đó không? Vì sao? d. Ông Nam cần làm gì để lấy lại ngôi nhà? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 01THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016- 2017 Môn: Giáo dục công dân - Lớp 9 Câu Nội dung cần đạt Điền đúng các từ sau theo thứ tự: 1
- c, Bám, kéo, đẩy 1 d, yên, giá đèo hàng (2 đ, mất trật tự an toàn đ) (Mỗi câu phải điền đúng đủ các từ hoặc cụm từ GK mới cho điểm) Cần đảm bảo được các ý sau : - Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo vô hình (thần linh, thượng đế, đức Chúa trời, ) - Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi (ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, ) - Một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta hiện nay: đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, - Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo: là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. - Phân biệt được tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan: Mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lí trí hành động trái lẽ thường gây hậu quả xấu. Ví dụ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép, - Một số quy định của pháp luật về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo: 2 + Mọi người cần phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác như: tôn (3 trọng nơi thờ tự của các tôn giáo; không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn đ) giáo và giữa người không có tôn giáo với người có tôn giáo. + Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách pháp luật của Nhà nước. - Học sinh cần có trách nhiệm đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân: + HS có thái độ tôn trọng, không phân biệt đối xử giữa người có tôn giáo, tín ngưỡng với người không có tôn giáo, tín ngưỡng; không gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo,tín ngưỡng. + HS cần có thái độ phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan; phê phán, chống lại các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như: cản trở hoặc cưỡng ép người khác theo hoặc từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo của mình, gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo, núp dưới danh nghĩa tôn giáo để làm việc phi pháp, + HS biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu như: tuyên truyền tà đạo để mê hoặc người dân và trục lợi; núp dưới danh nghĩa truyền đạo để hoạt động chống phá Nhà nước; lập điện thờ để kinh doanh; xem bói; (Căn cứ vào mức độ liên hệ hợp lí của HS dựa trên các ý cơ bản trên để GK cho điểm phù hợp). Cần đảm bảo được các ý sau : - Tình bạn là: tình cảm gắn bó giữa 2 hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, hoặc có chung xu hướng hành động, có cùng lí tưởng sống - Ý nghĩa của tình bạn: giúp con người thấy ấm áp, tự tin hơn, yêu con người và cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện bản thân để sống tốt hơn, xứng đáng với bạn bè hơn, giúp ta vượt qua được những khó khăn của cuộc sống, - Tình bạn trong sáng, lành mạnh: + Phù hợp nhau về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy có trách nhiệm, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, tình bạn đẹp này có thể có giữa những người cùng giới hoặc khác giới. Nó sẽ giúp ta sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, vui vẻ, hạnh phúc hơn. 2
- + Không có những thái độ, hành vi, việc làm không phù hợp như: lợi dụng bạn bè, bao che khuyết điểm cho nhau, dung túng cho nhau làm điều xấu, a dua theo nhau ăn chơi, đua đòi, đàn đúm, đua xe máy, sử dụng ma túy, vi phạm pháp luật, - Để xây dựng được tình bạn trong sáng, lành mạnh HS cần: 3 + Tôn trọng, tự hào và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những tình bạn trong sáng, lành (3đ) mạnh đã có với bạn bè trong lớp, trong trường và cộng đồng kể cả bạn cùng giới và khác giới. + Có mong muốn tiếp tục xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn bè khác trong lớp, trong trường và cộng đồng, kể cả bạn cùng giới và khác giới. + Trong quan hệ với bạn bè trong lớp, trong trường và cộng đồng luôn thể hiện những tình cảm, thái độ, lời nói, cách cư xử, hành vi, việc làm phù hợp với tình bạn trong sáng, lành mạnh. + Biết quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh; ủng hộ những thái độ hành vi, lời nói, cách cư xử thể hiện tình cảm quý mến, sự tôn trọng chân thành thân thiện biết cảm thông và giúp đỡ bạn bè; biết phê phán những hành vi dèm pha, nói xấu, gán ghép, trêu chọc, bạn bè trong lớp, trong trường và ở cộng đồng. (Căn cứ vào mức độ liên hệ hợp lí của HS dựa trên các ý cơ bản trên để GK cho điểm phù hợp). Cần đảm bảo được các ý sau: - Vai trò của gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vừa là quan hệ tình cảm đạo đức vừa là quan hệ pháp lý. - Pháp luật nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình như sau: + Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm nhưng điều trái pháp luật, trái đạo đức. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. + Quyền và nghĩa vụ của con, cháu: Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. + Quyền và bổn phận của anh chị em: Anh chị em có quyền và bổn phận yêu thương chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi 4 dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. (3đ) - Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Vì vậy mỗi học sinh cũng cần góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ bằng những thái độ, việc làm cụ thể như: + Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình; + Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình như: biết kính 3
- trọng lễ phép, quan tâm, hiếu hảo với ông bà cha mẹ; yêu thương hòa thuận nhường nhị anh chị em; tham gia công việc gia đình vừa sức, + Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình như: cha mẹ bỏ rơi con cái, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái; con cái ngược đãi, vô lễ với cha mẹ; sử dụng bạo lực trong gia đình, (Căn cứ vào mức độ liên hệ hợp lí của HS dựa trên các ý cơ bản trên để GK cho điểm phù hợp). Cần đảm bảo được các ý sau : - Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. - Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hôi hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ có sự năng động sáng tạo mà con người đã làm nên những kì tích vẻ vang mang lại vinh dự cho bản thân gia đình và đất nước. 5 - Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các (2đ) em tích cực chủ động dám nghĩ dám làm, linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, nhằm đạt kết quả cao. - Để trở thành người năng động sáng tạo HS cần: Có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. (Căn cứ vào mức độ liên hệ hợp lí của HS dựa trên các ý cơ bản trên để GK cho điểm phù hợp). Nêu được đảm bảo các ý sau: + Hòa bình: Không có xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người. Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên tự do, hạnh phúc; là khát vọng của toàn nhân loại. + Chiến tranh: xảy ra xung đột vũ trang, mâu thuẫn bất bình đẳng giữa các dân tộc - quốc gia, giữa con người với con người. Gây đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, thiệt hại lớn về kinh tế; là thảm họa của loài người. - Bảo vệ hòa bình: Là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; là dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc,tôn giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. 6 - Phải bảo vệ hòa bình vì: (4đ) + Hòa bình đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no, bình yên cho con người còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, li tán, + Ngòi nổ chiến tranh vẫn âm ỉ ở nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta. Hiện nay chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. (HS có thể liên hệ thực tế để nêu ví dụ) Vì vậy Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại, không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay một nước nào. - Liên hệ với dân tộc Việt Nam: Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và đã phải chịu đựng quá nhiều đau 4
- thương mất mát của mấy cuộc chiến tranh gay go ác liệt để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, nhân dân ta càng thấu hiểu về giá trị của hòa bình. Chúng ta đã và đang tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên toàn thế giới. - Để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh chúng ta cần: Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn; biết học hỏi những tinh hoa những điểm mạnh của người khác; sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác; Thiết lập được tình hữu nghị và tinh thần hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh như: đi bộ vì hòa bình, vẽ tranh vì hòa bình, viết thư UPU, giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế, (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để GK cho điểm phù hợp) a. Ông Nam có quyền cho bà Lan thuê nhà .Vì ông Nam là chủ sở hữu của ngôi nhà nên ông có đủ 3 quyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với ngôi nhà. Nên ông cho bà Lan thuê ngôi nhà là đúng pháp luật. b. Bà Lan không có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Sơn. Vì bà Lan chỉ là người thuê nhà, chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng ngôi nhà đó chứ không có quyền định đoạt đối với nó. Nên việc gán ngôi nhà đó cho ông Sơn của bà Lan là vi phạm pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân. c. Ông Sơn không có quyền sở hữu ngôi nhà đó. Vì mặc dù ông Sơn là chủ nợ của 7 bà Lan nhưng bà Lan lại không phải là chủ sở hữu của ngôi nhà. Nên việc bà Lan (3 gắn nợ ngôi nhà là không có giá trị về mặt pháp luật đối với ông Sơn. đ) d. Để lấy lại ngôi nhà, ông Nam cần: Gặp cơ quan có thẩm quyền để được can thiệp, giải quyết đảm bảo được quyền sở hữu tài sản của công dân theo đúng pháp luật. (Căn cứ vào mức độ giải thích hợp lí của HS trong từng ý để giáo khảo cho điểm phù hợp) 5