Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Khối 8 - Năm học 2015-2016

doc 5 trang nhatle22 6200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Khối 8 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_khoi_8_nam_hoc_2015_2.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Khối 8 - Năm học 2015-2016

  1. PHÒNG GD & ĐT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN HUYỆN HẬU LỘC Năm học: 2015 - 2016 Môn thi : SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 24/3/2016 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1.5 điểm): Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả? Câu 2 (1.75 điểm) : a. Phản xạ là gì? Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một phản xạ không? Hiện tượng đó có điểm gì giống và khác hiện tượng “Khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại”? b. Tiểu não có chức năng gì? Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu? Câu 3 (3.0 điểm): a. Hãy chứng minh: “Xương là một cơ quan sống”. b. Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện, giữ gìn để bộ xương phát triển cân đối? Câu 4 (1.75 điểm): a, Hãy chứng minh đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống? b, Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? Câu 5 (4.0 điểm): a. Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Mối quan hệ giữa các thành phần của môi trường trong cơ thể? b. Vì sao khi bị đỉa hút máu, ở chỗ vết máu chảy lại lâu đông? c. Một người sống ở đồng bằng chuyển lên vùng núi cao để sinh sống, sau một thời gian số lượng hồng cầu trong máu người này thay đổi như thế nào? Vì sao? Câu 6 (2.75 điểm): a. Bài tiết là gì? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống? b. Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? Câu 7 (4.25 điểm): a. Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Phân tích đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng của chúng? b. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp? Câu 8 (1.0 điểm): Vì sao người khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong? Hết Họ tên thí sinh : SBD :
  2. PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC BIỂU CHẤM HỌC SINH GIỎI KHỐI LỚP 8 NĂM HỌC 2015 – 2016 Đề chính thức Môn thi: Sinh học Câu Nội dung Điểm * Hệ tiêu hóa gồm: 1 - Ống tiêu hóa: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, 0.25 (1.5đ) hậu môn. - Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, 0.25 tuyến ruột. * Ăn uống đúng cách sẽ giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả vì: - Ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch 0.25 tiêu hóa hơn nên tiêu hóa được hiệu quả hơn. - Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuận lợi hơn, 0.25 số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn . - Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như ăn trong bầu không khí vui vẻ 0.25 đều giúp dịch tiêu hóa tiết ra rồi dào. - Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiết dịch 0.25 tiêu hóa cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn nên sự tiêu hóa hiệu quả hơn. a. - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi 0.25 2 trường thông qua hệ thần kinh. (1.75đ) - Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là hiện tượng cảm ứng ở thực 0.25 vật, không được coi là phản xạ. + Điểm giống nhau: Đều là hiện tượng trả lời kích thích môi 0.25 trường + Điểm khác nhau: Hiện tượng cụp lá không có sự tham gia của hệ 0.25 thần kinh còn hiện tượng rụt tay có sự tham gia của hệ thần kinh. b. - Chức năng: Tiểu não là trung khu của các phản xạ điều hòa, 0.25 phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. - Vì: + Khi say rượu tức là tiểu não bị đầu độc, chức năng của tiểu 0.25 não sẽ bị rối loạn. + Khi say rượu sẽ làm ức chế dẫn truyền xinap giữa các tế bào có 0.25 liên quan đến tiểu não, dẫn đến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng. 3 a. Xương là một cơ quan sống vì: (3.0đ) - Xương cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết biến thành, trong chứa các TB xương. 0.25 - Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng, 0.25 lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng như các loại TB khác. - Các thành phần của xương có sự phân chia như sau: + Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp. 0.25 + Ống xương chứa tủy đỏ, có khả năng sinh ra TB máu. 0.25 0.25 + Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.
  3. b. Vì: Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3, tuy nhiên trong thời kì này xương lại phát triển 0.5 nhanh chóng, do đó muốn giữ cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khỏe mạnh, phải giữ gìn vệ sinh về xương: + Khi mang vác, lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối 2 tay. 0.25 + Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngức vào bàn, không gục đầu ra 0.25 phía trước 0.25 + Không đi giày chật và cao gót. + Lao đông vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù 0.25 hợp lứa tuổi và đảm bảo khoa học. + Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương. 0.25 4 a. - Mâu thuẫn: (1.75đ) + Đồng hóa tổng hợp chất hữu cơ, dị hóa phân hủy chất hữu cơ. 0.25 + Đồng hóa tích lũy năng lượng, dị hóa giải phóng năng lượng. 0.25 - Thống nhất: + Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa, dị hóa cung cấp năng lượng cho đồng hóa. Nếu không có đồng hóa sẽ không có nguyên 0.5 liệu cho dị hóa và ngược lại nếu không có dị hóa sẽ không có năng lượng để đồng hóa hoạt động. + Đồng hóa và dị hóa cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu 0.25 một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại. b. Vì: Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng 0.5 được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống. 5 a. - Môi trường trong cơ thể gồm: Máu, nước mô, bạch huyết. 0.25 (4.0đ) - Mối quan hệ: Máu Nước mô 0.5 Bạch huyết + Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo 0.25 ra nước mô. + Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch 0.25 huyết. + Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ vào tĩnh 0.25 mạch máu và hòa vào máu. + Máu, nước mô, bạch huyết còn có mối liên hệ thể dịch trong phạm vi cơ thể và bảo vệ cơ thể (Vận chuyển hoocmôn, kháng thể, 0.5 bạch cầu đi khắp các cơ quan trong cơ thể).
  4. b. Vì: Khi đỉa bám vào da động vật hay con người, chỗ gần giác bám của đỉa có bộ phận tiết ra một loại hóa chất có tên là hiruđin. 1.0 Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả khi con đỉa bị gạt ra khỏi chỗ bám trên cơ thể , thì máu vẫn tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại do chất hiruđin hòa tan chưa bị đẩy ra hết. 0.25 c. - Số lượng hồng cầu trong máu người đó sẽ tăng. 0.75 - Vì: Càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ôxi, khả năng vận chuyển ôxi của hồng cầu giảm. Khi đó cơ thể sẽ có sự điều chỉnh kích thích tủy xương tăng sản sinh hồng cầu để tăng vận chuyển ôxi đáp ứng nhu cầu của cơ thể 6 a. - Bài tiết: Là quá trình không ngừng lọc và thải ra môi trường 0.5 (2.75đ) các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của TB sinh ra, một số chất thừa, chất độc được đưa vào cơ thể cũng sẽ được bài tiết ra ngoài. - Vai trò: + Loại bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể. 0.25 + Giữ cho môi trường trong cơ thể luôn được ổn định (độ pH, nồng 0.25 độ các ion ) + Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình 0.25 thường. b. Hệ bài tiết nước tiểu gồm: - Thận: Là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 0.25 quả thận. + Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu 0.25 và hình thành nước tiểu. + Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận và các ống 0.25 thận. - Ống dẫn nước tiểu: Có vai trò dẫn nước tiểu được hình thành ở 0.25 thận đến tích trữ ở bóng đái. - Bóng đái: Là cơ quan tích trữ nước tiểu để chuẩn bị đào thải ra 0.25 ngoài thành từng đợt (theo ý muốn). - Ống đái: Là cơ quan đưa nước tiểu được tích trữ ở bóng đái ra 0.25 khỏi cơ thể. 7 a. * Hệ hô hấp gồm: (4.25đ) + Đường dẫn khí: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. 0.25 0.25 + Hai lá phổi: Lá phổi phải và lá phổi trái. * Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng: - Khoang mũi: Có nhiều lông, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có 0.25 mạng lưới mao mạch dày đặc Phù hợp với chức năng ngăn bụi, làm ẩm và làm ấm không khí. - Họng: Có tuyến Amiđan và tuyến V.A chứa nhiều TB limpho 0.25 diệt khuẩn không khí. - Thanh quản: Có sụn thanh thiệt (nắp thanh quản), ngăn không cho 0.25
  5. thức ăn lọt vào khí quản. - Khí quản: + Cấu tạo bằng các vòng sụn khuyết, phần khuyết thay 0.25 bằng cơ, dây chằng làm đường dẫn khí luôn rộng mở, không ảnh hưởng đến sự di chuyển thức ăn trong thực quản. 0.25 + Mặt trong có nhiều lông rung chuyển động liên tục và tuyến tiết chất nhầy, ngăn bụi diệt khuẩn. - Phế quản: 0.25 + Cấu tạo bằng các vòng sụn: Tạo đường dẫn khí, không làm tổn thương đến phổi. + Nơi tiếp xúc với phế nang thì được cấu tạo bằng các thớ cơ mềm: 0.25 Không làm tổn thương đến phế nang. - Phổi: 0.25 + Phổi gồm 2 lá: Lá phổi phải gồm 3 thùy, lá phổi trái gồm 2 thùy. 0.25 + Bên ngoài có 2 lớp màng, ở giữa có dịch nhầy: Làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực khi hô hấp. + Số lượng phế nang nhiều (700-800 triệu đơn vị): Làm tăng bề 0.25 mặt trao đổi khí của phổi (khoảng 70-80m2). + Thành phế nang mỏng được bao quanh là mạng mao mạch dày 0.25 đặc: Giúp cho sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng. b. Hút thuốc lá có hại cho hệ hô hấp vì: Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc có hại cho hệ hô hấp: 0.25 - NO2: Có thể gây viêm,làm sưng niêm mạc mũi. 0.25 - SO2: Có thể làm cho các bệnh về hô hấp thêm trầm trọng. - CO: Chiếm chỗ của ô xi trong hồng cầu, làm giảm hiệu quả hô 0.25 hấp, có thể gây chết nếu nồng độ cao và kéo dài. - Nicôtin: Làm tê liệt các lông rung của phế quản, làm giảm khả 0.25 năng lọc sạch bụi không khí. Nicôtin có thể gây ung thư phổi và nhiều bệnh khác cho cơ thể. 8 Vì: Hành tủy (nằm phía sau gáy) chứa trung tâm điều hòa hô hấp 0.5 (1.0đ) và điều hòa tim mạch. – Nếu hành tủy bị tổn thương => ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động 0.5 hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ tử vong