Đề Ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

docx 24 trang nhatle22 9521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề Ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_ii_truong_tieu_hoc_tra.docx

Nội dung text: Đề Ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

  1. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : Đề số 1 Lớp : Năm học : Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. II. Đọc thầm và làm bài tập. HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ. Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng. Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn. Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi ! Theo NVD Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng ? a. Vì họ phải ở trong phòng để chữa bệnh. b. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm. c. Vì cả hai người đều bị mắc bệnh rất nặng. d. Vì cả hai người đều cao tuổi và bị ốm nặng. 2. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào? 1
  2. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh a. Cuộc sống thật ồn ào, náo nhiệt. b. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình. c. Cuộc sống thật yên ả, tĩnh lặng. d. Cuộc sống thật nhộn nhịp, tấp nập. 3. Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui? a. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động. b. Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng, tràn đầy tình cảm của bạn. c. Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. d. Vì ông cảm thấy đang được động viện để mau chóng khỏi bệnh. 4. Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên về điều gì? a. Ngoài cửa sổ chỉ là một bức tường chắn, không có gì khác. b. Cảnh tượng bên ngoài còn đẹp như lời người bạn miêu tả. c. Cảnh tượng bên ngoài không đẹp như lời người bạn miêu tả. d. Ngoài cửa sổ chỉ là khoảng đất trống không có bóng người. 5. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của người bị bệnh mù trong câu chuyện? a. Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở. b. Có tâm hồn bao la rộng mở, thiết tha yêu quý cuộc sống. c. Yêu quý bạn, muốn đem niềm vui đến cho bạn cùng phòng. d. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác. 6. Câu thứ ba của đoạn 2 (Người nằm trên giường kia dạo mát quanh hồ.) là câu ghép có các vế câu được nối theo cách nào ? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng một quan hệ từ. c. Nối bằng một cặp quan hệ từ. d. Nối bằng một cặp từ hô ứng. 7. Các vế câu ghép “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời.” được nối theo cách nào ? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng một quan hệ từ. c. Nối bằng một cặp quan hệ từ. d. Nối bằng một cặp từ hô ứng. 8. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ tuyệt vời ? a. tuyệt trần, tuyệt mĩ, tuyệt đối. b. tuyệt mĩ, tuyệt diệu, kì lạ. c. tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác d. tuyệt trần, tuyệt diệu, đẹp đẽ 9. Từ nào dưới đây là từ đồng âm? a. mái chèo / chèo thuyền b. chèo thuyền / hát chèo c. cầm tay / tay ghế d. nhắm mắt / mắt lưới 2
  3. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh 10. Câu thứ hai trong bài văn “Họ không được phép ra khỏi phòng của mình” liên kết với câu thứ nhất bằng cách nào? a. Bằng cách lặp từ. b. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ). c. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ ngữ đồng nghĩa). d. Bằng từ ngữ nối. B. Kiểm tra viết I. Chính tả: thời gian 15 phút: MÙA ĐÔNG NẮNG Ở ĐÂU? - Mùa hè nắng ở nhà ta Mùa đông nắng đi đâu mất? - Nắng ở xung quanh bình tích Ủ nước chè tươi cho bà Bà nhấp một ngụm rồi “khà” Nắng trong nước chè chan chát. Nắng vào quả cam nắng ngọt Trong suốt mùa đông vườn em Nắng lặng vào trong mùi thơm Cả trăm ngàn bông hoa cúc. Nắng thương chúng em giá rét Nên ngắng vào áo em đây Nắng làm chúng em ấm tay Mỗi lần chúng em nhúng nước Mà nắng cũng hay làm nũng Ở trong lòng mẹ rất nhiều Mỗi lần ôm em mẹ yêu Em thấy ấm ơi là ấm XUÂN QUỲNH II. Tập làm văn: thời gian 35 phút: Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em mà em thích (hoặc cảnh đẹp ở nơi khác mà em từng đến thăm). Hết 3
  4. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : Đề số 2 Lớp : Năm học : Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. II. Đọc thầm và làm bài tập. RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì ? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá ! - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. Truyện cổ Tày - Nùng Khoanh tròn chữ cái trước ý trử lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ? a. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc. b. Có rất nhiều nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc. c. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc. d. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc 4
  5. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh ? a. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát. b. Vì cô tiên nữ chạy lại hỏi ông. c. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau. d. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc. 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì ? a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt. b. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý. d. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý. 4. Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt. b. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. c. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. d. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất ? a. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước. b. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước. c. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng. d. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? a. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ. b. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa. c. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. d. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt. 7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc” ? a. Bền chí. b. Bền vững c. Bền bỉ d. Bền chặt 8. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm không phải là từ đồng âm ? 5
  6. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh a. Gian lều cỏ tranh / ăn gian nói dối. b. Cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở. c. Hạt đỗ nảy mầm / xe đỗ dọc đường. d. Một giấc mơ đẹp / rừng mơ sai quả. 9. Các vế trong câu “Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra.” được nối với nhau bằng cách nào ? a. Nối bằng một quan hệ từ. b. Nối bằng một cặp qua hệ từ. c. Nối bằng một cặp từ hô ứng. d. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). 10. Hai câu cuối bài “Chẳng bao lâu như xưa” được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ b. Dùng từ ngữ nối c. Thay thế từ ngữ B. Kiểm tra viết I. Chính tả. (thời gian 15 phút) Cây trái trong vườn Bác Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân đỉnh cát mịn, Bưởi đỏ Mê linh Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi Bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca. Theo Võ Văn Trực II. Tập làm văn. Đề bài: Tả một người thân trong gia đình (hoặc họ hàng) của em. Hết 6
  7. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : (Lớp 5 - Cuối kì 2 - Đề số 3) Lớp : Năm học : 2010-2011 Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. A. Đọc thầm RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây yên lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh nắng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến thành màu xanh lá ngái. Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như vậy. Theo ĐOÀN GIỎI B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới dây: 1. Qua nội dung đoạn thứ hai của bài (Gió bắt đầu nổi biến đi) tác giả tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào? a. Lúc ban trưa. b. Lúc hoàng hôn. c. Lúc ban mai. 2. Từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh nắng vàng rực xuống mặt đất” thuộc loại từ gì? a. Động từ. b. Danh từ. c. Tính từ. 3. Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình” ý muốn nói điều gì? a. Rừng phương Nam rất hoang vu. 7
  8. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh b. Rừng phương Nam rất yên tĩnh. c. Rừng phương Nam rất vắng người. 4. Chủ ngữ trong câu “Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.” Là những từ ngữ nào? a. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần b. Phút yên tĩnh c. Phút yên tĩnh của rừng ban mai 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ im lặng? a. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. b. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc. c. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ. 6. Tác giả tả mùi hương hoa tràm như thế nào? a. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng. b. Thơm ngây ngất, tỏa khắp rừng cây. c. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi. 7. Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào? a. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật. b. Thơm rất đậm, làm cho người ta khó chịu. c. Thơm một cách hấp dẫn, làm say mê, thích thú. 8. Các con vật trong rừng tự biến đổi màu sắc để làm gì ? a. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác. b. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình. c. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động. Hết B. I. Chính tả (nghe – viết) TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM (Viết từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời) (trang 23) B. II. Viết bài văn Hãy tả một cảnh đẹp mà em yêu thích 8
  9. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : (Lớp 5 - Cuối kì 2 - Đề số 4) Lớp : Năm học : 2011 - 2012 Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. A. Bài kiểm tra Đọc I. Đọc thầm và làm bài tập. RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá ! - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. Truyện cổ Tày - Nùng Khoanh tròn chữ cái trước ý trử lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ? a. Có rất nhiều nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc. b. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc. c. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc 9
  10. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? a. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát. b. Vì cô tiên nữ chạy lại hỏi ông. c. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc. 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì? a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt. b. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý. 4. Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? a. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. b. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, lắc nghe lốc cốc, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. c. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất ? a. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước. b. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. c. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng. 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? a. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. b. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ. c. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt. 7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc” ? a. Bền chí. b. Bền bỉ c. Bền vững 8. Trong câu : “Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh”. “từ múa” thuộc loại từ nào? a. Danh từ b. Tính từ c. Động từ 9. Hai câu cuối bài (“Chẳng bao lâu như xưa”) được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ b. Thay thế từ ngữ c. Dùng từ ngữ nối 10
  11. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh 10. Từ khi những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng đã làm gì để thay đổi những túp lều lụp xụp như xưa? a. Dân làng lấy gỗ làm lại những túp lều. b. Dân làng lấy gỗ sửa lại những túp lều lụp xụp. c. Dân làng lấy gỗ làm nhà. B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Cây trái trong vườn Bác Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn, Bưởi đỏ Mê Linh Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hoà. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi Bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca. Theo Võ Văn Trực II. Tập làm văn. Đề bài: Tả một người thân trong gia đình (hoặc họ hàng) của em. Hết 11
  12. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : (Lớp 5 - Cuối kì 2 - Đề số 5) Lớp : Năm học : 2012-2013 Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. I. Đọc thành tiếng. * Bài đọc 1: Nghĩa thầy trò, (trang 79-80) SGK Tiếng Việt 5 tập 2. * Bài đọc 2: Con gái, (trang 112-113) SGK Tiếng Việt 5 tập 2. * Bài đọc 3: Bầm ơi, (trang 130-131) SGK Tiếng Việt 5 tập 2. * Bài đọc 4: Lập làng giữ biển, (trang 36, 37) SGK Tiếng Việt 5 tập 2. II. Đọc thầm và làm bài tập HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ. Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng. Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn. Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi ! Theo NVD Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng ? a. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm. b. Vì cả hai người đều cao tuổi và bị ốm nặng. c. Vì cả hai người đều bị mắc bệnh rất nặng. 2. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài như thế nào? a. Cuộc sống thật nhộn nhịp, tấp nập. 12
  13. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh b. Cuộc sống thật ồn ào, náo nhiệt. c. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình. 3. Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui? a. Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. b. Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng, tràn đầy tình cảm của bạn. c. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động. 4. Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên về điều gì? a. Ngoài cửa sổ chỉ là một bức tường chắn, không có gì khác. b. Cảnh tượng bên ngoài không đẹp như lời người bạn miêu tả. c. Ngoài cửa sổ chỉ là khoảng đất trống không có bóng người. 5. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của người bị bệnh mù trong câu chuyện? a. Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở. b. Yêu quý bạn, muốn đem niềm vui đến cho bạn cùng phòng. c. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác. 6. Câu thứ ba của đoạn 2 (Người nằm trên giường kia dạo mát quanh hồ.) là câu ghép có các vế câu được nối theo cách nào ? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng một cặp quan hệ từ. c. Nối bằng một quan hệ từ. 7. Từ “nhìn” trong câu (Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh.) thuộc từ loại? a. Tính từ. b. Danh từ c. Động từ 8. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ tuyệt vời ? a. Tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác b. Tuyệt mĩ, tuyệt diệu, kì lạ. c. Tuyệt trần, tuyệt diệu, đẹp đẽ 9. Từ “vui” trong câu (Ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi !) thuộc từ loại? a. Tính từ b. Danh từ c. Động từ 10. Cấu tạo câu đơn gồm ? a. Do một cụm chủ ngữ tạo thành. b. Do một cụm vị ngữ tạo thành. c. Do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành. Hết I. Chính tả: Núi non hùng vĩ Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất Tam Đường núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan-xi-păng. Mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan-xi-păng. Hết đèo Ô Quy Hồ là qua Sa Pa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai. Theo NGUYỄN TUÂN II. Tập làm văn: Em hãy tả một loại trái cây mà em thích. Hết 13
  14. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : Đề số 6 Lớp : Năm học : Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. I. Đọc thầm và làm bài tập. Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh! Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH (Văn Phác ghi) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. 1. Tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng? a. Buôn bán. b. Rải truyền đơn. c. Làm ruộng. d. May quần áo. 2. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? 14
  15. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh a. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm. b. Đêm đó chị ngủ không yên. c. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. d. Tất cả các ý trên. Câu 3: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? A. Khoảng 3 giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. B. Bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần và khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 4: Vì sao chị Út muốn thoát li ? A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng. C. Cả hai ý trên đều sai. D. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 5: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” A. Câu hỏi B. Câu cảm C. Câu cầu khiến Câu 6: Bài văn trên thuộc chủ đề nào? A. Người công dân B. Nam và nữ C. Nhớ nguồn Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 8: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: Tay tôi bê rổ cá còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. II.Kiểm tra viết: 1. Chính tả - Nghe -viết: Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ . đến chiếc áo dài tân thời) 2. Tập làm văn. Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích. Hết 15
  16. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : Đề số 7 Lớp : Năm học : 2015-2016 Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. A. Đọc thầm ĐÊM NHẠC TƯỞNG NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN Tiếp nối Đêm nhạc Trịnh 2015, Đêm nhạc Trịnh 2016 cũng có tên gọi “Nối vòng tay lớn” với chủ đề hướng về quê hương, đất nước. 26 tiết mục được trình diễn trong đêm nhạc tưởng niệm sẽ là những ca khúc quen thuộc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xoay quanh chủ đề này nhưng được nhiều thể hiện với những phong cách mới. Bênh cạnh sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Quang Dũng, Tùng Dương, Đức Tuấn, Trần Mạnh Tuấn Sau nhiều năm vắng bong, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh sẽ trở lại trong chương trình. Ngoài ra, còn phải kể đến phần tham gia biểu diễn của Thanh Bùi và nhiều ca sĩ trẻ như Hoàng Quyên, Tiên Tiên, An Trần, Tuấn Mạnh. 60.000 vé đã được phát ra miễn phí tại thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Đại diện gia đình Trịnh Công Sơn cho biết, sẽ có 40.000 vé được phát ra tại thành phố Hồ Chí Minh và 20.000 vé được phát ra tại thành phố Huế. Theo đó, đêm nhạc tưởng niệm 15 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ được tổ chức vào ngày 22-04 tại Công viên Hồ Bán Nguyệt, khu đô thị Phú Mĩ Hưng, Quận 7 và ngày 01-05 trên đường Trịnh Công Sơn, thành phố Huế. Chương trình được dàn dựng bởi đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn phụ trách âm nhạc và ban nhạc Hoài Sa. Đọc thầm đoạn văn trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. 1. Tên gọi của Đêm nhạc Trịnh 2016 là gì? a. Đêm nhạc Trịnh b. Nối vòng tay lớn c. Đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn 2. Chủ đề của đêm nhạc Trịnh 2016 là gì? a. Quê hương đất nước b. Nối vòng tay lớn c. Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn 3. Đêm nhạc sẽ diễn ra ở đâu? a. Tại thành phố Hồ Chí Minh b. Tại thành phố Huế c. Tại cả hai địa điểm trên 4. Giá vé cho đêm nhạc Trịnh 2016 là bao nhiêu? a. 60.000 đồng/vé 16
  17. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh b. 40.000 đồng/vé c. Vé được phát miễn phí 5. Đạo diễn của chương trình Đêm nhạc Trịnh 2016 là ai? a. Trần Mạnh Tuấn b. Nguyễn Quang Dũng c. Hoài Sa 6. Cho câu: “Sau nhiều năm vắng bóng, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh sẽ hát trở lại trong chương trình.”. Dấu phẩy trong câu trên dùng để làm gì? a. Ngăn cách trạng ngữ với hai bộ phân chính b. Ngăn cách các vế câu ghép c. Ngăng cách các bộ phân cùng giữ chức vụ trong câu 7. Cho câu: “Chiến công kì diệu mùa xuân năm 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn: 55 ngày đêm.”. Dấu hai chấm trong câu trên dùng để làm gì? a. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật b. Dùng để liệt kê nhiều sự vật như nhau c. Dùng để giải thích các bộ phận đứng trước nó 8. Cho câu sau: “Có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường”. Dòng nghĩa trên dùng để giải thích cho từ ngữ nào? a. Anh hùng b. Bất khuất c. Trung hậu 9. Cho câu: “Khi miêu tả, người ta thường dùng những thị giác để quan sát”. Ngoài ra ta còn sử dụng các giác quan khác để quan sát”. Từ ngữ nào trong câu trên dùng để liên kết câu? a. Dùng để liên kết các câu là từ “quan sát” b. Dùng để liên kết các câu là từ “ngoài ra” c. Dùng để liên kết các câu là từ “sử dụng” 10. Cho câu: “Mặt dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn phải đưa tay vào còng”. Các vế câu ghép trong câu trên nối với nhau bằng dấu hiệu nào? a. Bằng từ chỉ quan hệ. b. Bằng dấu phẩy. c. Bằng cặp từ chỉ quan hệ. Hết A. Chính tả - Nghe viết: Gắn bó với miền Nam. B. Tập làm văn Đề bài: Tả một người bạn thân của em. 17
  18. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : Đề số 8 Lớp : Năm học : 2016-2017 Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. B. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Truyện kể về bình minh Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy, có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn. Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân. Có một thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé, khẽ chạm vào vai cậu, hỏi: - Em có thích bình minh không? - Bình minh nó thế nào ạ? - Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa – Thầy giải thích. Môi cậu bé run run, đau đớn. Cậu nói: - Thưa thầy, em chưa thấy cánh hoa mào gà, cũng chưa được thấy cây đào ra hoa. - Em tha lỗi cho thầy – Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng, thầy bảo: - Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ, giống như làn da của mẹ chạm vào ta. - Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi – Cậu bé mù nói. Truyện kể Nga Đọc thầm đoạn văn trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. 1. Câu chuyện này được xảy ra ở đâu: a. Xảy ra ở khu vườn nhà của một cậu bé khiếm thị. b. Xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. c. Xảy ra ở ngoài trời vào một buổi sáng mùa xuân. 2. Cậu bé mù dậy sớm để làm gì? a. Đi ra vườn. b. Cảm nhận bình minh. c. Đi ra vườn, cảm nhận bình minh. 3. Vì sao cậu bé thích dậy sớm? a. Vì câu không ngủ được nên cậu đã thức dậy sớm. b. Vì câu thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân. c. Vì thầy giáo rủ cậu dậy sớm ra ngoài ngắm bình minh. 4. Thầy giáo đã so sánh bình minh với những gì? a. Bình minh giống như cánh hoa màu gà. b. Bình minh giống như một cây hoa đào trổ hoa. c. Cánh hoa màu gà, cây đào trổ hoa. 18
  19. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh 5. Dấu phẩy trong câu: “Sáng hôm ấy, có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn”. Có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 6. Trong câu: “Thưa thầy, em chưa thấy cánh hoa mào gà, cũng chưa được thấy cây đào ra hoa”. Là kiểu câu gì? a. Câu ghép b. Câu phức c. Câu đơn B. Viết câu trả lời của em vào chỗ trống. 7. Tại sao thầy giáo xin lỗi bạn học sinh? Viết câu trả lời của em: - Vì thầy quên bạn học sinh bị mù - Vì thầy đã chạm vào nỗi đau của bạn học sinh bị mù - Vì lời giải thích của thầy đã chạm vào nỗi đau của bạn học sinh bị mù 8. Tại sao thầy giáo phải giải thích lại với bạn học sinh về bình minh? - Vì lời giải thích trước đó bạn học sinh mù không cảm nhận được bình minh. - Vì thầy muốn bạn học sinh mù cảm nhận được vẻ đẹp của bình minh. 9. Tìm một từ nói về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam? * Ví dụ: nhẹ nhàng, đẹp nhất, . Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được: 10. Đọc đoạn truyện vui dưới đây: Một ông lão qua đời, để lại di chúc cho con. Di chúc có đoạn: “Tài sản này để lại cho con rễ người ngoài không được tranh chấp.” a. Hãy viết lại lời di chúc của ông lão và thêm dấu câu để tài sản này không dành cho con rễ. - Tài sản này để lại cho con. Rễ, người ngoài không được tranh chấp. - Tài sản này để lại cho con; rễ, người ngoài không được tranh chấp. - Tài sản này để lại cho con. Rễ và người ngoài không được tranh chấp. b. Hãy viết lại lời di chúc của ông lão và thêm dấu câu để con rễ lấy được tài sản. - Tài sản này để lại cho con rễ, người ngoài không được tranh chấp. - Tài sản này để lại cho con rễ. Người ngoài không được tranh chấp. Hết 19
  20. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : Đề số 8 (TT22) Lớp : 5A Năm học : Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. A. Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 115 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo Nông Lương Hoài) Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: 20
  21. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Câu 1: Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5điểm) Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì ? (0,5điểm) A. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. B. Khỏi bị ngạt thở. C. Nhìn thấy ánh sáng. D. Bò loanh quanh. Câu 3: Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào ? (1điểm) Viết câu trả lời của em: Chui qua cái lỗ đã được chàng trai rạch to thêm. Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5điểm) Thông tin Trả lời Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Đúng Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ to. Sai Câu 5: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén ? (1điểm) Thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Câu 6: Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (Viết 2-3 câu) (1điểm) Cảm ơn anh đã có lòng tốt giúp đỡ tôi nhưng mong anh hãy để cho tôi tự chui ra. Cho dù có khó khăn nhưng khi tôi tự chui ra được thì tôi đã thực sự trưởng thành. Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Truyền thống” ? (0,5điểm) A. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau. C. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. Câu 8: Em hiểu từ hi vọng trong câu “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” như thế nào? (0,5điểm) Viết câu trả lời của em: Tin tưởng và mong chờ điều tốt đẹp đến. Câu 9: Dấu phẩy trong câu “Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ” có tác dụng gì ? (0,5điểm) 21
  22. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu. C. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu. Câu 10: Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm ,) (1điểm) Thấy thương chú bướm nhỏ. Chàng thanh niên thật đáng trách. Chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Khi gặp khó khăn không được bỏ cuộc. Sự nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành. Hết 22
  23. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : Đề số 8 (viết – TT22) Lớp : 5A Năm học : Điểm Tên - Chữ kí GT Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Nghĩa thầy trò). Đoạn viết từ “Từ sáng sớm đến mang ơn rất nặng”. (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 79). 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Đề bài: Trong những năm học cấp một, có nhiều thầy cô giáo dạy em, để lại những ấn tượng trong em. Em hãy tả lại thầy cô giáo kính mến đó của em. 23
  24. §Ò «n thi cuèi häc k× 2 Líp 5 Tp VÞ Thanh Hết 24