Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Trung học phổ thông môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Cà Mau

pdf 2 trang nhatle22 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Trung học phổ thông môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_trung_hoc_pho_thong_mon_h.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Trung học phổ thông môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Cà Mau

  1. Thầy Nguyễn Đình Hành – THCS Mạc Đĩnh Chi, Đak Pơ, Gia Lai 1 SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS CÀ MAU NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Hóa học Ngày thi: 01 – 4 –2018 (Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I: (4,75 điểm) 1. (2,25 điểm) Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau: a. Hãy xác định X là chất gì? Giải thích vai trò của X trong thí nghiệm trên? Có thể thay dung dịch X bằng CaO được không? Vì sao? b. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế được cùng một lượng khí Clo người ta có thể dùng m1 (gam) MnO2 (chứa 2% tạp chất trơ) hoặc dùng m2 (gam) KMnO4 (chứa 10% tạp chất trơ) tác dụng với dung dịch HCl dư. Viết phương trình phản ứng và so sánh m1 với m2? 2. (2,5 điểm) Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác xem như đã có, hãy viết phẳn ứng điều chế etylaxetat, polietilen (PE), caosu buna, andehyt axetic và etylclorua? Câu II: (4,0 điểm) 1. (1,25 điểm) Cần lấy bao nhiêu ml nước cất để pha chế được 80 gam đung dịch CuSO4 15% từ CuSO4.5H2O. Nêu cách pha chế? 2. (2,75 điểm) Cumen là nguyên liệu quan trọng dùng điều chế các chất hữu cơ có nhiều ứng dụng như phenol và aexeton. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Cumen rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 2,3M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 50,8 gam, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng 2 lần kết tủa là 243,05 gam. a. Xác định công thức phân tử của Cumen? Biết thành phần Cumen chỉ có 2 nguyên tố là C và H. b. Xác định công thức cấu tạo của Cummen ? Biết nó không làm mất màu dung dịch brom nhưng khi đun nóng với hơi brom có mặt ánh sáng cho hai sản phẩm monobrom. Viết phương trình phản ứng? Câu III: (4,25 điểm) 1. (1,0 điểm) Bột kim loại Ag có lẫn một ít Fe, Cu. Chỉ dùng một hóa chất hãy trình bày cách tốt nhất để thu được Ag tinh khiết? Viết phương trình phản ứng xảy ra? 2. (3,25 điểm) Nung nóng m gam hỗn hợp A gồm bột Al và sắt oxit FexOy trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều B rồi chia làm hai phần. Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch C và 5,544 lít khí SO2 duy nhất (điều kiện tiêu chuẩn). Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thấy giải phóng 0,336 lít khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn) và còn lại 2,52 gam chất rắn. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Xác định công thức của oxit sắt và tính m?
  2. Thầy Nguyễn Đình Hành – THCS Mạc Đĩnh Chi, Đak Pơ, Gia Lai 2 Câu IV: (4,0 điểm) 1. (2,0 điểm) Sục khí (A) vào dung dịch (B) có màu vàng thu được chất rắn (C) màu vàng và dung dịch (D). Khí (X) màu vàng lục tác dụng với khí (A) trong nước tạo ra (Y) và (F), rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. Khí (A) tác dụng với dung dịch chất (G) là muối nitrat của kim loại tạo ra kết tủa (H) màu đen. Đốt cháy (H) bởi oxi ta được chất lỏng (I) màu trắng bạc. Xác định A, B, C, D, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phương trình phản ứng?. 2. (2,0 điểm) a. Khi làm khan ancol (rượu) etylic có lẫn một ít nước người ta dùng các cách sau: + Cho CaO mới nung vào rượu. + Cho Na2SO4 khan vào rượu. Hãy giải thích ? Viết phương trình phản ứng nếu có? b. Tính khối lượng glucozơ cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol (rượu) etylic 460 (biết hiệu suất phản ứng là 90%) và d = 0,8 g/ml? C2 H 5 OH Câu V: (3,0 điểm) Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu bằng 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và hỗn hợp khí B gồm 2 khí NO và NO2. Thêm 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng t0 không đổi có phản ứng 2KNO3  2KNO2 + O2 thì thu được 41,05 gam chất rắn. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). a. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong A. b. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch X. Cho Mg =24; Al =27; Cl =35,5; H =1; C =12; O =16; Cu =64; K =39; N =14 Fe =56; Na =23 ; Zn =65; Ba =137; Ca =40; Br =80; S =32; Mn =55. HẾT