Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì 2 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018

doc 13 trang nhatle22 6160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì 2 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_2_de_so_1_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì 2 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018

  1. Trường Tiểu học C Xã Vĩnh Phú Tây KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II Lớp: 5 MÔN: Tiếng Việt Họ và tên: Năm học: 2017 - 2018 Ngày kiểm tra: /05/ 2018 Thời gian: 20(không kể thời gian giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên . . B. Đọc hiểu: (5 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. ( Xuân Lương) *Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu: Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (M1): 0,5 điểm
  2. A. Vì bạn ấy bị đau mắt. B. Vì bạn ấy không có tiền C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (M 1): 0,5 điểm A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm. B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô . Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? (M1): 0,5 điểm A. Cô là người quan tâm đến học sinh. B. Cô rất giỏi về y học. C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. D. Cô chỉ là người giúp người khác chuyển quà. Câu 4: Khi nhận kính từ cô, bạn học sinh thấy trong lòng mình như thế nào?(M1): 0,5 điểm A. Thấy vui vẻ và thầm cảm ơn cô. B. Thấy mừng vui trong lòng vì được món quà cô tặng. C. Phải làm việc gì đó để trả ơn cho cô. D. Thấy minh không phải như kẻ vừa mới được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. Câu 5: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (M2): 0,5 điểm A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. C. Cô là người luôn sống vì người khác. D. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 6: Câu nào sau đây là câu ghép: (M 2): 0,5 điểm A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. D. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Câu 7: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước ? (M2): 0,5 điểm A. công minh B. công nhân C. công cộng D. công lí Câu 8: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: (M 3): 0,5 điểm
  3. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe Câu 9: Phân tích cấu tạo ở câu ghép sau: (M 3): 0,5 điểm Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Câu 10 : Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản nói về ý chí vượt khó của bản thân em. (M4):0,5 điểm
  4. Trường Tiểu học C Vĩnh Phú Tây KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II Lớp: 5 MÔN: Tiếng Việt Họ và tên: . Năm học: 2017 - 2018 Ngày kiểm tra: / / 2018 Phần: Tập làm văn Thời gian: 30(không kể thời gian giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Em hãy tả lại một người thân của em. Bài làm
  5. Trường Tiểu học C Vĩnh Phú Tây KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II Lớp: 5 Năm học: 2017 - 2018 Họ và tên: . Ngày kiểm tra: / / 2018 Môn: Tiếng Việt Phần: Chính tả(20 phút) ĐTT: (Tùy theo nội dung bài đọc mà phân bổ thời gian cho hợp lý.) Điểm Lời nhận xét của giáo viên ĐĐTT: . . CT: . A. Đọc thành tiếng: (5 điểm) GV cho học sinh đọc 4 bài: Mỗi học sinh bốc thăm và đọc một đoạn tương ứng của các bài tập đọc sau: Bài: Một vụ đắm tàu. Sách Tiếng Việt tập 2 ( trang 108). Bài: Con gái. Sách Tiếng Việt tập 2 ( trang 112-113). Bài: Tà áo dài Việt Nam. Sách Tiếng Việt tập 2 ( trang 122). Bài: Út Vịnh. Sách Tiếng Việt tập 2 ( trang 136). B. Chính tả (5 điểm) Nghe -viết bài: Con gái (Từ Chiều nay đến cười rất tươi.)
  6. ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT A. Phần đọc I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Đáp án D C A D B B C Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 - Câu 8: chủ ngữ là: Cô; vị ngữ là: liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. . ( 0,5 điểm) - Câu 9: Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. ( 0,5 điểm) CN VN VN VN - Câu 10: Tôi chăm chỉ học tập nhưng tôi vẫn không tiến bộ. ( 0,5 điểm) * Lưu ý: Học sinh đặt câu có nội dung khác nhưng gắn với yêu cầu đếu đạt điểm tối đa. II. Đọc thành tiếng ( 5 điểm) Căn cứ vào kết quả đọc của học sinh theo yêu cầu sau để cho điểm tối đa: - Đọc to vừa phải, trôi chảy, phát âm đúng. - Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ. - Biết thể hiện đọc diễn cảm, * Tùy từng mức độ đọc của học sinh mà giáo viên trừ bớt điểm. B. Phần viết 1- Chính tả (5 điểm) - Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,25 điểm - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn bị trừ 0,25 điểm toàn bài. Chú ý: Các lỗi sai giống nhau chỉ tính lỗi một lần 2- Tập làm văn (5 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: + Viết được bài văn tả người (có hình ảnh, hoạt động, trình tự tả) đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học; độ dài từ 15 câu trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa; không mắc lỗi chính tả. + Bài viết có ý riêng, có sáng tạo mới, + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. - Tuỳ theo mứ c độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5- 4,5-4-3,5- 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
  7. Trường Tiểu học C Vĩnh Phú Tây ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp: 5 . MÔN: Toán Họ và tên: Năm học: 2017 - 2018 Ngày kiểm tra: /05/ 2018 Thời gian: 40( không kể thời gian giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên . . Câu 1. Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1điểm ) (M1) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần mười, 2 phần trăm viết là: A. 55, 720 B. 55, 72 C. 55,027 D. 55,702 Câu 2: Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1điểm ) (M1) Phép trừ 712,54 - 112,54 có két quả đúng là: A. 70,54 B. 700,54 C. 600 D. 700,54 Câu 3: Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1điểm ) (M1) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp? A. 150% B. 60% C. 40% D. 80% Câu 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1điểm ) (M1) a)2 giờ 15 phút = phút b) 6789 m = . km Câu 5. Đặt tính rồi tính : (2điểm ) (M2) a/ 355,23 + 347,56 b/ 479,25 – 367,18 c/ 28,5 x 4,3 d/ 24,5 : 7
  8. Câu 6.Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng : (1điểm ) M2 Tính diện tích hình tam giác vuông ABC theo hình vẽ dưới đây. A 3cm B 5cm C Trả lời: Diện tích hình tam giác ABC là Câu 7 : Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Ô tô đi từ A với vận tốc 53,5 km/giờ, xe máy đi từ B với vận tốc 38,5 km/giờ. Sau 1 giờ 30 phút ô tô và xe máy gặp nhau tại C. Hỏi quãng đường AB dài Bao nhiêu ki – lô - mét? (2điểm )M3 Bài giải. Câu 8. Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1điểm ) (M4) 789,634 x 999 + 789,634
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2017 - 2018 Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Ý B C B Điểm 1điểm 1điểm 1điểm Câu 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: . (1điểm ) (M1) a)2 giờ 15 phút = 135phút b) 6789 m = 6,789 km Câu 5. (2 điểm) Đặt tính rồi tính : a/ 355,23 + 347,56 b/ 479,25 – 367,18 355,23 _ 479,25 + 347,56 367,18 702,79 112,07 c/ 28,5 x 4,3 d/ 24,5 : 7 28,5 24,5 7 x 4,3 35 3.5 855 0 1140 122,55 Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm Câu 6.Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng : (1điểm ) M2 Tính diện tích hình tam giác vuông ABC theo hình vẽ dưới đây. A 3cm B 5cm C Trả lời: Diện tích hình tam giác ABC là: (5 x 3) : 2 = 7,5 cm2
  10. Câu 7 : (2điểm ) M3 Bài giải Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong 1 giờ là:(0,25điểm ) 53,5 + 38,5 = 92 (km) (0,5điểm ) Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ: (0,25điểm ) Độ dài quãng đường AB là:(0,25điểm ) 92 x 1,5 = 138 (km) : (0,5điểm ) Đáp số : 138 km (0,25điểm ) Câu 8. Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1điểm ) (M4) 789,634 x 999 + 789,634 = 789,634 x 999 + 789,634 x1 = 789,634 x ( 999 + 1) = 789,634 x 1000 = 789634