Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2010-2011 - Sở giáo dục và đào tạo Lâm Đồng
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2010-2011 - Sở giáo dục và đào tạo Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_dia_ly_lop_12_nam_hoc.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2010-2011 - Sở giáo dục và đào tạo Lâm Đồng
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2010 – 2011 Môn: ĐỊA LÍ - THPT ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Ngày thi: 18/02/2011 Câu 1: (3,0 điểm) a. Những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây? Hãy làm rõ hiện tượng này. b. Tính góc nhập xạ tại các vĩ độ 5017’B, 1005’B, 1508’N vào ngày Đông chí. Câu 2: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: TỈ SUẤT TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN THỜI KỲ 1960 - 2005 (Đơn vị: % ) Thời kì 1960 - 1965 1985 - 1990 1995 - 2000 2001 - 2005 Nhóm nước Phát triển 1,2 0,6 0,2 0,1 Đang phát triển 2,3 1,9 1,7 1,5 Toàn thế giới 1,9 1,6 1,4 1,2 a. Nhận xét tỉ suất tăng dân số tự nhiên thời kỳ 1960 – 2005. b. Dân số thế giới năm 2005 là 6 477 triệu người. Nếu tỉ suất tăng tự nhiên là 1,2%/năm và không thay đổi, thì dân số thế giới năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là bao nhiêu người ? Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 + 687 Huế 2868 1000 +1868 Thành phố Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 Nhận xét, giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên. Trang 1/1
- Câu 4: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Trình bày đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. b. Giải thích vì sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn lớn nhất cả nước ? Câu 5: (3,0 điểm) a. Trình bày những đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta. b. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Câu 6: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản của nước ta. b. Hãy giải thích tại sao ngành thuỷ sản lại phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long ? Câu 7: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (GIÁ THỰC TẾ) (Đơn vị: Tỉ đồng) Chia ra Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1996 92406,2 71989,4 17791,8 2625,0 2000 129140,5 101043,7 24960,2 3136,6 2009 410138,0 292996,8 110311,6 6829,6 (Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam) a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta qua các năm. b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét và giải thích về chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta qua các năm. HẾT Họ tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị 1: Ký tên: Giám thị 2: Ký tên: Trang 1/2
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ - THPT Ngày thi: 18/02/2011 Câu Nội Dung Điểm a. Hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây 2,25 - Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn là một loại chuyển động biểu kiến diễn 0,25 ra hàng ngày, đó là hệ quả chuyển động của Trái Đất. - Khi Mặt Trời mọc chính Đông vào sáng sớm và lặn chính Tây vào chiều 0,25 tà thì lúc giữa trưa (12h) Mặt Trời phải ở đỉnh đầu của người quan sát. - Chỉ trong khu vực nội chí tuyến thì mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây, vì chỉ trong khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 0,25 – tia nắng Mặt Trời tạo góc nhập xạ bằng 900 lúc 12h trưa. - Không phải ngày nào các địa điểm trong khu vực nội chí tuyến đều thấy hiện tượng này, mà chỉ vào đúng ngày tại địa điểm đó có hiện tượng Mặt 0,25 Trời lên thiên đỉnh thì mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. - Ở Xích đạo có hai ngày Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây – đó 1 là vào ngày Xuân phân (21/3) và ngày Thu phân (23/9). 0,25 - Ở chí tuyến Bắc hiện tượng này chỉ xảy ra một ngày – đó là ngày Hạ chí (22/6). 0,25 - Ở chí tuyến Nam hiện tượng này chỉ xảy ra một ngày – đó là ngày Đông chí (22/12). 0,25 - Những địa điểm khác trong khu vực nội chí tuyến sẽ có hai ngày quan sát thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây – là hai ngày Mặt Trời lên 0,25 thiên đỉnh tại địa điểm đó. - Các địa điểm ngoại chí tuyến không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. 0,25 b. Góc nhập xạ của các vĩ độ vào ngày Đông chí 0,75 - Tại vĩ độ 5017’B góc nhập xạ vào ngày Đông chí 61016’ 0,25 - Tại vĩ độ 1005’B góc nhập xạ vào ngày Đông chí 56028’ 0,25 - Tại vĩ độ 1508’N góc nhập xạ vào ngày Đông chí 81041’ 0,25 a. Nhận xét 1,00 - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của toàn thế giới giảm dần (dẫn chứng), 0,50 nhưng khác nhau ở từng nhóm (dẫn chứng). - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển luôn cao 0,25 hơn nhóm nước phát triển và toàn thế giới (dẫn chứng). - Cho đến nay, chỉ có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước phát 0,25 Trang 1/3
- 2 triển là ở mức thấp, còn nhóm đang phát triển và toàn thế giới có giảm chậm. b. Dân số thế giới qua các năm lần lựơt là: 1,00 * D2006 = D2005 + (D2005 x 1,2%) = 6554,724 triệu người. 0,50 - Tương tự, năm 2007, toàn thế giới có số dân là 6633,381 triệu người. 0,25 - Năm 2008, toàn thế giới có số dân là 6712,981 triệu người. 0,25 1,50 a. Nhận xét. 0,50 - Huế có lượng mưa trung bình năm cao nhất, cân bằng ẩm cao nhất (dẫn chứng). 0,50 - Thành phố Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất và cân bằng ẩm thấp nhất (dẫn chứng). 0,50 - Hà Nội có lượng mưa thấp nhất (dẫn chứng). b. Giải thích. 1,50 - Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch Mã 0,50 3 đối với các luồng gió thổi hướng Đông Bắc, bão từ Biển Đông và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, dẫn đến mưa vào thu đông (từ tháng VIII đến tháng I). Do lượng mưa nhiều nên lượng bốc hơi nhỏ đã dẫn tới cân bằng ẩm ở Huế rất cao. - Ở Thành phố Hồ Chí Minh do trực tiếp đón gió mùa Tây Nam, kết hợp 0,50 hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới nên mưa khá cao. Mùa khô kéo dài nhiệt độ cao nên bốc hơi mạnh dẫn đến cân bằng ẩm thấp. - Ở Hà Nội mùa đông lạnh, ít mưa nên lượng mưa thấp nhất; nhiệt độ thấp 0,50 nên lượng bốc hơi ít dẫn đến cân bằng ẩm cao hơn thành phố Hồ Chí Minh. a. Đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long 2,00 Đất của Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là loại đất phù sa và tính chất tương đối phức tạp. Có ba loại đất chính: - Đất phù sa thuộc hệ thống sông Cửu Long có diện tích 1,2 triệu ha chiếm 0,50 hơn 30% diện tích của vùng. Phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu. - Đất phèn chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất, với 1,6 triệu ha chiếm 41% diện tích của vùng phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo 0,50 Cà Mau. - Đất mặn ven biển với diện tích 0,75 triệu ha chiếm khoảng 19% diện tích của vùng, phân bố tập trung ở ven biển phía đông nam và bán đảo Cà Mau. 0,50 4 - Ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ. + Đất xám phù sa cổ phân bố ở dọc biên giới Campuchia. + Đất feralit phân bố chủ yếu ở đảo Phú Quốc. 0,50 + Đất cát ven biển phân bố ở Trà Vinh, Sóc Trăng. b. Giải thích vì sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn lớn 1,00 nhất cả nước - Vị trí ba mặt đông, tây và nam giáp biển. 0,25 Trang 1/4
- - Địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập nước. 0,25 - Thủy triều theo các sông lớn vào sâu trong đất liền làm các vùng đất ven 0,25 biển bị nhiễm mặn. - Khí hậu mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước làm tăng tính mặn 0,25 của đất. a. Những đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta 0,75 - Quá trình đô thị hóa diễn ra một cách chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. 0,25 - Tỉ lệ dân thành thị tăng lên nhưng còn chậm. - Sự phân bố các đô thị không đồng đều giữa các vùng. 0,25 0,25 b. Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với sự phát triển KT-XH đất nước 2,25 - Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. 0,25 - Đóng góp tỉ trọng cao trong GDP cả nước, GDP công nghiệp - xây dựng; 0,50 GDP dịch vụ và ngân sách nhà nước. 5 - Là nơi tập trung dân cư đông đúc, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng 0,50 hóa lớn và đa dạng. - Là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ 0,25 thuật, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. - Có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự 0,25 tăng trưởng phát triển kinh tế. - Các đô thị trên còn có khả năng tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người 0,25 lao động. - Gây ra những hậu quả như: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội 0,25 a. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản 2,00 * Tình hình phát triển: - Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2007: 0,25 tăng 62758 tỷ đồng, tăng gần 3,4 lần. - Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông 0,25 nghiệp cũng tăng nhanh: từ 16,3% lên 26,4%. - Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh, so với năm năm 2000 thì năm 2007 0,25 tăng 1947,3 nghìn tấn, tăng gấp 1,9 lần trong đó: + Sản lượng thủy sản khai thác tăng 413,6 nghìn tấn, tăng gần 1,25 lần. + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1533,7 nghìn tấn, tăng 3,6 lần. - Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản 0,25 khai thác. * Cơ cấu: - Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, thủy sản khai thác có xu hướng giảm 0,25 nhanh tỉ trọng: năm 2000 chiếm 73,8%, năm 2007 còn 49,4%. Thủy sản nuôi trồng có tỉ trọng tăng nhanh và hiện đã vượt trên tỉ trọng của thủy sản 6 khai thác: từ 26,2% năm 2000 tăng lên 50,5% năm 2007. * Phân bố: - Thủy sản khai thác tập trung ở các tỉnh phía Nam (Duyên hải Nam Trung 0,25 Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). - Các tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn là: Kiên Giang (315.157 tấn), Bà Rịa – Vũng Tàu (220.322 tấn), Cà Mau, Bình Thuận, Bình Định Trang 1/5
- - Thủy sản nuôi trồng tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn, trong đó 0,25 lớn nhất là các tỉnh: An Giang (263.914 tấn), Đồng Tháp (230.008 tấn), Cà Mau, Cần Thơ - Ngoài Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An cũng có sản lượng nuôi trồng đáng kể. 0,25 b. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có ngành thuỷ hải sản phát triển 1,00 nhất cả nước vì: Có những điều kiện thuận lợi * Điều kiện tự nhiên - Có ba mặt tiếp giáp với biển, bờ biển dài, vùng biển rộng lớn có nhiều 0,25 ngư trường đánh bắt thuỷ hải sản (Cà Mau – Kiên Giang) - Nguồn thuỷ sản rất phong phú đa dạng (thuỷ sản nước ngọt, nước lợ) tập trung nhiều bãi tôm, cá lớn; trữ lượng cá biển chiếm ½ trữ lượng cả nước. - Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản lớn: bao gồm bãi triều, rừng ngập mặn ven biển, nhiều sông ngòi, kênh rạch dày đặc, ao hồ, ô trũng ở 0,25 vùng đồng bằng rộng lớn. - Khí hậu nhiệt đới cận Xích đạo nóng ẩm quanh năm thuận lợi cho phát triển các loại sinh vật, là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới, gió mùa nên tàu thuyền có thể hoạt động quanh năm * Điều kiện kinh tế - xã hội. - Dân cư Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong nghề đánh bắt và nuôi tôm, cá hàng hoá. 0,25 - Có cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thuỷ sản ngày càng được đầu tư, mức độ đánh bắt, nuôi trồng ngày càng cao. - Các điều kiện khác: thị trường tiêu thụ rộng lớn, giá cả thuỷ sản cao và khá ổn định, Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển các vùng trọng điểm 0,25 nuôi trồng thuỷ hải sản, các dịch vụ nuôi tôm, cá ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển, nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản a. Vẽ biểu đồ 2,00 + Tính quy mô 0,25 Tổng số So sánh So sánh về bán Năm (tỉ đồng) về quy mô kinh (R) 1996 92406,2 1,0 1,0 2000 129140,5 1,4 1,2 2009 410138,0 4,4 2,1 + Tính cơ cấu và lập bảng số liệu 0,25 CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị %) Chia ra Năm Tổng số 7 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1996 100 77,9 19,3 2,8 2000 100 78,2 19,3 2,5 Trang 1/6
- 2009 100 71,4 26,9 1,7 + Vẽ biểu đồ (biểu đồ tròn năm sau lớn hơn năm trước theo tỉ lệ bán kính, 1,50 vẽ trên một đường thẳng, có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải để phân biệt, ) Lưu ý: Nếu vẽ loại biểu đồ khác không cho điểm, thiếu tên, sai tỉ lệ trừ 0,25 điểm/lỗi). b. Nhận xét và giải thích 1,00 - Nhận xét: + Quy mô sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động qua các năm 0,25 tăng, tỉ trọng đóng góp của các ngành không đều, cao nhất ngành trồng trọt, thấp nhất là ngành dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng) + Tỉ trọng sản xuất nông nghiệp phân theo ngành sản xuất có biến động qua 0,25 các năm (dẫn chứng). - Giải thích: + Giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành tăng dẫn đến quy mô tăng qua 0,25 các năm (do nền kinh tế phát triển, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ) + Về giá trị sản xuất theo ngành tất cả các ngành đều tăng tuy nhiên tỉ trọng 0,25 các ngành có biến động do sự phát triển không đều giữa các ngành sản xuất nông nghiệp + Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng nhanh hơn ngành trồng trọt, do Nhà nước có nhiều chính sách đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành chính hiện nay. HẾT Trang 1/7