Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học cơ sở Sa Đéc (Kèm đáp án)

docx 3 trang nhatle22 4730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học cơ sở Sa Đéc (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_202.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học cơ sở Sa Đéc (Kèm đáp án)

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SA ĐÉC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU CẤP TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN 7 – NĂM HỌC 2020 - 2021 Thời gian: 90 phút Câu 1: (3điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau: “ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta, Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy, Như dòng sông chảy nặng phù sa”. ( Trích - Theo chân Bác - Tố Hữu) Câu 2 : (7 điểm) Ai đó đã từng nói : “Gian bếp chính là trái tim của ngôi nhà, nơi hâm nóng tình cảm gia đình, nơi gợi ta nhắc tới những bữa ăn ngon kết nối cả gia đình của mẹ”. Hãy nêu cảm nghĩ của em về một món ăn mà mẹ nấu mà em luôn nhớ mỗi khi xa nhà. HẾT Họ và tên Số báo danh *Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SA ĐÉC ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU CẤP TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN 7 I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: - Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo II. Yêu cầu cụ thể: Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là 0,25đ. (3điểm) phép tu từ điệp ngữ. Từ thương được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. - Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bác được ví với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa. 0,25đ. - Phân tích tác dụng (3,0đ) + Viết về Bác Hồ kính yêu - đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường 0.5đ. ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu. + Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ ―thương ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác dành cho ta - những người dân đất Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong 0,75đ thiên nhiên. + Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng 0,75đ sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu. + Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác dành cho ta. Mỗi 0,5đ người đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên. Câu 2 *Về kĩ năng: 0,5đ (7điểm) - Biết cách làm văn biểu cảm - Nội dung chủ đạo là phát biểu cảm nhận, cảm xúc, kết hợp các yếu tố miêu tả, thuyết minh đan xen suy ngẫm của người viết về món ăn, về tình cảm gia đình.
  3. - Bài viết cần có bố cục chặt chẽ, bộc lộ cảm xúc tự nhiên chân thành, hành văn mạch lạc, lời văn có hình ảnh, giàu cảm xúc. *Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các ý cơ bản sau: 0,5đ a, Mở bài: - Dẫn dắt để giới thiệu đối tượng biểu cảm: Món ăn mẹ nấu. - Nêu cảm xúc chủ đạo về món ăn đó: Nhớ, yêu thích Có thể bắt đầu bằng một tình huống gợi cảm xúc( đi xa, một kí ức về mẹ ) b, Thân bài: 5,5đ - Triển khai theo trình tự thời gian( Quá trình chế biến món ăn của mẹ, từ lúc ngắm nhìn đến lúc thưởng thức, dư vị đọng lại sau khi ăn), không gian ( cảm quan món ăn từ ngoài vào trong), nên kết hợp nhiều cách sắp xếp ý cho phong phú. - Đó là món ăn gì, có gì đặc biệt trong món ăn ấy ( món ăn truyền thống hay món nước ngoài, có công thức sẵn hay do mẹ “đặc chế” ?) - Mẹ nấu trong dịp nào? Vì sao nó gây ấn tượng cho em đến thế? - Cách trang trí, bày biện, mùi hương, hương vị của món ăn ra sao, tạo cảm giác thế nào ở người thưởng thức? - Em có những cảm xúc gì khi quan sát mẹ nấu ăn (thán phục, thương mẹ, biết ơn mẹ ), khi thưởng thức món ăn (thấy mình may mắn, thấy hạnh phúc )? c, Kết bài: 0,5đ - Cảm xúc của em về mẹ, về tình cảm mẹ dành cho gia đình thể hiện qua món ăn mẹ nấu Yêu cầu về thái độ, phẩm chất: - Bộc lộ tình cảm yêu thương mẹ, quan tâm đến mẹ, biết ơn mẹ thông qua cách quan sát mẹ vào bếp, thưởng thức thành quả mẹ tạo nên sau những phú vất vả toát mồ hôi trong bếp - Thái độ chân thành, biết ơn, trân trọng công lao người mẹ, thêm yêu và quý trọng giá trị tình cảm gia đình. - Thể hiện khả năng cảm thụ cái đẹp của nghệ thuật ẩm thực. * Lưu ý: Đây là hướng dẫn chấm đưa ra những ý cơ bản, giáo viên chấm linh hoạt trên cơ sở bài viết của học sinh, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, có cảm xúc.