Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trần Quốc Toản

doc 4 trang nhatle22 2810
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trần Quốc Toản

  1. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: HÓA 9 - NĂM HỌC: 2016 – 2017 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên HS: Điểm Giám khảo 1: Giám thị 1: Lớp: Giám khảo 2: Giám thị 2: Đề: Câu 1: (3đ) Cho các công thức hóa học sau, hãy cho biết công thức hóa học nào viết đúng, công thức hóa học nào viết sai, nếu sai hãy sửa lại cho đúng: a/ NaCl; b/ H2O; c/ KO; d/ Ca(HPO4)2 Câu 2: (2đ) Cho sơ đồ của các phản ứng sau, hãy chọn hệ số thích hợp lập phương trình hóa học của các phản ứng; a/ Zn + O2 > ZnO b/ Fe + HCl > FeCl2 + H2  c/ Al + H2SO4 > Al2(SO4)3 + H2  d/ P2O5 + H2O > H3PO4 Câu 3: (2đ) Hãy tính: a/ Số mol của 28 g Fe? b/ Thể tích của 0,25 mol CO2 ở đktc. Câu 4: (3đ) Trong phòng thí nghiệm có một lọ đựng 150 ml dung dịch HCl 10% có khối lượng riêng là 1,047 g/ml và lọ khác đựng 250 ml dung dịch HCl 2M. Trộn hai dung dịch axit này với nhau được dung dịch HCl (dung dịch A). Biết 40 ml dung dịch A tác dụng vừa đủ với 2,7 g hỗn hợp bột hai kim loại Fe và Zn. a/ Viết các phương trình hóa học. b/ Xác định nồng độ mol của dung dịch A. c/ Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. (Cho Fe = 56; Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5). Hết
  2. Bài làm:
  3. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI. TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2016 - 2017 Môn: Hóa học. Khối lớp 9. Thời gian: 45 phút. Câu Lời giải Điểm 1 a/ NaCl: CTHH viết đúng; (3đ) 0,5đ b/ H O: CTHH viết đúng 2 0,5đ c/ KO: CTHH viết sai, sửa lại: K2O; 1đ 1đ d/ Ca(HPO4)2: CTHH viết sai, sửa lại: CaHPO4 2 a/ 2 Zn + O 2 ZnO 0,5đ (2đ) 2 b/ Fe + 2 HCl FeCl2 + H2  0,5đ c/ 2 Al + 3 H2SO4 Al2(SO4)3 + 3 H2  0,5đ d/ P2O5 + 3 H2O 2 H3PO4 0,5đ 3 a/ Số mol của 28 g Fe: 28 : 56 = 0,5 (mol) 1đ (2đ) b/ Thể tích của 0,25 mol CO2: 0,25 x 22,4 = 5,6 (lít) 1đ 4 0,5đ a/ Fe + 2 HCl FeCl2 + H2  (3đ) x (mol) : 2x (mol) 0,5đ Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2  y (mol) : 2y (mol) b/ Nồng độ mol của dung dịch A: Khối lượng HCl có trong dung dịch thứ nhất: mHCl = (150 x 1,047) x 10% : 100% = 15,705 (g). 0,25đ Số mol HCl: n = 15,705 : 36,5 = 0,43 (mol). 0,25đ HCl 0,25đ Số mol HCl có trong dung dịch thứ hai: nHCl = 2 x 0,25 = 0,5 (mol) (250 ml = 0,25 lít) Nồng độ mol của dung dịch A là: 0,25đ CMddA = (0,43 + 0,5) : (0,15 + 0,25) = 2,325 (mol/lít) (150 ml = 0,15 lít) c/ Thành phần của kim loại trong hỗn hợp: 0,25đ Số mol dung dịch A: nddA = CMddA . VddA = 2,325 x 0,04 = 0,093 (mol) (40 ml = 0,04 lít) Gọi x là số mol của Fe; y là số mol của Zn, ta có hệ phương trình: 56x + 65y = 2,7 0,25đ 2x + 2y = 0,093 Giải hệ phương trình ta được: x = 0,0365 mol Fe và y = 0,01 mol Zn 0,25đ Thành phần của kim loại trong hỗn hợp có: %Zn = (65 x 0,01 : 100%) : 2,7 = 24% 0,25đ %Fe = 100% - 24% = 76%