Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 5 trang nhatle22 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_hoc_ki_1_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN GDCD 9 I. Nội dung: 1. Tự chủ 2. Dân chủ và kỉ luật 3. Bảo vệ hòa bình 4. Chủ đề: Tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới 5. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 6. Năng động, sáng tạo 7. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả * Yêu cầu: - Nắm được khái niệm, nêu được biểu hiện, ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh - Vận dụng giải quyết các bài tập tình huống. II. Một số dạng câu hỏi và bài tập cụ thể: Câu 1. Tự chủ là gì? Biểu hiện của tính tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ? Câu 2. Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật có làm chúng ta mất tự do không? Nêu ví dụ chứng minh. Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh cần phải làm gì ? Câu 3. Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Câu 4. Thế nào là năng động, sáng tạo? Vì sao phải năng động, sáng tạo? Cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo? Câu 5. Thế nào là làm việc có năng suất, hiệu quả, chất lượng? Vì sao phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Làm thế nào để có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Câu 6. Cho tình huống sau: Sắp đến kì thi HKI, để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn Lịch sử, An thường mang bài tập các môn khác ra làm. a. An có phải là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả hay không ? Vì sao ? b. Nếu là An em sẽ làm như thế nào ? Câu 7. Cho tình huống sau: Anh Phong là giám đốc công ty X. Để tăng nhanh số lượng sản phẩm trong một thời gian ngắn, anh Phong đã cho công nhân tăng ca và sản xuất sản phẩm kém chất lượng. a. Em có tán thành với việc làm của anh Phong không? Vì sao? b. Nếu là người biết sự việc trên, em sẽ làm như thế nào? Câu 8. Bàn về khả năng sáng tạo của mỗi người, Tuấn nói: “Sáng tạo là phẩm chất không phải ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có được. Đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng tạo được đâu. Như tớ đây này, sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là học sinh trung bình. Có cố gắng mãi cũng chỉ thế thôi.” a. Em có tán thành với ý kiến của Tuấn không? Vì sao? b. Nếu là Tuấn, em sẽ làm gì?
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN LÀM NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GDCD 9 Câu 1. - Tự chủ là làm chủ được bản thân, luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực. - Biểu hiện của tính tự chủ: người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình . - Ý nghĩa của tự chủ: tự chủ là một đức tính quí giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ. Câu 2. - Dân chủ là mọi người làm chủ được công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, cùng được tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. - Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. - Chúng ta phải thực hiện tốt dân chủ kỉ luật vì thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. - Liên hệ bản thân (Em đã có tinh thần dân chủ kỉ luật chưa?) - Học sinh tự trả lời. Câu 3. - Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Câu 4. - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc và những cái đã có. Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác, nhằm đạt kết quả cao - Chúng ta cần năng động, sáng tạo vì nó giúp con người có thể vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. - Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang , mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. - Để trở thành người năng động sáng tạo , mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã biết và cuộc sống . Câu 5.
  3. - Làm việc có năng suất , chất lượng hiệu quả là tạo ra được nhiều sảm phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. - Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, mỗi người lao động phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ, lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo . Câu 6. a. - An không phải là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả - Giải thích : + Trong giờ học môn Lịch sử, An lại tranh thủ mang bài tập môn khác ra làm + Hành động của An vừa ảnh hưởng đến việc học tập môn Lịch sử vừa ảnh hưởng đến chất lượng làm bài tập. b. - Nếu là An em sẽ : + Tập trung học môn Lịch sử + Lập thời gian biểu cụ thể, khoa học cho việc làm đề cương ôn tập thi HK Câu 7. a. - Em không tán thành với việc làm của anh Phong - Giải thích: + Anh Phong đã yêu cầu công nhân tăng ca và sản xuất sản phẩm kém chất lượng. + Anh Phong không phải là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. b. - Nếu là người biết sự việc trên, em sẽ: + Yêu cầu anh Phong dừng ngay hành động đó. + Báo cáo với những người có thẩm quyền để giải quyết. Câu 8. a. Không tán thành với ý kiến của Tuấn. Vì: - Sự năng động, sáng tạo không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự tích cực, kiên trì rèn luyện của mỗi ngươi. - Học sinh nếu năng động, sáng tạo, cải thiện phương pháp học tập, nỗ lực vươn lên thì vẫn có kết quả học tập tốt. b. Nếu là Tuấn, em sẽ: - Trao đổi, học hỏi các bạn học tốt trong lớp để tìm ra phương pháp học phù hợp với mình. - Vận dụng ngay những kiến thức vừa học để làm bài tập, siêng đọc thêm tài liệu tham khảo. - Trong lớp chú ý nghe giảng, khi có điều chưa hiểu, em sẽ mạnh dạn hỏi ngay thầy cô hoặc bạn bè Ban Giám hiệu Tổ CM TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Kim Nhàn