Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015

doc 8 trang nhatle22 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH PHÚ THỌ NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn thi: Sinh học – THCS (PHẦN TNKQ) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) có thể kết hợp với (1) NO2. (2) CO. (3) O2. (4) CO2. (5) NO. (6) H20. Số lượng phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Quá trình hồng cầu kết hợp với CO2 và giải phóng O2 xảy ra A. trong nước mô. B. trong máu, tại mao mạch các cơ quan. C. trong mạch bạch huyết. D. trong không khí tại phế nang. Câu 3: Khi hít vào thì A. cơ hoành giãn và nâng lên. B. cơ hoành giãn và hạ xuống. C. cơ hoành co và nâng lên. D. cơ hoành co và hạ xuống. Câu 4: Bản chất quy luật phân li của Menđen là A. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1. C. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. D. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân. Câu 5: Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì? A. Bố và mẹ phải thuần chủng. B. Số lượng cá thể lai phải lớn. C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn. D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường. Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? (1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. (2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định tính trạng giới tính. (3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. (4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Một cơ thể người mang cặp NST giới tính XY. Khi nghiên cứu giảm phân trên cặp NST giới tính, người ta đã phát hiện thấy một số ít tế bào rối loạn phân li NST ở lần giảm phân I còn giảm phân II diễn ra bình thường, một nhóm tế bào khác giảm phân I diễn ra bình thường nhưng rối loạn phân li NST ở lần giảm phân II. Cơ thể trên có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? A. 4.B. 5. C. 6. D. 7. Câu 8: Nguyên tắc bổ sung giữa G – X, A – U và ngược lại được thể hiện trong các cấu trúc phân tử và các quá trình nào sau đây? (1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã. Phương án đúng là A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O4 và các bazơ nitơ A, U, G, X. C. Một bộ ba có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin. D. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là mêtiônin. Câu 10: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hiđrô so với gen ban đầu là
  2. A. mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thêm một cặp nuclêôtit. B. mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hiđrô. C. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. D. thêm 1 cặp nuclêôtit. Câu 11: Đột biến trong cấu trúc của gen (1) được biểu hiện ngay ra kiểu hình. (2) đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình. (3) biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử. (4) biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến. Số lượng phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao? A. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường. B. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. Câu 13: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDD × aaBbDd thu được ở đời con lai số cá thể mang kiểu gen chứa một cặp gen lặn chiếm tỉ lệ: A. 37,5%. B. 12,5%. C. 50%. D. 87,5%. Câu 14: Cho hai cây (P) thuần chủng về các tính trạng tương phản giao phấn với nhau được F 1. Tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F 2 trong đó có 1200 cây mang kiểu gen AaBbDd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AABBDD ở F2 là bao nhiêu? A. 750 cây. B. 300 cây. C. 200 cây. D. 150 cây. Câu 15: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là 1 1 1 3 A. . B. . C. . D. . 4 3 8 16 Câu 16: Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, các gen liên kết hoàn toàn, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất? AB Ab A. AaBb AaBb. B. DD dd . ab ab AB AB C. . D. XAXaBb XaYBb. ab ab Câu 17: Ở người, hai gen mỗi gen đều có hai alen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X thì có số kiểu gen tối đa trong quần thể người là A. 9. B. 10. C. 12. D. 14. Câu 18: Cơ thể mang kiểu gen DDd có thể thuộc thể đột biến: (1) Thể 1 nhiễm. (2) Thể 2 nhiễm kép. (3) Thể 3 nhiễm. (4) Thể 3n. (5) Thể 4n. (6) Thể 5n. Các phương án đúng là A. (1), (5). B. (3). C. (4). D. (2), (6). Câu 19: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 7 và số 9. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là 1 1 1 3 A. . B. . C. . D. . 16 4 8 4 Câu 20: Một gen có A = 4G. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là
  3. A. %A = %T = 20%; %G = %X = 80% . B. %A = %T = 40%; %G = %X = 10%. C. %A = %T = 10%; %G = %X = 40%. D. %A = %T = 37,5%; %G = %X = 12,5%. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 (2,0 điểm) a) Vì sao nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào? b) Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY. - Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n ở giới đực và giới cái của loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu? - Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải thích. Câu 2 (1,5 điểm) a) So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN. b) Nêu chức năng của enzim ARN-pôlimelaza và enzim ADN- pôlimelaza. Câu 3 (1,5 điểm) a) Các chữ cái biểu hiện các gen trên nhiễm sắc thể số II của ruồi giấm là ABCDE FGH. Hãy xác định các dạng đột biến sau: Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 ABC EDFGH ABE FGH ABE FGHCD ABCDE FE FGH b) Các nhà khoa học đã tạo ra chủng nấm men tổng hợp enzim làm tăng khả năng phân giải tinh bột trong sản xuất bia bằng một loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo em đó là loại đột biến nào? Tại sao? Câu 4 (1,0 điểm). Nêu quy trình sản xuất hoóc môn Insulin để chữa bệnh tiểu đường cho người bằng vi khuẩn E.coli. Câu 5 (2 điểm) a) Trên một tế bào sinh giao tử, xét một cặp alen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Các alen này đều dài 5100 A0. Aen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có 1200 Ađênin, alen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có 1350 Ađênin. - Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen. - Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu? b) Ong mật có 2n = 32. Một ong chúa đẻ một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh. Chỉ 60% trứng thụ tinh nở thành ong thợ, 25% trứng không thụ tinh nở thành ong đực. Các trứng nở thành ong đực và ong thợ trên có 19296 NST. Biết rằng số ong đực con bằng 1% số ong thợ con. - Tìm số ong đực và ong thợ được sinh ra. - Số trứng được ong chúa đẻ trong một lần nói trên là bao nhiêu? - Số tế bào sinh trứng đã thực hiện giảm phân tạo trứng là bao nhiêu? - Nếu các tế bào sinh trứng nói trên bắt nguồn từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đó là bao nhiêu? Chú ý: Trứng không thụ tinh phát triển thành ong đực, ong đực chứa các tế bào đơn bội 1n. Ong chúa và ong thợ có các tế bào sinh dưỡng lưỡng bội 2n. Câu 6 (2,0 điểm) a) Một người đàn ông có em gái bị bệnh bạch tạng kết hôn với một người phụ nữ có anh trai bị bệnh này. Biết rằng, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường gây nên. Ngoài người em chồng và người anh vợ bị bệnh, cả bên vợ và bên chồng không còn ai bị bệnh. - Tính xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh. - Cặp vợ chồng này dự định sinh hai con. Tính xác suất sinh hai người con trong đó chỉ có một người bị bệnh. b) Ở lúa tính trạng thân cao do alen trội A quy định, alen a quy định thân thấp, Alen trội B quy định hạt gạo đục, b quy định hạt trong, hai cặp alen này liên kết hoàn toàn trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Khi tự thụ phấn thứ lúa thân cao, hạt gạo đục dị hợp tử về hai cặp alen nói trên thì kết quả ở đời lai F 1 sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
  5. PHÚ THỌ NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn thi: Sinh học – THCS (PHẦN TỰ LUẬN) ĐÁP ÁN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đáp án có 4 trang TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B D D D A C B,D D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C C D B D D B,C D B TỰ LUẬN Câu 1 (2,0 điểm) a) Vì sao nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào? a. Hướng dẫn chấm 1,0 đ - NST là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền cấp độ tế bào do NST có những đặc trưng sau: + NST chứa ADN mang gen chứa thông tin di truyền cá thể và loài 0,25 đ + NST có khả năng tự nhân đôi và phân ly đồng đều trong nguyên phân tạo sự ổn định NST ở tế bào con so với tế bào mẹ 0,25 đ + NST có khả năng phân ly trong giảm phân tạo ra các giao tử chứa bộ NST đơn bội n, đồng thời tổ hợp lại trong thụ tinh tạo hợp tử 2n nên bộ NST 2n 0,5 đ của loài được duy trì ổn định. b) Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY. - Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n ở giới đực và giới cái của loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu? -Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải thích. b. Hướng dẫn chấm 1,0 đ Xác định bộ NST 2n của loài, kí hiệu: 0,5đ - Nhận thấy 23 NST kép nên bộ lưỡng bội là: 2n = 46. - Kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY. - Số nhóm gen liên kết: 23 Xác định quá trình phân bào, kì phân bào: 0,5đ - Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép (n = 23 NST kép) nên tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân. - Tế bào trên đang ở kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu hay kì giữa của giảm phân II. Câu 2 (1,5 điểm) a) So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN? a. Hướng dẫn chấm 1 đ + Giống nhau 0,25đ - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. - Có 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X. - Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị giữa gốc phôtphat của nuclêôtit này với đường của nuclêôtit tiếp theo tạo nên mạch polynuclêôtit. - Có cấu tạo một mạch + Khác nhau 0,75đ mARN tARN rARN Mạch polynuclêôtit Mạch polynuclêôtit cuộn Mạch polynuclêôtit có
  6. dạng thẳng xoắn lại ở một đầu tạo nên những đoạn xoắn các thuỳ tròn. Không có liên kết Có liên kết hyđrô Có liên kết hyđrô hyđrô Mỗi phân tử có Mỗi phân tử có khoảng: 80 Mỗi phân tử có khoảng: 150 – 1500 – 100 nuclêôtit. khoảng: 160 – 13000 nuclêôtit. nuclêôtit. Chiếm khoảng: 2-5% Chiếm khoảng:10-15% Chiếm khoảng: 80% tổng số ARN của tế tổng số ARN của tế bào tổng số ARN của tế bào. bào b. Nêu chức năng của enzim ARN-polimelaza và enzim ADN- polimelaza ? b. Hướng dẫn chấm 0,5đ +ADN-polimelaza đưa các nucleotit tự do vào kết cặp đặc hiệu với nucleotit 0,25đ của mạch khuân để tổng hợp mạch polinucleotit mới . +ARN-polimelaza bẻ gãy liên kết hidro đồng thời đưa các nucleotit tự do vào 0,25đ kết cặp đặc hiệu với nucleotit của mạch gốc để tổng hợp mạch ARN. Câu 3 (1.5 điểm) a) Các chữ cái biểu hiện các gen trên nhiễm sắc thể số II của ruồi giấm là: ABCDE FGH. Hãy xác định các dạng đột biến sau: Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 ABCED FGH ABE FGH ABE FGHCD ABCDE FE FGH b) Các nhà khoa học đã tạo ra chủng nấm men tổng hợp enzim làm tăng khả năng phân giải tinh bột trong sản xuất bia bằng một loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo em đó là loại đột biến nào? Tại sao? Câu 3 Hướng dẫn chấm 1,5 đ a. Dạng 1: đảo đoạn 0,5 Dạng 2: mất đoạn Dạng 3: chuyển đoạn Dạng 4: lặp đoạn b. - Đột biến lặp đoạn 0,5 - Đột biến lặp đoạn : một đoạn NST lặp lại một hoặc nhiều lần số gen 0,5 tổng hợp Protein enzim phân giải tinh bột tăng lượng Enzim tăng cường được tổng hợp. Câu 4 (1 điểm) Nêu quy trình sản xuất hoóc môn Insulin để chữa bệnh tiểu đường cho người bằng vi khuẩn E.coli? Hướng dẫn chấm 1 đ a. - Quy trình: 3 ý + Tách đoạn ADN chứa gen từ tế bào người, tách thể truyền ra khỏi tế bào vi 0,5 khuẩn E.coli. điểm + Cắt đoạn gen quy định tổng hợp Insulin và tách mở vòng thể truyền + Nối đoạn gen cần chuyển vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp. + Chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn. + Nuôi vi khuẩn có ADN tái tổ hợp. Vi khuẩn sinh trưởng và tổng hợp các chất nhanh , đồng thời tổng hợp Insulin nhanh. + Chiết tách insulin để tổng hợp thuốc. Câu 5 (2 điểm) a) Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có 1200 Ađênin, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin. * Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen. * Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
  7. - Tổng số nu của mỗi gen là: (5100 : 3,4). 2 = 3000 (nu) 0,5 đ - Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là: A = T = 1200 (nu) G = X = 3000 : 2 – 1200 = 300 (nu) - Số nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là: A = T = 1350 (nu) G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu) -ở kì giữa của giảm phân I nhiễm sắc thể đã nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép, do đó gen trên nhiễm sắc thể cũng được nhân đôi. - Số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào tại thời điểm đó là: A = T = (1200 + 1350) . 2 = 5100 (nu) G = X = (300 + 150) . 2 = 900 (nu) b) Ong mật có 2n = 32. Một ong chúa đẻ một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh. Chỉ 60% trứng thụ tinh nở thành ong thợ, 25% trứng không thụ tinh nở thành ong đực. Các trứng nở thành ong đực và ong thợ trên có 19296 NST. Biết rằng số ong đực con bằng 1% số ong thợ con. * Tìm số ong đực và ong thợ được sinh ra? * Số trứng được ong chúa đẻ trong một lần nói trên là bao nhiêu? * Số tế bào sinh trứng thực hiện giảm phân tạo trứng? * Nếu các tế bào sinh trứng nói trên bắt nguồn từ một tế bào sinh dục sơ khai. Hỏi số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đó? b Hướng dẫn chấm - Gọi số trứng nở thành ong đực và ong thợ lần lượt là x và y. Theo bài ra ta 1,5đ có: 16x + 32y = 19296 (1) và x = 0,01y (2) Giải HPT ta thu được x = 6 và y = 600 - Tổng số trứng được thụ tinh là: (600 x 100) : 60 = 1000 (trứng) Tổng số trứng không được thụ tinh là: (6 x 100) : 25 = 24 (trứng) Vậy tổng số trứng được ong chúa đẻ trong một lần là: 1024 (trứng) - Số Tb trứng thực hiện giảm phân tạo trứng: 1024 (TB sinh trứng) - Số lần nguyên phân: 2k = 1024 => k = 10 lần Câu 6 (2 điểm) a) Một người đàn ông có em gái bị bệnh bạch tạng kết hôn với một người phụ nữ có anh trai bị bệnh này. Biết rằng, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường gây nên. Ngoài người em chồng và người anh vợ bị bệnh, cả bên vợ và bên chồng không còn ai bị bệnh. - Tính xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh. - Cặp vợ chồng này dự định sinh hai con. Tính xác suất sinh hai người con trong đó chỉ có một người bị bệnh. Hướng dẫn chấm *. Tính xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh 0,5đ -Bố, mẹ người chồng phải mang gen dị hợp Aa vì họ không bị bệnh nhưng có con mắc bệnh => Xác suất người chồng không bị bệnh mang kiểu gen Aa là 2/3. -Bố, mẹ người vợ phải mang gen dị hợp Aa vì họ không bị bệnh nhưng có con mắc bệnh=> Xác suất người vợ không bị bệnh mang kiểu gen Aa là 2/3. - Xác suất phép lai Aa x Aa của cặp vợ chồng này là 4/9 -Xác suất kiểu gen aa bị bệnh từ phép lai Aa x Aa là 1/4 => Xác suất con đầu lòng bị bệnh là 4/9x1/4=1/9. => Xác suất con không bị bệnh là 1-1/9=8/9 * Xác suất sinh hai người con trong đó có một người bị bệnh và một người 1,0đ không bị bệnh là 2x8/9x1/9=16/81 b) Ở lúa tính trạng thân cao do gen trội A quy định, a quy định thân thấp, B quy định hạt gạo đục, b quy định hạt trong, hai cặp gen liên kết trên một cặp nhiễm sắc thể. Khi tự thụ phấn thứ lúa thân
  8. cao, hạt gạo đục dị hợp tử về hai cặp gen nói trên thì kết quả ở đời lai F 1 sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? b. Hướng dẫn chấm 0,5đ - Trường hợp 1: nếu gen A liên kết với gen B trên 1 nhiễm sắc thể thì kết 0.25đ quả như sau: x => F1. : 2 : 1 => KH F1: 3 cao, đục: 1 thấp, trong - Trường hợp 2: nếu gen A liên kết với gen b trên 1 nhiễm sắc thể thì kết 0.25đ quả như sau: x => F1. : 2 : 1 => KH F1: 1 cao, trong: 2 cao, đục: 1 thấp, đục .Hết