Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

pdf 19 trang nhatle22 68841
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_202.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ) Câu 2 (6,0 điểm) Mỗi người thêm nhiều con mắt Mỗi người thêm nhiều cảm rung Trời cũng thêm nhiều màu sắc Đất cũng thêm chiều mênh mông. (Trần Lê Văn, Bạn, Tuyển tập thơ - Nhà xuất bản Giáo dục - 2002) Suy nghĩ của anh/chị về tình bạn từ những gợi ý của khổ thơ trên? Câu 3 (10,0 điểm) Nhận xét về hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, có ý kiến cho rằng: Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng. Bằng hiểu biết của anh/chị về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ===Hết=== Họ và tên thí sinh: Số báo danh 1
  2. PHÒNG GD&ĐT BỐ TRẠCH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm): " Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? " (Trích Một khúc ca xuân - Tố Hữu) Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa thông điệp cuộc sống mà nhà thơ gửi gắm qua đoạn thơ trên. Câu 2 (6,0 điểm): Bàn về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, có liên hệ với truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri. HẾT 2
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8 HUYỆN GIA LÂM NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (6 điểm): Trong câu chuyện “Cô bé bán diêm”, nhà văn An-đec-xen đã để chính đôi tay bé nhỏ của cô bé bé thắp lên anh sáng - ánh sáng của những ngọn lửa diêm “nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày”. Bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng, em hãy trình bày cảm nhận của mình mình về ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa diêm ấy. Câu 2 (14 điểm): Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam, có ý kiến nhận xét: “Tình yêu quê hương đất nước là một khoảng rộng trong trái tim của Thơ mới”. Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và “Quê hương” của Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 3
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN GIA LỘC NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm 2 câu, 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm): Đọc hai đoạn trích sau: a.“ Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.” (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê, Ngữ văn 7, tập một) b.“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy có một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.” (An-đéc-xen, Cô bé bán diêm, Ngữ văn 8, tập một) Bài học cuộc sống mà em rút ra qua hai đoạn trích trên. Em có nhắn gửi gì đến thế hệ trẻ hiện nay. Câu 2 (6,0 điểm): Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó. Từ cảm nhận về bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2 4
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 QUẬN HÀ ĐÔNG NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề (Đề gồm có 01 trang) Câu 1. (8,0 điểm) Có một câu chuyện được kể lại như sau: “Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái. Nghe anh kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào nồi một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn vào chàng trai. Sau một hồi, ông bắt đầu nói: - Ai sống trên đời cũng phải rải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào? Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn”. (Nguồn: Theo Internet) Em hãy cho biết ông già thông thái muốn chàng trai rút ra bài học nào? Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học đó bằng một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi), theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Câu 2. (12,0 điểm) Bằng một bản nghị luận có sủ dụng câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp và dùng tình thái từ để tạo câu cảm thán, em hãy viết về: Thiên nhiên trong các bài thơ giai đoạn 1930 – 1945. (Gạch chân dưới câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp, tình thái từ, câu cảm thán đã viết và ghi chú rõ ràng.) Hết (Học sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.) Họ và tên học sinh: Số báo danh: . 5
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN HOÀNG HÓA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi 9/3/2021 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 1 trang PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.” (Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Collen M. Cullough) Câu 1(1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên Câu 2(1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 3(2,0 điểm) Hình ảnh “chiếc gai nhọn” và “bài ca duy nhất, có một không hai” trong đoạn trích tượng trưng cho những điều gì trong cuộc sống? Câu 4(2,0 điểm) Trong đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1(4,0 điểm) Nhà văn Nga Lép Tôn-xtoi cho rằng: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.” Em hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2(10,0 điểm) Theo em, hình tượng nước mắt trong văn chương có thể hiểu như thế nào? Hãy trình bày cảm nhận của em về hình tượng ấy qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Nhưng ngày thơ ấu- Nguyên Hồng). 6
  7. KÌ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN HƯNG HÀ Môn kiểm tra: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề kiểm tra này gồm 01 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (8 điểm): Quan sát bài thơ sau: Chiều xuân ở thôn Trừng Mại Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay Mặc manh áo ngắn giục trâu cày Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó Bà lão chiều còn xới đậu đây Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn Khoai trong đám cỏ đã xanh cây Điền viên nghĩ thật nguồn vui thú Dẫu chẳng “hành môn” đói cũng khuây. (Nguyễn Bảo) Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về đặc điểm thể thơ đó (khoảng 5 đến 7 dòng) Câu 2. Em hiểu gì về thú điền viên? Liệt kê ít nhất năm từ thuộc trường từ vựng điền viên trong bài thơ trên? Câu 3. Viết bài văn ngẳn (khoảng 1 mặt của tờ giấy thi) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ trên. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (12 điểm) Câu 2 (12 điểm): Về nội dung phần đầu truyện Người thầy đầu tiên, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ Văn THCS – tập 2, viết: “Đoạn trích là bài ca về tình yêu quê hương xứ sở, bài ca về người thầy chân chính.” Qua văn bản Hai cây phong trích phần đầu truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ___ Hết ___ 7
  8. UBND HUYỆN KỲ SƠN GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 120 phút. ĐỀ CHÍNH THỨC (Không tính thời gian giao đề) Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi. (Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, theo 4/6/2015) Câu 1: Gọi tên phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Chỉ rõ và nêu tác dụng của việc sử dụng một biện pháp nghệ thuật trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Câu 3: Theo tác giả, tạo sao nên “sống hết mình”? Câu 4. Lời nhắn nhủ của tác giả: “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên”, có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em. Phần II: Làm văn (16.0 điểm) Câu 1: (6.0 điểm) Hãy viết bài văn ngắn với chủ đề: “Đứng lên sau thất bại”. Câu 2 (10.0 điểm): Bàn về ý nghĩa của thơ, Tố Hữu khẳng định: “Thơ là tiếng lòng”. Hãy lắng nghe tiếng lòng của nhà thơ Tế Hanh qua bài thơ “Quê hương”. Hết Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 8
  9. PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN THI: NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 01/12/2020 Thời gian làm bài: 150 phút I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Hiện nay, câu chuyện điểm số đang trở thành đề tài cho nhiều cuộc bàn luận từ trong mâm cơm gia đình, cho đến công sở, phố xóm và cả trên mạng xã hội. Câu chuyện đó xuất hiện ở mọi nơi, tồn tại quanh quẩn chúng ta mỗi ngày và vô tình trở thành áp lực đè nặng lên đôi vai của những bạn học sinh, lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên trong sáng. Không như mọi người vẫn thường thấy, những bạn giỏi nhất, ngoan nhất luôn là những bạn có nhiều áp lực nhất. Tôi từng biết một bạn học rất giỏi. Kết quả học tập của bạn ấy luôn đứng tốp đầu trong trường và ai cũng nghĩ rằng bạn ấy sẽ thật thoải mái và hạnh phúc bởi điều đó. Thế nhưng bạn ấy từng tâm sự rằng bạn bị áp lực bởi mọi thứ. Bởi những người ghét bạn ấy không lý do, bởi những người giỏi giang được làm việc trong môi trường hiện đại, bởi chính bảng điểm cao chót vót của mình [ ] Chẳng ai nói với chúng ta rằng “Điểm thấp cũng không sao cả, học không giỏi, rớt đại học cũng chẳng phải là chuyện gì to tát”. Điểm số, thi cử không phải là chuyện quyết định cuộc đời bạn, chúng cũng không phải là cả cuộc đời bạn. Nếu như bạn có đủ dũng khí để đối đầu, để chấp nhận điểm thấp, để ngừng phao bài, để cố hết mình cho những đam mê, bạn sẽ nhận ra những cuộc tranh cãi căng thẳng với phụ huynh không đáng sợ đến thế [ ] Nếu bạn không học giỏi, không có bằng tốt nghiệp loại tốt, bạn có thể thiệt vài triệu tiền lương những tháng thử việc đầu tiên. Nhưng nếu bạn đánh mất niềm vui sống thì là mất mát rất rất lớn. Và tất cả các môn học khác trong trường cũng thế, bạn học để bạn biết được cách vui sống khỏe mạnh, chứ không phải học để mà tuyệt vọng. (Dẫn theo Câu chuyện điểm số, Thực hiện các yêu cầu bên dưới: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Câu 2. Vì sao người viết lại cho rằng: Điểm số, thi cử không phải là chuyện quyết định cuộc đời bạn, chúng cũng không phải là cả cuộc đời bạn? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong những câu sau: Thế nhưng bạn ấy từng tâm sự rằng bạn bị áp lực bởi mọi thứ. Bởi những người ghét bạn ấy không lý do, bởi những người giỏi giang được làm việc trong môi trường hiện đại, bởi chính bảng điểm cao chót vót của mình Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, em rút ra cho mình những bài học ý nghĩa gì? II. Làm văn (16.0 điểm) Câu 1 (6.0 điểm) Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về vai trò của điểm số đối với học sinh. Câu 2 (10.0 điểm) Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người. (George Sand) Từ ý kiến của George Sand, em hãy cho biết “ánh sáng” của tác phẩm văn học mà người nghệ sĩ rọi vào trái tim mình là gì? Hãy làm sáng tỏ thứ “ánh sáng” đó qua một tác phẩm yêu thích mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập một. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị 1 (Họ tên và ký): Giám thị 2 (Họ tên và ký): 9
  10. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HSG LỚP 8 HUYỆN LÝ NHÂN NĂM HỌC 2020 - 2021-05-10 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề Phần I. Đọc hiểu Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước. Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối. Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”. Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình. Họ hiểu triết lý: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng. (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, http:saostar.vn) Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2 (0,5đ): Theo tác giả, thời gian quan trọng như thế nào? Câu 3 (1,0đ): Chỉ ra tác hại của việc sử dụng thời gian không hiệu quả và không đúng mục đích của mà tác giả nói đến thông qua hình ảnh “những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”” trong văn bản. Câu 4(1,0 đ): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu văn: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”. Câu 5 (1,5đ) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”? Câu 6 (1,5đ): Văn bản trên gửi gắm đến bạn đọc những thông điệp nào? Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Phần II: Tạo lập văn bản Câu 1(5,0đ) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”. Câu 2 (9,0đ) Bàn về sứ mệnh của nhà văn trong sáng tác văn chương, có ý kiến cho rằng: “Nhà văn có thể viết về bóng tối nhưng từ bóng tối phải hướng về ánh sáng” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao. Hết 10
  11. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH NĂNG KHIẾU NINH GIANG Năm học 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 15 tháng 4 năm 2021 Câu 1 (4 điểm) Một gia đình nọ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật" - Cậu bé thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải. Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ: “Mẹ nhìn kìa ! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi!” Người mẹ đáp: “Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên đây. Câu 2 (6 điểm) “Văn học đã viết lên những bản tình ca xúc động về tình mẫu tử, tình phụ tử”. Qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng và “Lão Hạc” của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2: 11
  12. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THỊ XÃ QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2020-2021 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. (Quê hương - Tế Hanh, Ngữ văn 8, NXB Giáo dục) Câu 2: (4,0 điểm): Cho đoạn văn bản sau: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Dựa vào gợi ý từ đoạn văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn từ 15-20 câu bàn về giá trị bản thân trong cuộc sống. Câu 2: (12 điểm): Bàn về nhân vật trong tác phẩm văn học có ý kiến cho rằng: “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời ''. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao –––––––––– Hết––––––––––– Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị 2 12
  13. PHÒNG GD&ĐT QUỐC OAI ĐỀ OLYMPIC NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2020- 2021 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) Họ và tên: SBD: PHẦN I (8 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau (khoảng 01 trang giấy kiểm tra)? Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay. PHẦN II (12 điểm) Trong bài thơ “Một khúc ca xuân” nhà thơ Tố Hữu viết: “Nếu là con chim, là chiếc lá Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?” Em hiểu ý thơ trên như thế nào? Bằng một số văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8: Lão Hạc (Nam Cao), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Chiếc lá cuối cùng (O - Hen ri), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ và tên, chữ kí của cán bộ coi 01 Họ và tên, chữ kí của cán bộ coi 02 13
  14. PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2020-2021 Số báo danh Môn thi: Ngữ văn 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 04/4/2021 (Đề thi gồm 02 trang) I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “ Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012) Câu 1(1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? Theo tác giả, thế nào là người nghèo nhất? Câu 2(1,0 điểm): Nêu nội dung đoạn trích? Câu 3(2,0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy? Câu 4(2,0 điểm): Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? II.TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1(4,0 điểm): Nhà văn Mĩ Ernest Hemingway đã khẳng định: Hạnh phúc giữ trong tay chỉ là hạt, hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa. Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của em về quan điểm trên. Câu 2(10,0 điểm): Trong cuốn Sổ tay viết văn, nhà văn Tô Hoài tâm sự: Tôi cho rằng ngay trong văn xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có như thế văn xuôi mới trong sáng cất cao. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, liên hệ đến văn bản Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . 14
  15. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP TIỀN HẢI HUYỆN NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (3 điểm) Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng một bài văn nghị luận khoảng 300 chữ. Câu 2: (12 điểm) Mở đầu tập thơ “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh đã viết: “Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao.” Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh và “Khi con tu hú” của Tố Hữu. 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6(2010-2021)=180k 200 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2021)=230k 190 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2021)=220k 210 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2021)=240k file word đề-đáp án Zalo 0946095198 15
  16. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2020 -2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thi ngày 13 tháng 4 năm 2021 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Nếu như không có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và nhìn nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần phải theo đuổi suốt cuộc đời” Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ nhìn nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước". Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân. (Trích “Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi”, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội, 2014) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0,5đ) 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước"? (1,5đ) 3. Theo tác giả, vì sao cần thay đổi “chính mình”? (1,0đ) 4. Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do tại sao em chọn thông điệp đó. (1,0đ) Phần II. Làm văn (16,0 điểm) Câu 1. (6,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (10,0 điểm) Nhận xét về thơ, Tố Hữu cho rằng: “ Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó”. Qua tác phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Theo em, những yếu tố cơ bản nào tạo nên sức hấp dẫn của một bài thơ? Hết Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1: Số báo danh: . Họ, tên chữ ký GT2: 16
  17. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN Ý YÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút I. Đọc, hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ tôi phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà là vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.” Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do mà thôi. Kinh Talmud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói. [ ] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học được những điều đó từ chính cha mình. file word đề-đáp án Zalo 0946095198 (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn ” - Phạm Lữ Ân) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương? Câu 3. (1,5 điểm) Theo em, việc tác giả trích câu: “Khi ngươi dạy con trai ngươi tức là ngươi dạy con trai của con trai người” trong Kinh Talmud có ý nghĩa gì? Câu 4. (1,5 điểm) Em rút ra được thông điệp gì từ câu văn sau: “Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình”? II. Tập làm văn Câu 1. (6,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc, hiểu và những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn triển khai luận điểm: “Điều bản thân cần làm là trở thành một người chính trực và biết yêu thương”. Câu 2. (10,0 điểm) Trong truyện ngắn: “Lão Hạc” của Nam Cao, nhân vật Tôi đã suy ngẫm: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì được đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”. Em hiểu thế nào về ý nghĩ trên của nhân vật Tôi? Phân tích quá trình “cố tìm” để nhân vật hiểu nhân vật Lão Hạc của nhân vật Tôi xung quanh sự việc Lão Hạc bán chó. Hết 17
  18. UBND HUYỆN YÊN KHÁNH ĐỀ OLYMPIC CÁC MÔN VĂN HÓA KHỐI 6, 7, 8 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề này có 06 câu, in trong 01 trang Ngày thi 26/4/2021 Phần I. Đọc - hiểu văn bản (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: “Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” (Nguyễn Khoa Điềm, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học) Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2 (2,5 điểm): Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ đầu. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Câu 3 (2,0 điểm): Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy đặt nhan đề cho văn bản. Phần II. Tạo lập văn bản (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi: Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo? Câu 2. (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca cách mạng Việt Nam trước năm 1945 đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày” Qua bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh và “Khi con tu hú” của Tố Hữu, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: Giám thị 2: 18
  19. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ THI GIAO LƯU HSG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG Năm học: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1 (8 điểm) Vich-to Huy-gô cho rằng: “ Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (12 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người”. Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết 19