Đề Ôn tập trong thời gian nghỉ dịch môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Nông trường Sông Đốc

doc 20 trang nhatle22 4140
Bạn đang xem tài liệu "Đề Ôn tập trong thời gian nghỉ dịch môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Nông trường Sông Đốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_dich_mon_toan_va_tieng_viet_l.doc

Nội dung text: Đề Ôn tập trong thời gian nghỉ dịch môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Nông trường Sông Đốc

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC NÔNG TRƯỜNG SÔNG ĐỐC ĐỀ ÔN TẬP CHO HS LỚP 5 THỜI GIAN NGHỈ DỊCH Họ và tên: Lớp: Ngày làm: ./3/2020 PHẦN 1: MÔN TOÁN Bài 1: Viết thành số thập phân 1 5 31 127 a) 33 = ; b) 92 = ; c) = ; d) 3 = 10 100 1000 1000 Bài 2: Chuyển thành phân số thập phân a) 0,5= ; b) 0,03= ; c) 7,5= ;d) 0,006= Bài 3: Chuyển thành hỗn số có chứa phân số thập phân. a) 12,7= ; b) 31,03= ; c) 8,54= ; d)1,069= Bài 4: Tìm chữ số thích hợp điền vào các chữ cái a: a) 4,8a 2 5,8a 0 ; c, 53,a49 < 53,249; d) 2,12a = 2,1270 Bài 5: Đặt tính rồi tính: a) 7,2 x 6,4 b) 28,5 : 2,5 c) 0,2268 +0,18 d) 72 - 6,4 Bài 6: Tìm 5 chữ số thập phân sao cho mỗi số đều lớn hơn 3,1 và bé hơn 3,2? ÔN VỀ HÌNH TAM GIÁC Bài 1: Diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 2,5 dm và chiều cao tương ứng là 7,5 dm là: A. 9,375 dm B. 9,375 dm2 C. 5dm2 D. 10 dm2 Bài 2: Diện tích hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 3dm và 2,5dm là: A. 3,75 dm B. 3,75 dm2 C. 5,37m D. 5,37 m2 Bài 3: Một cái sân hình tam giác có cạnh đáy là 2,5m và chiều cao là 12 dm. Tính diện tích cái sân hình tam giác đó ? A. 15dm B. 1,5dm2 C.15m D.1,5 m2
  2. Bài 4: Một cái ao hình tam giác có chiều cao là 14m và cạnh đáy gấp rưỡi chiều cao. Tính diện tích cái ao đó? A. 147m2 B. 14,7m2 C. 14,7dm2 D. 147dm2 7 Bài 5. Một hình tam giác có độ dài đáy là 0,8m. Chiều cao bằng độ dài đáy. Tính diện tích của 4 hình tam giác đó? A. 56m2 B. 5,6m2 C. 56dm2 D. 0,56m2 Bài 6: Một hình tam giác có diện tích là 53,55 m2 và độ dài đáy là 12,6m. Tính chiều cao tương ứng của tam giác đó? A. 4,25m B. 0,85m C. 42,5m D. 8,5m Bài 7. Một hình tam giác có diện tích 8,75m2 và chiều cao là 5 m. Tính độ dài đáy tương ứng của tam giác đó? A. 4,25m B. 4,5m C. 3,5m D. 3,25m Bài 8. Cho hình bên, biết diện tích tam giác AMC là 7cm2, MC = 3,5cm, BM = 6cm. Tính diện tích tam giác ABM. A. 12 cm2 B. 15 cm2 C. 20 cm2 D. 24 cm2 Câu 9. Một mảnh vườn hình tam giác có độ dài đáy là 45 m và chiều cao là 15m. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, cứ 100m2 thì thu được 35,6kg rau. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu ki-lô-gam rau? A. 240,3kg B. 120,15kg C. 204,3kg D. 240,35kg 3 Câu 10. Một thửa ruộng hình tam giác có độ dài đáy là 60 m, chiều cao bằng độ dài đáy. 5 Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó. Trung bình cứ 50m 2 thu được 32,5kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tạ thóc? A. 702 tạ B. 7,02 tạ C. 351 tạ D. 35,1 tạ ÔN VỀ HÌNH THANG Bài 1: Một hình thang có độ dài hai đáy là 11cm và 13cm, chiều cao là 10cm. Diện tích hình thang là: A. 2400cm2 B. 240 cm2 C. 1200 cm2 D. 120 cm2 Bài 2: Cho độ dài hai đáy của một hình thang là 2,3dm và 4dm, chiều cao là 3,2dm. Diện tích hình thang là:
  3. A. 1,08dm2 B. 10,08dm2 C. 10,8dm2 D. 100,8dm2 Bài 3: Biết độ dài hai đáy của một hình thang là m và m, chiều cao là m. Diện tích hình thang là: A. m2 B. m2 C. m2 D. m2 Bài 4: Một hình thang có độ dài hai đáy là 4,1dm và 5,9dm, chiều cao là 0,35m. Diện tích hình thang là: 2 2 2 2 A. 1,75m B. 17,5m C. 17,5dm D. 175dm 15 A B Bài 5: Diện tích hình thang ABCD là: dm A. 1,53dm2 C. 15,3dm2 9 B. 153 dm2 D. 1530dm2 D dm C 2d 17 Bài 6: Cho hình thang có tổng độ dài hai đáy là 5,8 m, diện tích là 14,5 mm2. Chiều caodm của hình thang là: A. 0,05m B. 0,5m C. 5m D. 50m Bài 7: Một hình thang có diện tích là 78,4 m2, chiều cao là 14m. Tổng độ dài hai đáy của hình thang là: A. 5,6m B. 56m C. 1,12m D. 11,2m Bài 8: Một hình tam giác có đáy 30cm, chiều cao 12cm. Một hình thang có diện tích bằng diện tích hình tam giác và có chiều cao bằng 10cm. Trung bình cộng độ dài hai đáy của hình thang là: A. 18cm B. 180 cm C. 36 cm D. 360 cm Bài 9: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 20m, đáy nhỏ bằng đáy lớn và lớn hơn chiều cao là 10 m. Trung bình cứ 100 m2 thu hoạch được 60kg thóc. Thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số tạ thóc là: A. 64,8 tạ B. 6,48 tạ C. 0,648 tạ D. 0,0648 tạ Bài 10: Một hình thang có đáy nhỏ 19cm và bằng đáy lớn. Nếu mở rộng đáy lớn thêm 4,5cm thì diện tích tăng thêm 27 cm2. Vậy diện tích hình thang ban đầu là: A. 342cm2 B. 34,2 cm2 C. 68,4 cm2 D. 684 cm2 (Lưu ý: Để giải được bài toán các em nên vẽ hình ra nháp) ÔN GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂN DẠNG 1: TÌM TỈ SỐ PHẦN TRĂM CỦA HAI SỐ 1. Tỉ số phần trăm của hai số 45 và 200 là: A. 0,225% B. 2,25% C. 22,5% D. 225%
  4. 2. Lớp 5A có 32 bạn, trong đó có 14 bạn nữ. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của lớp là: A. 0,4375% B. 4,375% C. 43,75% D. 4375% 3. Lớp 5A có 40 học sinh, trong đó có 24 học sinh nữ, còn lại là học sinh nam. Như vậy tỉ số phần trăm giữa học sinh nam và học sinh cả lớp là: A. 40% B. 0,4% C. 0,6% D. 60% 4.Một trường tiểu học có 532 học sinh nam. Số học sinh nữ ít hơn số học sinh nam 114 em. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là: A. 56% B. 0,56% C. 0,44% D. 44% 5. Khối Năm có 310 học sinh nam. Số nữ nhiều hơn số nam 155 em. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh khối Năm là: A. 40% B. 60% C. 33,3% D. 60,3% 6. Một người bỏ ra 2872000 đồng tiền vốn để mua hoa. Sau khi bán hết số hoa người đó thu được 3590000 đồng. Như vậy người đó đã lãi được số phần trăm tiền vốn là : A. 0,75% B. 75% C. 25% D. 0,25% 2 7. Một trường Tiểu học có 515 học sinh. Số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Số học sinh 3 nam chiếm số phần trăm số học sinh toàn trường là: A. 40% B. 50% C. 60% D. 0,4% 2 8. Lớp 5A có 30 học sinh. Trong một bài kiểm tra, số học sinh đạt điểm khá giỏi = số học 3 sinh đạt điểm trung bình, không có học sinh điểm yếu. Số phần trăm học sinh đạt điểm trung bình của lớp 5A là: A. 60% B. 0,6% C. 0,4% D. 40% 3 9. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta định 5 xây nhà ở và chỗ để xe tổng cộng là 112,5m 2. Phần còn lại dùng để làm vườn. Vậy tỉ số phần trăm giữa diện tích để làm vườn và diện tích mảnh đất là: A. 70% B. 700% C. 7% D. 0,7% 10. Một kho chứa 4500 kg thóc. Người ta dùng 5% để ủng hộ người nghèo, 10% số thóc còn lại dùng làm quỹ khuyến học. Tỉ số phần trăm của số thóc đã dùng so với số thóc lúc đầu có trong kho là: A. 145% B. 14,5% C. 1,45% D. 0,145%
  5. ÔN TỈ SỐ PHẦN TRĂM DẠNG 2: TÌM GIÁ TRỊ PHẦN TRĂM CỦA MỘT SỐ Bài 1. 30% của 1000 là: A. 200 B. 300 C. 600 D. 500 Bài 2. 15% của 36 là: A. 34 B. 5,4 C. 60 D. 50 Bài 3: 0,4% của 3 tấn là: A. 12kg B. 5,4kg C. 43kg D. 50kg Bài 4. Một vườn hoa hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng 17m. Người ta dành 20% diện tích đất để làm ao. Tính diện tích đất làm ao? A. 100m2 B. 101m2 C. 102m2 D. 103m2 1 Bài 5. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 26m, chiều rộng bằng chiều dài, trong đó 4 diện tích làm nhà chiếm 62,5%. Như vậy, diện tích đất làm nhà là: A. 105,625m B.270,4 m2 C.105,625 m2 D.270,4 m 3 Bài 6. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta 4 dành 25% diện tích đất để đào ao thả cá. Tính diện tích đất đào ao? A. 1875m B.1765 m2 C.7685 m2 D.1875 m2 Bài 7: Một cái xe đạp giá 2 000 000đ, nay hạ giá 15%. Hỏi giá cái xe đạp bây giờ là bao nhiêu? A. 300 000đ B. 1 700 000đ C. 1 500 000 đ D. 1 800 000 đ Bài 8: Lãi suất tiết kiệm là 0,4% một tháng. Một người gửi 50 000 000 đồng. Sau một tháng tổng tiền vốn và tiền lãi là:: A. 50 000 000 đồng B. 51 000 000 đồng C. 50 200 000 đồng D. 50 300 000 đồng Bài 9. Lãi tiết kiệm kì hạn 1 năm là 0,72% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 2500000 đồng. Sau một năm người đó nhận được cả tiền gửi và tiền lãi là: A. 2 716 000 đồng B.216 000 đồng C.271 000 đồng D. 18 000 đồng 3 Bài 10. số gạo của cửa hàng là 507,3 tạ. Vậy 40% số gạo của cửa hàng là: 4 A. 27056 tạ B. 270,56 tạ C. 27,056 tạ D. 275,06 tạ TÌM MỘT SỐ BIẾT GIÁ TRỊ PHẦN TRĂM CỦA SỐ ĐÓ Câu 1. Biết 95% của một số là 475, vậy số đó là:
  6. A: 19 B. 250 C. 500 D. 100 Câu 2: Một cửa hàng đã bán 1020 lít dầu và số dầu đó bằng 25,5% tổng số dầu của cửa hàng trước khi bán. Như vậy trước khi bán cửa hàng có số lít dầu là: A. 40 B.400 C. 40000 D.4000 Câu 3:Một đội xây dựng trong tuần đầu đã sửa được 540 m đường, đạt 36% kế hoạch. Hỏi theo kế hoạch đội đó phải sửa bao nhiêu mét đường? A.15m B.150m C.1500m D.15000m Câu 4: Kiểm tra sản phẩm đạt chuẩn của một nhà máy, người ta thấy có 732 sản phẩm đạt chuẩn, chiếm 91,5 % tổng số sản phẩm. Hỏi nhà máy có bao nhiêu sản phẩm không đạt chuẩn? A. 800 B.68 C.680 D.6800 Câu 5: Một trường tiểu học có 480 học sinh nam. Biết số học sinh nam chiếm 60% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ? A. 320 B.230 C.400 D.420 Câu 6: Một đội sản xuất tuần đầu tiên đã làm được 480 sản phẩm, đạt 30% kế hoạch. Hỏi đội sản xuất đó còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa mới hoàn thành kế hoạch? A. 1120 B.1600 C.16000 D.1200 Câu 7: Một cửa hàng bán được 126 kg gạo và số gạo đó bằng 31,5 % tổng số gạo của cửa hàng trước khi bán. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô- gam gạo? A.400 B. 274 C.4000 D.724 Câu 8: Một cửa hàng đã bán 1824 lít mắm và số mắm đó bằng 45,6% tổng số mắm của cửa hàng trước khi bán. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít nước mắm? A. 1267 B.1267 C.4000 D.2176 Câu 9: Một lớp có 25% học sinh giỏi, 55% học sinh khá còn lại là học sinh trung bình. Tính số học sinh của lớp đó biết số học sinh trung bình là 5 em? A.20 B.25 C.30 D.35 Câu 10: Bán một cái quạt máy với giá 336 000 đồng thì được lãi 12% so với tiền vốn. Tính tiền vốn của một cái quạt máy? A. 2 800 000 đồng B.3 000 000 đồng C. 400 000 đồng D. 300 000 đồng ĐỀ 1: TIẾNG VIỆT I/ Đọc hiểu: Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau: CỔ TÍCH VỀ NGỌN NẾN Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ
  7. chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. Theo Nguyễn Quang Nhân 1. Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ? a. Tự mãn và hãnh diện b. Hân hoan, vui sướng. c. Tự hào vì làm được việc có ích. d. Hãnh diện vì đẩy lùi bóng tối. 2. Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ? a. Vì nó đã cháy hết mình. b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa. c. Vì mọi người không cần ánh sáng nữa. d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi. 3. Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên ? a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng. b. Nến im lìm chìm vào bóng tối. c. Nến bị gió thổi tắt phụt đi. d. Nến càng lúc càng ngắn lại. 4. Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì ? a. Thấy mình chỉ còn một nửa. b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi. c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người. d. Ánh sáng của nó không còn quan trọng nữa. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Được làm việc có ích là điều hạnh phúc nhất của mỗi người. b. Được cháy hết mình là niềm vinh dự cho bản thân. c. Sống phải nghĩ điều thiệt hơn. d. Sống không cần có trách nhiệm và tận tụy với công việc.
  8. 6. Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa? a. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn. b. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng. c. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ – dậy, sáng suốt – tỉnh táo. d. Trên – dưới, trước – sau, trong – đục, dốt – giỏi. 7. Các từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ? Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì. a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ 8. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm? a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ b. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan c. tìm bắt sâu/ moi rất sâu d. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh 9. Từ nào dưới đây là quan hệ từ? a. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh". b. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay". c. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở." d. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới. 10. Câu nào dưới đây là câu ghép: a. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng. b. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. c. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. d. Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. II. Chính tả: Nghe - viết bài Thái Sư Trần Thủ Độ Từ đầu đến ông mới tha cho III. Tập làm văn: Đề bài: Hãy tả một người thân của em đang làm việc (ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài ( Chính tả và tập làm văn các em làm trên giấy kiểm tra nhé! Nhờ người thân đọc để viết chính tả nha!) ĐỀ 2: TIẾNG VIỆT I/ Đọc – Hiểu: Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên
  9. sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đưa thân mình, tưởng như chúng sinh ra còn là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng. Theo Ma Văn Kháng Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm: 1. Điều gì đã “gieo những đợt mưa bụi” xuống những mái lá chít bạc trắng ? a) Mùa đông về. b) Con suối thu mình lại. c) Mây từ trên núi trườn xuống. d) Mùa mưa đã đến. 2. Trong bài văn, những sự vật nào được nhân hóa? a) hoa cải hương, con suối. b) con suối, cây cau. c) hoa cải hương, mái nhà. d) cây cau, mái nhà. 3. Trong câu “Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ.”, từ “thu mình” có thể hiểu như thế nào? a) Mùa đông, con suối co mình lại vì rét. b) Mùa đông, con suối đã cạn nước. c) Mùa đông, con suối trở nên khiêm tốn. d) Mùa đông, con suối đi ngủ. 4. Trong câu “Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.”, từ “chúng” chỉ gì? a) hàng cau b) mùa đông b) đuôi én c) tàu lá 5. Đoạn văn tả cảnh gì? a) Cảnh giao mùa từ thu sang đông . b) Cảnh đẹp ở miền núi. c) Cảnh mùa đông ở làng Dạ. d) Cảnh mùa đông chuyển sang mùa xuân. 6. Dòng đều có từ ngữ chứa từ có nghĩa chuyển là: a)Nhổ răng, răng cưa b) Lưỡi liềm, đau lưỡi c) Mũi dao, ngạt mũi d) Đầu sóng, ngọn gió 7. Dòng đều chứa các từ chứa tiếng hữu nghĩa là có: a) chiến hữu, thân hữu, bằng hữu b) hữu ích, hữu hiệu, hữu tình c) bạn hữu, hữu ích, bằng hữu d) hữu hảo, bạn hữu, bằng hữu 8) Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào? a) Đó là một từ nhiều nghĩa b) Đó là hai từ đồng nghĩa c) Đó là hai từ đồng âm d) Đó là hai từ trái nghĩa 9: Từ “ Nhà” trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)
  10. a) Nhà tôi có ba người. b) Nhà tôi vừa mới qua đời. c) Nhà tôi ai cũng thật thà. c) Nhà tôi ở gần trường. 10. Trật tự các vế câu trong câu ghép: “ Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào? a) kết quả - nguyên nhân b) nguyên nhân – kết quả c) điều kiện – kết quả d) giả thuyết - kết quả II/ Chính tả: Nghe – Viết Bài: Cánh cam đi lạc mẹ. III/ Tập làm văn: Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc. ( Chính tả và tập làm văn các em làm trên giấy kiểm tra nhé! Nhờ người thân đọc để viết chính tả nha!) ĐỀ 3: TIẾNG VIỆT I/ Đọc – Hiểu: Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau: CÔ CHẤM Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác. Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ. Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được. Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
  11. ( Đào Vũ) Chọn ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây rồi viết vào bài làm 1. Tác giả chọn tả những nét ngoại hình nào của cô Chấm? a. Đôi mắt, cách ăn mặc. b.Đôi mắt, dáng dấp. c. Đôi mắt , gương mặt . d. Đôi mắt, gương mặt, cách ăn mặc. 2. Chấm không đẹp nhưng ai đã gặp Chấm thì không thể lẫn lộn với một người nào khác. Vì: a. Chấm có những nét ngoại hình rất đẹp. b. Chấm có những nét ngoại hình rất lạ. c. Chấm có những nét tính cách rất riêng. d. Chấm có những nét ngoại hình đặc biệt. 3. Cô Chấm được tác giả so sánh với những hình ảnh nào? a. Cây xương rồng b. Cây xương rồng, hòn đất, cánh đồng. c. Cây xương rồng, hòn đất, nắng mưa. d. Cây xương rồng, hòn đất. 4. Những từ ngữ nào nói lên tính cách của cô Chấm? a. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, kiêu căng. b. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, bướng bỉnh. c. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, bướng bỉnh, giàu tình cảm. d. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm. 5. Nội dung bài văn là: a. Miêu tả tính cách của cô Chấm - một cô gái nông thôn với đức tính trung thực, chăm chỉ, giản dị, mộc mạc và tình cảm. b. Miêu tả hình dáng bên ngoài của cô Chấm. c. Miêu tả hoạt động của cô Chấm. d. Miêu tả hình dáng bên ngoài xinh đẹp và đức tính khôn ngoan của cô Chấm. 6. Câu nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển: a. Thức ăn phải được nấu chín. b. Một điều nhịn chín điều lành. c. Suy nghĩ cho chín rồi hãy nói. d. Chín nhân chín bằng tám mươi mốt. 7. Từ “kỉ niệm” trong câu: “Những kỉ niệm thời thơ ấu tôi không bao giờ quên.” là: a. Danh từ. b. Động từ. c. Tính từ. d. Đại từ 8. Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ rộng lớn: a. thăm thẳm, mênh mông. b. mênh mông, bao la c. thăm thẳm, bao la. d. thênh thang, xa xa. 9. Dòng nào dưới đây các từ in nghiêng không phải từ đồng âm: a. Cánh rừng gỗ quý/ Cánh cửa hé mở. b. Hạt đỗ nảy mầm/ Xe đỗ dọc đường. c. Một giấc mơ đẹp/ Rừng mơ sai quả.
  12. d. Viên ngọc trai rất đẹp/ Con trai lớp mình rất đẹp 10. Chủ ngữ trong câu ghép: “Cha của ông không rõ tên, mẹ là người họ Phạm.” a. Cha/ mẹ. b. Cha của ông/ mẹ là người. c. Cha của ông/ mẹ. d. Cha/ mẹ là. II/ Chính tả: Nghe – viết bài: Nhà Tài trợ đặc biệt của cách mạng Từ đầu đến 24 đồng. III/ Tập làm văn: Em hãy tả một ca sĩ đang biểu diễn. ( Chính tả và tập làm văn các em làm trên giấy kiểm tra nhé! Nhờ người thân đọc để viết chính tả nha!) ĐỀ 4: TIẾNG VIỆT I/ Đọc – Hiểu: Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau: BÉ NA Nhiều buổi sớm tập thể dục trước nhà, tôi thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi đội chiếc mũ đỏ bạc màu, khoác cái bao trên vai đi thẳng đến sọt rác trước nhà bé Na. Cậu ngồi xuống nhặt mấy thứ ở sọt rác bỏ vào bao. Khi đứng lên, cậu nhìn một lát vào căn nhà còn đóng cửa. Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác. Tò mò, tôi ra xem thì thấy trong túi có chiếc dép nhựa hồng, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, mấy vỏ chai và vài thứ lặt vặt khác. Lặng lẽ theo dõi nhiều lần, tôi thấy bé Na làm như vậy vào buổi tối. Lạ thật, sao cô bé này lại không bán hay đổi kẹo như bao đứa trẻ khác vẫn làm? Một lần, bé Na vào nhà tôi chơi. Tôi thân mật hỏi: -Cháu muốn làm "cô tiên" giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả? Bé tròn xoe mắt, ngạc nhiên: -Sao bác biết ạ? -Bác biết hết. Này nhé, hàng đêm, có một "cô tiên" đẹp như bé Na đem những thứ nhặt được đặt vào sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé đến nhặt mang đi. Đúng không nào? Bé Na cười bẽn lẽn và nói: -Cháu biết bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ? -À ra thế! Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi: -Bác không được nói cho ai biết đấy nhé! Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà. Theo Lê Thị Lai Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Bé Na mang những thứ gì bỏ vào sọt rác trước nhà vào buổi tối?
  13. a. Mấy túi ni lông, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. b. Chiếc dép da, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. c. Chiếc dép nhựa, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. d. Mấy túi ni lông, chiếc dép da, mảnh nhựa, vỏ chai. Câu 2: Vì sao bé Na đem những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi? a. Vì bé Na muốn làm "cô tiên" xinh đẹp để được mọi người yêu thích. b. Vì bé Na thấy cậu bé chỉ thích nhặt những thứ đồ cũ để bán lấy tiền. c. Vì bé Na thương cậu bé mồ côi mẹ phải đi nhặt đồ cũ để bán lấy tiền. d. Vì bé Na thấy cậu bé dễ thương. Câu 3: Vì sao bé Na không muốn nói cho ai biết việc mình giúp đỡ cậu bé? a. Vì bé Na coi đó là việc rất nhỏ, không đáng để khoe khoang. b. Vì bé Na sợ cậu bé ngượng ngùng, xấu hổ trước mọi người. c. Vì bé Na sợ mọi người coi thường cậu bé mồ côi nghèo khổ. d. Vì bé Na sợ mọi người cười mình. Câu 4: Cụm từ nào dưới đây có thể dùng đặt tên khác cho truyện Bé Na? a. Cậu bé nhặt ve chai. b. Việc nhỏ nghĩa lớn. c. Việc làm nhỏ bé. d. Công việc thầm lặng. Câu 5: Việc làm của tác giả ở cuối truyện "Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà." giúp em hiểu được điều gì? a. Lòng nhân hậu của bé Na được người khác noi theo. b. Tác giả rất tốt bụng. c. Tác giả rất chăm chỉ. d. Tác giả quý bé Na. Câu 6: Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ thông minh: a. tinh anh, sáng dạ. b. tinh anh, sáng tỏ. c. sáng tỏ, sáng láng. d. sáng dạ, sáng tỏ. Câu 7: Câu nào dưới đây tù in nghiêng được dùng với nghĩa chuyển: a. Cộng rơm nhô ra ở miệng bò. b. Miệng bé chúm chím xinh xinh. c. Miệng cười như thể hoa ngâu. d. Hoa nở ngay trên miệng hố bom. Câu 8: Hai từ chặt và nắm ở dòng nào dưới đây đều là động từ: a. Tên trộm bị trói chặt/ nắm lấy sợi dây thừng. b. Mẹ chặt thịt gà dưới bếp/ ăn hết một nắm cơm. c. Chi tiêu cần phải chặt chẽ/ bàn tay nắm chặt lại. d. Đừng chặt cây cối/ bé nắm chắc tay em. Câu 9: Hai vế trong câu ghép Tuy quả đó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. có mối quan hệ với nhau là: a. Nguyên nhân – kết quả. b. Giả thiết – kết quả c. Tương phản. d. Tăng tiến. Câu 10: Câu nào dưới đây là câu ghép:
  14. a. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. b. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. c. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy. d. Ông là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất đất Việt. II/ Chính tả: Nghe - viết bài: Trí dũng song toàn Từ Lần khác đến sai người ám hại ông. III/ Tập làm văn: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời 1 nhân vật trong câu chuyện đó. ĐỀ 5: TIẾNG VIỆT Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau: NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó, hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Kìa, một người đàn ông đứng thẳng và tự hào đang chờ. Anh ấy cầm một đầu sợi ruy-băng giấy kếp, đầu kia buộc vào cây cột. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ ngày hôm ấy, chị đã trở thành một phần ký ức cuộc đời tôi. Với chị, điều quan trọng không phải là đánh bại những người chạy khác hay giành lấy phần thưởng; mà là cố hoàn thành đoạn đường đua cho dù phải nỗ lực tới đâu. Mỗi lúc gặp phải tình huống quá khó khăn, quá tốn thời gian hoặc tưởng như “không thể làm được”, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó thì mọi việc trở nên thật dễ dàng đối với tôi. (Sưu tầm) Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
  15. A. lái xe cứu thương. B. chăm sóc y tế cho vận động viên. C. làm trọng tài cho cuộc đua D. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua. Câu 2: Trong giải marathon tác giả chú ý đến: A. những người xuất phát đầu tiên B. những người chạy theo để cổ vũ C. người được nhận diện là “người chạy cuối cùng” D. người chạy nhanh nhất. Câu 3: Tác giả nhận diện được đó là “Người chạy cuối cùng”, vì: A. đó là một cụ già. B. đó là một em bé có đôi chân tật nguyền. C. đó là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. D. đó là người chạy chậm nhất. Câu 4: Kết quả cuộc đua của “người chạy cuối cùng” là: A. về đích đầu tiên B. không về đến đích vì phải chăm sóc y tế C. về đích cuối cùng D. bỏ cuộc dọc đường Câu 5: Câu chuyện giúp em rút ra được bài học gì cho bản thân? A. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, phải có nghị lực và ý chí quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ. B. Yêu đời, thường xuyên giúp đỡ mọi người. C. Cố gắng tập chạy. D. Lạc quan, yêu đời. Câu 6: Từ “băng” trong băng giá, băng bó, băng qua có quan hệ với nhau là: A. những từ đồng âm B. một từ nhiều nghĩa. C. những từ đồng nghĩa. D. Từ trái nghĩa. Câu 7: Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Lưng con cào cào và đôi cánh mỏng mảnh của nó tô màu tía, nom đẹp lạ. B. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. C. Sóng nhè nhẹ liếm vào bãi cát, bọt tung trắng xoá. D. Kể từ ngày hôm ấy, chị đã trở thành một phần ký ức cuộc đời tôi. Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ nhân nghĩa: A. độc ác, hung tàn, bất lương. B. độc ác, ác nghiệt, bất trị.
  16. C. ác nghiệt, hung tàn, dữ dội. D. ác nghiệt, bất trị, dữ dội. Câu 9: Dòng nào dưới đây có từ đi được dùng với nghĩa chuyển: A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. B. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. C. Sai một li đi một dặm. D. Đi mây về gió. Câu 10: Trong câu: Nó về, tôi cũng vậy. A. Là câu có đại từ thay thế cho danh từ. B. Là câu có đại từ thay thế cho động từ. C. Là câu có đại từ thay thế cho cụm động từ. D. Là câu có đại từ thay thế cho tính từ II/ Chính tả: Nghe – viết bài: Dáng hình ngọn gió (SGK trang 27) III/ Tập làm văn: Kể lại một câu chuyên em thích nhất trong các chuyện mà em đã học. MÔN TIẾNG ANH Exercise: Choose the best answer. 1. What ___ the matter with you? A. are. B. is. C. do. D. does. 2. Mai ___ a stomach does. 3. I ___ a toothache. A. have. B. has. C. do. D. am. 4. Nam ___ a headache last night. A. has. B. have. C. had. D. does. 5. Quan ___ to the dentist yesterday because he ___ a toothache. A. went- has. B. go- have. C. goes- has D. went- had. 6. Today, Lan ___ go to school because she ___ a fever. A. can- is. B. can’t – has. C. can’t – is. D. should- has. 7. I think you should ___ a rest. A. take. B. go. C. do. D. does. 8. She shouldn’t ___ heavy things because you has a backache. A. takes B. lifts C. carry. D. does. 9. I ___ speak becacause I have ___.
  17. A. cannot- a sore throat. B. can- throat. C. should- sore throat. D. A&C. 10. Linda___ feel well. A. don’t B. doesn’t. C. isn’t. D. does. 11. Yesterday, I ___ too much, so I had a stomach ache. A. ate. B. eat. C. eats. D. eating. 12. I will __him go to the doctor after breakfast. A. go. B. do. C. take. D. should 13. Quan’s grandpa ___ a backache. A. has. B have. C. are. D. take. 14. Phong has a ___ in his leg because he played football yesterday. A. fever. B. sore throat. C. pain. D. runny noes. 15. Mai can’t come __ class today. A. for B. with. C. at. D. to. 16. Some students __ not ___ school. A. is- in. B. are- in. C. is- at. D. are-at. 17. Peter ___ go to school yesterday because he had a stomach ache. A. doesn’t B. shouldn’t C. didn’t D. couldn’t 18. Mai has a ___ toothache, so she goes to the dentist. A. bad. B. good. C. well. D. very hot 19. You ___ do morning excersise everyday to stay healthy. A. take B. will C. can’t D. should. 20. He’s ___ home. A. in B. on C. at D. with MÔN KHOA HỌC Câu 1: Tơ sợi tự nhiên được chế biến từ đâu? . A.Từ sợi bông, tơ tầm, cao su. B.Từ sợi bông, tơ tầm, sợi lanh, sợi gai. C.Từ sợi bông, tơ tầm, sợi lanh, sợi ni lông. D.Từ sợi bông, sợi gai, sợi ni lông, cao su. Câu 2. Nhỏ vài giọt giấm thật chua (hoặc a-xít loãng) lên một hòn đá vôi, ta thấy hiện tượng gì xảy ra? A. Đá vôi tan ra và có bọt khí xuất hiện. B. Đá vôi bị vỡ ra và biến thành xi măng. C. Hòn đá vôi chuyển sang màu đen. D. Không có hiện tượng gì xảy ra vì đá vôi giống đá cuội.
  18. Câu 3. Trong tự nhiên sắt có ở đâu? A. Thiên thạch và hợp kim. B. Thiên thạch và quặng sắt C. Quặng sắt và quặng nhôm D. Quặng sắt và hợp kim Câu 4: Hỗn hợp nào dưới đây được gọi là dung dịch? A. Nước muối loãng. C. Gạo lẫn trấu. B. Đường lẫn cát. D. Xi-măng trộn cát Câu 5: HIV không lây qua đường nào? A. Tiếp xúc thông thường. B. Đường máu. C. Đường tình dục. D. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con. Câu 6: Khi sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta không nên làm gì? A. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. B. Dùng thuốc kháng sinh khi biết chính xác cách dùng và biết thuốc đó dùng cho loại bệnh nhiễm khuẩn nào? C. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì phải dừng lại ngay. D. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì vẫn phải dùng hết cho hết liều theo chỉ dẫn ban đầu của bác sĩ. Câu 7: Thủy tinh thường có tính chất gì? A.Trong suốt, cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn. B. Trong suốt, không gỉ, dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn. C. Trong suốt, không gỉ,cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn. D. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không bị a-xít ăn mòn. Câu 8: Đặc điển nào sau đây là đặc điểm chung cho cả đồng và nhôm? A. Dẻo. B. Dẫn điện. C. Có màu đỏ nâu. D. Dễ bị gỉ. Câu 9: Các đồ vật được làm bằng đất nung được gọi là gì? A. Đồ sành. B. Đồ sứ. C. Đồ gốm. D. Đồ thủy tinh. Câu 10: Các chất tồn tại ở những thể nào? A. Thể rắn và thể lỏng. B. Thể rắn và thể khí. C. Thể lỏng và thể khí D. Thể rắn và thể lỏng và thể khí. MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ Câu 1: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? A. Ngày 5/6/1921 tại Nghệ An B. Ngày 6/5/1930 tại Bến cảng Nhà Rồng. C. Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng D. Ngày 6/5/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng. Câu 2: Năm 1947 thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm mục đích gì? A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, mau chóng kết thúc chiến tranh. B. Khai thác khoáng sản.
  19. C. Mau chóng kết thúc chiến tranh. D. Phát triển nông-lâm nghiệp. Câu 3: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào? A. 3 - 2 - 1929. B. 3 - 2 - 1930. C. 3 - 2 - 1935. D. 3 - 2 - 1940. Câu 4: Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám là: A. Giặc đói, giặc ngoại xâm ; B. Giặc dốt, giặc đói. C. Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. D. Giặc ngoại xâm, giặc dốt Câu 5. “Không, chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong: A.Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B.Cuộc vận động nhân dân vượt qua tình thế hiểm nghèo. C.Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (năm 1951). D.Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. Câu 6: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước: A. Lào, Trung Quốc, Cam Pu Chia B.Thái Lan, Trung Quốc, Cam Pu Chia C. Thái Lan, Trung Quốc, Lào D. Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia Câu 7: Đặc điểm sông ngòi nước ta: a. Có nhiều sông lớn. b. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. c. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. d. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa Câu 8: Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là: A. Huế - Đà nẵng B. Bắc - Nam C. Hà Nội - Đà Nẵng D. Đà Nẵng - Nha Trang Câu 9: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? A. 45 B. 54 C. 64 D. 53 Câu 10: Phần đất liền của nước ta nơi hẹp nhất là bao nhiêu km?
  20. A. 70km B. 80 km C. Chưa đầy 50km D. 65km