Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lí lớp 9 THCS - Năm học 2021-2022 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định

pdf 3 trang Kiều Nga 04/07/2023 10072
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lí lớp 9 THCS - Năm học 2021-2022 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_vat_li_lop_9_thcs_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lí lớp 9 THCS - Năm học 2021-2022 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Vật lí – Lớp: 9 THCS Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi gồm: 2 trang Bài 1 (4 điểm): Hai bến A và B nằm dọc một con sông cách nhau 12 km. Dòng nước chảy theo chiều từ A đến B với tốc độ là 10 km/h. Các ca nô chuyển động với cùng tốc độ 30 km/h so với dòng nước. a. Có 2 ca nô cùng một lúc xuất phát từ hai bến A và B chuyển động ngược chiều nhau để gặp nhau. Khi gặp nhau, hai ca nô lập tức quay trở lại bến cũ. Tổng thời gian đi từ lúc xuất phát đến khi quay trở về bến cũ của hai ca nô lệch nhau bao nhiêu? b. Tại bến A cứ sau mỗi khoảng thời gian 6 phút thì có một ca nô xuất phát đi về B, khi tới bến B các ca nô nghỉ 9 phút rồi quay lại A. Hỏi mỗi lần một ca nô đi từ B về A thì gặp bao nhiêu ca nô đi từ A tới B? Bài 2 (4 điểm): Một bình cách nhiệt đang chứa một cục nước đá ở nhiệt độ 00C có khối lượng 200g, người ta rót vào bình một lượng nước khối lượng 400g ở nhiệt độ 250C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/kg. a. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hệ là bao nhiêu? Tính tổng khối lượng nước của hệ lúc này. Bỏ qua sự mất nhiệt của hệ qua môi trường trong quá trình rót nước vào bình. b. Người ta rót thêm vào bình một lượng nước ở nhiệt độ 250C, khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hệ là 50C. Tính khối lượng của lượng nước đã rót thêm vào bình. c. Người ta cho toàn bộ lượng nước ở 50C ở trên vào một ấm điện loại 220V-1200W. Mắc ấm vào hiệu điện thế 220V. Biết hiệu suất của ấm là 90%. Tính thời gian cần thiết để đun sôi lượng nước trong ấm. Bài 3 (5 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Hai điểm A và B được mắc vào một hiệu điện thế không đổi 24V. Biết Rx là một biến trở; đèn Đ loại 12V-8W; R =9 ; ampe kế có điện trở RA =1 ; vôn kế có điện trở rất lớn. a. Điều chỉnh giá trị của biến trở Rx =9 . Xác định số chỉ của vôn kế và ampe kế. Nhận xét về độ sáng của đèn và giải thích. b. Thay đổi giá trị của biến trở, đồ thị biểu diễn công suất đoạn mạch MN (gồm đèn và biến trở) phụ thuộc vào điện trở RMN như hình vẽ. Tìm giá trị của R0 , P0 và P1 .
  2. c. Điều chỉnh giá trị của biến trở để công suất trên Rx đạt cực đại. Tìm công suất cực đại trên và giá trị của khi đó. Bài 4 (5 điểm): a. Đặt một vật phẳng nhỏ AB trước một thấu kính hội tụ (L1) và vuông góc với trục chính của thấu kính. Trên màn M vuông góc với trục chính ở phía sau thấu kính thu được một ảnh rõ nét cao 4 cm. Giữ thấu kính cố định, dịch chuyển vật dọc theo trục chính 15 cm lại gần thấu kính thì màn M phải dịch chuyển 30 cm mới lại thu được ảnh rõ nét, lúc này ảnh cao 8 cm. Tính tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ vật đến màn ở vị trí ban đầu. b. Người ta đặt một gương phẳng (G) vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ (L2) cách thấu kính 120 cm và mặt phản xạ quay về phía thấu kính. Thấu kính L2 có tiêu cự 40 cm. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính, trong khoảng giữa thấu kính L2 và gương G. Gọi A1B1 là ảnh của AB qua thấu kính L2; A2B2 là ảnh của AB qua gương G và A3B3 là ảnh của A2B2 qua thấu kính L2. Người ta thấy A1B1 cao gấp 9 lần A3B3. Tính khoảng cách từ vật AB tới thấu kính và số phóng đại của ảnh A1B1. 1 1 1 d ' (Học sinh được sử dụng công thức =+ và số phóng đại của ảnh k =− với các f d d ' d quy ước về dấu như sau: vật thật thì d>0; ảnh thật thì d’>0; ảnh ảo thì d’ 0; vật và ảnh ngược chiều thì k<0) Bài 5 (2 điểm): Một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U và một điện trở R đều chưa biết giá trị. Nguồn điện và một điện trở được đặt trong một hộp kín, mắc nối tiếp với nhau, được mắc ra bên ngoài bởi 2 dây dẫn vào 2 chốt A và B như hình vẽ. Có một số vôn kế cùng loại giống hệt nhau có điện trở hữu hạn (chưa biết); các dây nối có điện trở không đáng kể. a. Với số vôn kế ít nhất, hãy trình bày một phương án xác định giá trị của hiệu điện thế U của nguồn. b. Giả sử khi mắc một vôn kế vào hai điểm A và B thì nó chỉ 20 V. Khi mắc 2 vôn kế song song với nhau rồi mắc vào 2 điểm A và B thì số chỉ của mỗi vôn kế là 18 V. Hỏi khi mắc rất nhiều vôn kế song song với nhau rồi mắc vào hai điểm A và B thì tổng số chỉ của các vôn kế là bao nhiêu? HẾT Bạn đang sử dụng miễn phí bộ tài liệu. Bạn liên hệ nhận ngay trọn bộ cấp tỉnh 2021-2022 hay và khó có đáp án để cập nhật những cách giải hay cũng như ủng hộ nhóm và tiết kiệm thời gian. Trân trọng cảm ơn. FB Đặng Hữu Luyện ( hoặc Zalo 0984024664 Groups: KHO VẬT LÍ THCS-THPT