Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Khối 9 - Năm học 2017-2018

doc 5 trang nhatle22 5450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Khối 9 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_khoi_9_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Khối 9 - Năm học 2017-2018

  1. Bộ 50 đề thi gọi 0853351198 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN -VÒNG 2 HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Địa lí 9 Đề Chính thức Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 . (4,5 điểm) Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm, tính chất này được thể hiện trong mọi thành phần tự nhiên nước ta. Bằng kiến thức đã học, em hãy: a. Chứng minh tính chất trên được biểu hiện như thế nào qua thổ nhưỡng và sinh vật nước ta. b. Đặc điểm thổ nhưỡng có ảnh hưởng gì đến phát triển ngành nông nghiệp nước ta? Câu 2. (4,5 điểm) Cho bảng số liệu: Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995- 2005. Đồng bằng sông Cả nước Các chỉ số Hồng 1995 2005 1995 2005 Số dân (nghìn người) 16 137 18 028 71 996 83 106 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 1 117 1 221 7 322 8 383 (nghìn ha) Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 5 340 6 518 26 141 39 622 Bình quân lương thực có hạt (kg/người) 331 362 363 477 a. Qua bảng số liệu, em hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng các chỉ số từ bảng số liệu trên của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước. b. Phân tích mối quan hệ giữa dân số với bình quân lương thực có hạt theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng và nêu các hướng giải quyết. Câu 3 . (5,0 điểm) Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta. Hãy sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a. Làm sáng tỏ nhận định trên. b. Trình bày tình hình phát triển ngành ngoại thương thời gian qua. Câu 4. (6,0 điểm) Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam phân theo độ tuổi giai đoạn 1979 – 2009 (Đơn vị: triệu người) Năm 1979 1989 1999 2004 2009 Độ tuổi 0-14 24,40 24,96 25,56 22,99 21,03 15-59 26,63 34,77 44,58 51,72 57,09 3,71 4,65 6,19 7,39 7,73 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số phân theo độ tuổi nước ta giai đoạn 1979-2009. b. Qua bảng số liệu và biểu đồ hãy rút ra nhận xét. c. Theo em đặc điểm dân số nước ta có tác động gì đến phát triển kinh tế-xã hội? (Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam – NXB GD)
  2. Họ và tên SBD . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ 9 Câu Ý Nội dung chính Điểm Câu 1 Chứng minh tính chất trên được biểu hiện như thế nào qua thổ nhưỡng và 2,5 a (4,5 sinh vật nước ta. điểm) - Thổ nhưỡng: + Feralit là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta (Chiếm 65% diện tích 0,5 đất tự nhiên). Nước ta mưa nhiều rửa trôi mạnh làm đất chua đồng thời làm đất tích tụ nhiều ô xít sắt và ô xít nhôm tạo ra màu đỏ vàng đặc trưng. + Trong điều kiện nhiệt ẩm cao quá trình phong hoá diễn ra mạnh tạo nên một 0,5 lớp đất dày. + Tính chất nhiệt đới ẩm còn làm cho đất feralit vùng núi bào mòn mạnh làm 0,5 bạc màu đất, ngược lại đất phù sa ở đồng bằng không ngừng được bổ sung chất dinh dưỡng và mở rộng diện tích hằng năm. - Sinh vật: + Nguồn nhiệt ẩm cao góp phần làm cho nước ta có tài nguyên sinh vật đa 0,5 dạng về loài: 14 600 loài thực vật, 11 200 loài động vật trong đó có 350 loài thực vật và 365 loài động vật quý hiếm. + Rừng nhiệt đới gió mùa là hệ sinh thái phổ biến nước ta, là cảnh quan tiêu 0,5 biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: Cúc Phương, Ba Bể Đặc điểm thổ nhưỡng có ảnh hưởng gì đến phát triển ngành nông nghiệp 2,0 b nước ta? * Thuận lợi: - Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nông nghiệp. 0,25 - Nước ta có tài nguyên đất đa dạng là cơ sở để nước ta phát triển nền nông 0,25 nghiệp có cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng. - Có 2 nhóm đất chính có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp: 0,25 + Nhóm đất feralit có khoảng 16 triệu ha, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, có 0,25 giá trị trong trồng cây lương thức (DC), cây công nghiệp ngắn ngày (DC), cây thực phẩm (DC). + Nhóm đất phù sa có khoảng 3 triệu ha, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, 0,25 ven biển, có giá trị trong trồng cây công nghiệp lâu năm (DC), cây ngắn ngày (DC). - Nước ta có khoảng 9 triệu ha đất nông nghiệp là cơ sở hình thành các vùng 0,25 chuyên canh lớn trong nông nghiệp. * Khó khăn: - Diện tích đất hoang hoá, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn còn nhiều, gây nhiều 0,25 tốn kém trong cải tạo, mở rộng diện tích đất canh tác. - Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người nước ta thấp và đang có nguy cơ 0,25 ngày càng giảm (Do đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư, chuyên dùng ) Câu 2 a Qua bảng số liệu, em hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng các chỉ số từ bảng 2,0 (4,5 số liệu trên của vùng Đồng bằng sông Hồng với cả nước. điểm) - Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng
  3. và cả nước trong giai đoạn 1995-2005. (Đơn vị: %) Đồng bằng sông Cả nước Các chỉ số Hồng 0,5 1995 2005 1995 2005 Số dân 100,0 111,7 100,0 115,4 Diện tích gieo trồng cây 100,0 109,3 100,0 114,5 lương thực có hạt Sản lượng lương thực có 100,0 122,1 100,0 151,6 hạt Bình quân lương thực có 100,0 109,4 100,0 131,4 hạt - Nhận xét: + Các chỉ số của vùng ĐBSH có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng 0,5 trưởng của cả nước. + Số dân tăng 11,7% , so với cả nước 15,4% 0,25 + Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng 9,3% , so với cả nước 14,5% 0,25 + Sản lượng lương thực có hạt có hạt tăng 22,1% , so với cả nước 51,6% 0,25 + Bình quân lương thực có hạt tăng 9,4% , so với cả nước 31,4% 0,25 Phân tích mối quan hệ giữa dân số với bình quân lương thực có hạt theo b 2,5 đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng và nêu các hướng giải quyết. - Cả dân số và bình quân lương có hạt theo đầu người của vùng ĐBSH đều 0,5 tăng trong thời gian1995-2005. - Tuy nhiên do tốc độ tăng dân số tăng nhanh hơn nên bình quân lương thực có 0,5 hạt theo đầu người tuy tăng nhưng chậm hơn tốc độ tăng dân số. * Các hướng giải quyết: - Tích cực mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt. 0,25 - Thâm canh tăng vụ là giải pháp chủ yếu ở ĐBSH. 0,25 - Tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. 0,25 - Nâng cao đời sống, giải quyết việc làm góp phần làm giảm tỷ lệ sinh. 0,25 - Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng: giảm tỷ trọng ngành 0,25 trồng trọt, tăng chăn nuôi, thuỷ sản - Khác 0,25 Câu 3 a Làm sáng tỏ nhận định: Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan 2,0 (5,0 trọng nhất của nước ta. điểm) - Giải quyết đầu ra cho sản phẩm của các ngành sản xuất trong nước (VD: 0,25 Xuất khẩu thuỷ sản, nông sản giải quyết đầu ra cho ngành nông, ngư nghiệp. - Góp phần mở rộng sản xuất trong nước (Nhờ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 0,25 nhập các vật tư, nguyên liệu chưa chủ động SX được trong nước). - Giúp đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành kinh tế. 0,25 - Giải quyết nhiều việc làm cho người lao động (Xuất khẩu lao động ) 0,25 - Góp phần cải thiện đời sống người dân 0,25 - Tăng cường MQH giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. 0,25 - Hoạt động ngoại thương còn mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. 0,25 - Khác 0,25 b Trình bày tình hình phát triển ngành ngoại thương nước ta. 3,0
  4. - Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất của nước ta. 0,5 - Trong giai đoạn 2000-2007, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu liên tăng liên tục, 0,5 trong đó giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn: Xuất khẩu tăng từ 14,5 tỉ đô la Mĩ lên 48,6 tỉ đô la Mĩ (3,4 lần), nhập khẩu tăng từ 15,6 tỉ đô la Mĩ lên 62,8 tỉ đô la Mĩ (4 lần). - Giữa giá trị xuất và nhập khẩu còn chênh lệch, nhập khẩu luôn lớn hơn xuất 0,5 khẩu (Nhập siêu). - Nhóm hàng xuất khẩu chính nước ta là: Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công 0,5 nghiệp; công nghiệp nặng và khoáng sản; nông lâm sản và thuỷ sản. - Nhóm hàng nhập khẩu chính của nước ta là: Nguyên, nhiên, vật liệu; máy 0,5 móc, thiết bị, phụ tùng; hàng tiêu dùng. - Thị trường buôn bán nhiều nhất với nước ta là các nước thuộc khu vực châu 0,5 Á-Thái Bình Dương. Câu 4 a Vẽ biểu đồ: 1,5 (6,0 *) Xử lí số liệu: điểm) + Bảng cơ cấu dân số Việt Nam phân theo độ tuổi giai đoạn 1979 – 2009 0,5 (Đơn vị: %) Năm 1979 1989 1999 2004 2009 Độ tuổi 0-14 44,6 38,8 33,5 28,0 24,5 15-59 48,6 54,0 58,4 63,0 66,5 6,8 7,2 8,1 9,0 9,0 *) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ miền (Biểu đồ khác không cho điểm) 1,0 - Yêu cầu: Chính xác, khoa học, thẩm mỹ, đầy đủ; Thiếu mỗi yêu cầu thì trừ 0.25 điểm. b Nhận xét . 2,0 - Số dân: + Trong giai đoạn 1979 – 2009, dân số nước ta theo độ tuổi đang có sự thay 0,25 đổi. + Độ tuổi 0-14 còn biến động, giai đoạn 1979-1999 tăng liên tục (DC), từ năm 0,25 1999 – 2009 lại giảm liện tục (DC). + Độ tuổi 15-59 và tăng liên tục trong đó độ tuổi 15-59 tăng nhanh (DC), 0,25 độ tuổi tăng chậm (DC). - Cơ cấu: + Cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta không đồng đều và chủ yếu có kết cấu 0,25 dân số trẻ + Độ tuổi 15-59 luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhỏ nhất là độ tuổi . 0,25 - Thay đổi cơ cấu: + Giữa các độ tuổi nước ta trong thời gian qua đang thay đổi theo hướng từ 0,25 nước kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số vàng. + Độ tuổi 0-14 giảm tỉ trọng liên tục (DC) 0,25 + Độ tuổi 15-59, tỉ trọng nhanh liên tục (DC), Độ tuổi tăng chậm (DC). 0,25 c Theo em đặc điểm dân số nước ta có tác động gì đến phát triển kinh tế-xã 2,5 hội?
  5. - Nước ta có dân số đông (80,9 triệu người năm 2003 đứng thứ 14 TG), tăng 0,5 nhanh (Mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người) - Tích cực: + Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. 0,25 + Thị trường tiêu thụ lớn, tranh thủ được nhiều vốn đầu tưu nước ngoài. 0,25 + Tạo điều kiện để phát triển ngành dịch vụ. 0,25 - Tiêu cực: + Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; ảnh hưởng đến tích luỹ của nền 0,25 kinh tế 0,25 + Xã hội: GD, y tế chưa được quan tâm đúng mức, tệ nạn xã hội phát triển 0,25 + Tài nguyên: Một số tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản ) cạn kiệt. 0,25 + Môi trường ngày càng ô nhiễm. 0,25 HẾT