Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

docx 4 trang hoanvuK 09/01/2023 1960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_1_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1 TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN LỚP 10 - NĂM HỌC 2020-2021 Môn: LỊCH SỬ ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) Thời gian bàm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1 (1,5 điểm) Trình bày vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông. Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì? Vì sao có mối quan hệ bóc lột đó? Câu 2 (2,0 điểm) Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. Câu 3 (2,0 điểm) Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Trong những thành tựu ấy, thành tựu nào đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nền văn minh phương Tây? Câu 4 (2,0 điểm) Nêu chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thời Minh – Thanh. Cha ông ta đã có đối sách như thế nào để làm thất bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc? Hiện nay, chúng ta nên học tập bài học kinh ngiệm gì để giải quyết vấn đề biển đảo? Câu 5 (2,5 điểm) Trình bày những thành tựu của văn hoá truyền thống Ấn Độ. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ trên những lĩnh vực nào? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên, Chữ kí của cán bộ coi thi:
  2. Hướng dẫn chấm 0. Câu Nội dung Điểm Câu 1 Trình bày vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông. Quan (1,5) hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì? Vì sao? * Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông 0,25 - Quý tộc: + Là những người đầu công xã, là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc + Đó là tầng lớp có nhiều của cải, quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo Họ sống giàu sang - Nông dân công xã 0,25 + Do nhu cầu trị thủy những người nông dân gắn bó, ràng buộc với nhau trong khuân khổ của công xã nông thôn. Các thành viên cảu công xã được gọi là nông dân công xã. + Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. bị vua và quý tộc bóc lột bằng tô thuế và lao dịch . - Nô lệ: 0,25 + Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Ho có nguồn gốc là tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ + Họ chuyên làm những việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc * Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là quan hệ bóc lột 0,25 giữa quý tộc và nông dân công xã. * Giải thích: Do đặc thù kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nông dân công xã là đối 0,5 tượng bị bóc lột trong xã hội. Họ là lực lượng sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp. Do đó họ cũng quyết định sự thịnh suy của nhà nước. Câu 2 Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng (2,0) kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. 1. Điều kiện tự nhiên: 0,5 - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn , có nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống con người. - Các quốc gia cổ đại phương Tây trên bờ Bắc Địa Trung Hải, bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên có những khó khăn nhất định cho cuộc sống của con người. 2. Thời gian xuất hiện: 0,5 - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm, khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN - Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện muộn hơn, khoảng đầu thiên niên kỉ I 3. Nền tảng kinh tế: 0,5 - Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là nông nghiệp, thủy lợi - Nền tảng kinh tế các quốc gia cổ đại phương Tây là công thương nghiệp 4. Thể chế chính trị: 0,5 - Phương Đông là chuyên chế cổ đại - Phương Tây là dân chủ chủ nô
  3. Câu 3 Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Trong (2,0) những thành tựu ấy, thành tựu nào đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây? * Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến (1,25) - Trong lĩnh vực tư tưởng tôn giáo: Nho giáo giữ vai trò quan trọng, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ 0,25 phong kiến Trung Quốc; trong lĩnh vực tôn giáo, Phật giáo ở TQ được thịnh hành, nhất là vào thời Đường - Sử học: Bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà 0,25 người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. - Văn học: thơ Đường đạt đến đỉnh cao của nội dung và nghệ thuật Tiểu thuyết 0,25 chương hồi xuất hiện với các tác phẩm nổi tiếng - Toán, Thiên văn học, Y dược của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu . 0,25 - Kĩ thuật: TQ có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. 0,25 * Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây: Là kĩ 0,75 thuật với 4 phát minh quan trọng Giấy và kĩ thuật in được phát minh giúp phổ biến rộng rãi văn minh phương Tây, La bàn xuất hiện là điều kiện để các cuộc phát kiến địa lí diễn ra, thuốc súng giúp phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Câu 4 Nêu chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thời Minh – Thanh. Cha ông (2,0) ta đã có đối sách như thế nào để làm thất bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc? Hiện nay, chúng ta nên học tập bài học kinh ngiệm gì để giải quyết vấn đề biển đảo? * Chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thời Minh – Thanh: 0,5 - Giống như các triều đại trước, các hoàng đế Minh – Thanh tiếp tục thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ bằng việc đem quân xâm lấn các nước láng giềng . - Minh Thành Tổ 5 lần đem quân đi đánh tộc người của Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương - Cả nhà Minh và Thanh đều đã từng đem quân đi xâm lược nước ta vào các năm 1407, 1788 – 1789 * Đối sách của cha ông ta 0,5 - Các triều đại phong kiến TQ luôn dùng vũ lực để uy hiếp, dọa nạt bắt ta phải đầu hàng, coi thường vua quan Đại Việt. Song để giữ hòa bình, chuẩn bị lực lượng, Vua – tôi Đại Việt vẫn giữa nguyên tắc ngoại giao của người tự chủ : bảo vệ chủ quyền độc lập, nên trong việc giao tiếp với sứ giả luôn thể hiện sự mềm dẻo, tránh thủ đoạn mua chuộc nhưng cũng rất kiên quyết trước thái độ láo xược của chúng. - Dưới thời phong kiến cha ông ta luôn coi trọng việc đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để tạo thắng lợi oanh liệt đi đến kết thúc chiến tranh trong hòa bình - Thực hiện ngoại giao hòa hảo sau khi giành thắng lợi tạo sự giao hòa thân thiện, như chủ động trao trả tù binh tạo quan hệ ngoại giao bớt căng thẳng, sau đó đi đến giải quyết vấn đề biên cương, thiết lập giao bang hòa hiếu - Như vậy đấu tranh ngoại giao luôn là một mặt trận quan trọng trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc trong lịch sử phong kiến cũng như hiện tại đều được người trị vì quốc thể chú trọng, thực hiện 1 cách linh hoạt giống như 1 vũ khí đắc lực cho
  4. việc giữ hòa hiếu dân tộc. Tuy nhiên ngoại giao vừa phải cương vừa phải nhu trên nguyên tắc kiên quyết không hàng. * Liên hệ : 1,0 - Ngày nay tình hình TG, khu vực và dân tộc ta cũng có những thay đổi lớn lao nền ngoại giao nước ta hiện nay vẫn phải học tập, vận dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo « Dĩ bất biến ứng vạn biến » « Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược » « thêm bạn bớt thù » đảm bảo độc lập, chủ quyền của dân tộc được giữ vững. Tận dụng thời cơ và mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù - Ngoại giao ứng xử khôn khéo với các nước lớn : Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga tranh thủ các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, sự đồng tình ủng hộ của bạn bè theo 2 nguyên tắc tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 5 Trình bày những thành tựu của văn hoá truyền thống Ấn Độ. Văn hóa Đông Nam Á (2,5) chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ trên những lĩnh vực nào? Thành tựu của văn hoá truyền thống Ấn Độ: (1,0) +Tôn giáo: 0,25 - Đạo Phật do Thích Ca Mâu Ni sáng lập, được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A- sô-ca, tiếp tục dưới các triều Gúp-ta, Hác-sa - Đạo Hin-Đu (Ấn Độ giáo) ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ thờ rất nhiều thần, chủ yếu là 4 thần: Brama, Siva, Visnu, Indra 0,25 +Chữ viết: Ban đầu chữ Brahmi sau nâng lên thành hệ chứ Phạn (Sanskrit) hoàn 0,25 thiện thời A-sô-ca . 0,25 +Văn học: văn học viết phát triển +Kiến trúc, điêu khắc: Kiến trúc Phật giáo như chùa, Hin đu như đền tháp, điêu khắc tạc tượng Ảnh hưởng: (1,5) Người Ấn Độ đã mang văn hoá truyền thống của mình truyền bá ra bên ngoài 0,25 ĐNA là nơi chịu ảnh hưởng rõ nét nhất. - Tôn giáo: Từ những thế kỉ đầu Công nguyên Hinđu và Phật giáo đã du nhập và 0,25 phát huy ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á. - Văn tự: Chữ Phạn Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng làm chữ viết của mình, về sau trên cơ sở chữ Phạn, hình thành nên chữ viết riêng của mỗi dân tộc: chữ Chăm cổ thế kỉ IV, chữ Khơme cổ và Mã Lai cổ thế kỉ VII, chữ Thái cổ thế kỉ XIII - Văn học: Sự truyền bá chữ Phạn đã tạo điều kiện cho cư dân Đông Nam Á sớm 0,25 tiếp thu với văn học chính thống, dòng văn học viết - Kiến trúc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hinđu và Phật giáo, một số di tích tiêu biểu: tháp Chăm (Việt Nam), Ăng-co-vát, Ăng-co-thom (Campuchia), 0,25 Thạt Luổng (Lào), . - Điêu khắc và tạc tượng thần, Phật. Chính các pho tượng này nói lên ảnh hưởng 0,5 mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ.