Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

docx 2 trang nhatle22 2390
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2018_2019_b.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: Hóa học ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 06/06/2018 (Đề thi gồm 2 trang) Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ BÀI Câu 1. (2 điểm) 1.1. Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có). A (1) B (2) C(3) D (4) E (5) F  (6) G Cho biết B là glucozơ, F là metan và A, C, D, E, G là các hợp chất hữu cơ khác nhau. 1.2. Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11. Hãy cho biết: a) Vị trí của A trong bảng tuần hoàn. b) Tính chất hóa học cơ bản của A và so sánh với các nguyên tố lân cận. 1.3. Cho hỗn hợp gồm các chất rắn BaO, CuO và SiO 2. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp với điều kiện không làm thay đổi khối lượng các chất. Câu 2. (2 điểm) 2.1. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau: a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 b) Thêm từ từ 1-2 ml H2SO4 đặc vào cốc có đựng sẵn một ít đường saccarozơ ở đáy cốc. c) Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2 ml nước cất, lắc kĩ, để yên. Cho tiếp 2 ml dung dịch brom loãng vào ống nghiệm trên lắc kĩ, để yên. 2.2. Giải thích các hiện tượng thực tế sau và viết phương trình hóa học (nếu có). a) Vào mùa đông, một số gia đình ở nông thôn đốt than tổ ong trong phòng kín để sưởi ấm. hậu quả đã có trường hợp tử vong do ngạt khí. b) Một trong các phương pháp sản xuất rượu etylic là lên men tinh bột. Phần còn lại sau khi chưng cất lấy rượu etylic gọi là bỗng rượu. Bỗng rượu để lâu trong không khí lại bị chua và khi dùng bỗng rượu để nấu canh chua thì lại thấy có mùi thơm. 2.3. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl. a) Hãy viết phương trình hóa học điều chế khí Cl2 theo thí nghiệm mô tử trong hình trên b) Giải thích tác dụng của bình (1) đựng dung dịch NaCl bão hòa; bình (2) đựng dung dịch H2SO4 đặc và nút bông tẩm dung dịch NaOH ở bình (3)
  2. Câu 3. (1,5 điểm) 3.1. Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam kim loại R trong khí clo dư, kết thúc phản ứng thu được 16,02 gam muối cuả kim loại R. Nếu cho một lượng R vào dung dịch H 2SO4 loãng đến khi khối lượng dung dịch tăng 3 gam thì thu được V lít khí H2 (đktc). Tính V. 3.2. Để hòa tan hoàn toàn 16 gam FexOy cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 32,5 gam muối. Tìm nồng độ mol/lit của dung dich HCl đã dùng. Câu 4. (1,5 điểm) 4.1. Cho 26,91 gam kim loại kiềm M (hóa trị I) vào 700 ml dung dịch AlCl 3 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí H 2 (đktc) và 17,94 gam kết tủa. Tìm kim loại M và các giá trị có thể có của V. 4.2. Có hai dung dịch: Dung dịch A chứa H 2SO4 85%, dung dịch B chứa HNO 3 chưa biết nồng đô. Hỏi phải trộn hai dung dịch này theo tỷ lệ khối lượng là bao nhiêu để dược một dung dịch mới, trong đó H 2SO4 có nồng độ 60%, HNO 3 có nồng độ 20 %. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 ban đầu (biết khi trộn A với B không có phản ứng xảy ra). Câu 5. (2 điểm) 5.1. Hỗn hợp Z gồm rượu etylic và axit axetic. Cho m gam Z tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Mặt khác để trung hòa hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M. a) Viết các phương trình hóa học xảy ra b) Tính thành phần % về khối lượng các chất trong Z. 5.2. Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp khí F gồm metan, axetilen, propilen (CH 2=CH- CH3) ta thu được 3,52 gam CO2. Mặt khác khi cho 448 ml lít hỗn hợp F (đktc) qua dung dịch nước brom dư thì chỉ có 4 gam brom phản ứng. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất khí trong hỗn hợp F. Câu 6. (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một anken mạch hở A, toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ vào 295,2 gam dung dịch NaOH 20%, Sau thí nghiệm nồng độ NaOH dư là 8,45%. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a) Xác định công thức phân tử của A. b) Hỗn hợp X gồm A và H 2 có tỷ khối với H 2 là 6,2. Đun nóng X với Ni xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toang Y được 25,2 gam H2O. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X (đktc). Cho biết các nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14, O=16, Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Fe=56, Br=80 . .Hết . Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.