Đề kiểm tra Ngữ Văn Khối 7 - Đề số 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên

docx 2 trang nhatle22 5250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ Văn Khối 7 - Đề số 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_ngu_van_khoi_7_de_so_7_nam_hoc_2019_2020_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Ngữ Văn Khối 7 - Đề số 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết theo PPCT: 46 ĐỀ SỐ 7 Thời gian làm bài: 45 phút. Ngày kiểm tra: /11/2019 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi lại ra giấy kiểm tra chữ cái in hoa đầu đáp án đúng: Câu 1: Câu nào nêu đúng khái niệm từ trái nghĩa? A. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. B. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. C. Từ trái nghĩa là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau. D. Từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau cả về âm thanh và ý nghĩa. Câu 2: Trong câu:“Nhà bạn có bao nhiêu người? ” Đại từ“ bao nhiêu”dùng để A. trỏ về người B. hỏi về lượng C. hỏi về người D. hỏi về hoạt động tính chất. Câu 3: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Thi nhân”? A. Nhà văn B. Nhà báo C. Nhà thơ . D. Nghệ sĩ . Câu 4: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây? “ Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà” A. Tết- nhà B. Chẳng- thì C. Giàu- nghèo D. Số- ngày Câu 5. Cặp từ trái nghĩa phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau đây là “Non cao tuổi vẫn chưa già Non sao .nước, nước mà non A. xa – gần B. nhớ - quên C. trên – dưới D. cao - thấp Câu 6. Từ Hán Việt trong những từ sau đây là A. nhân loại . B. dịu dàng C. yêu mến D. buồn phiền Câu 7. Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt được in đậm trong câu “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.”? A. Tạo sắc thái cổ B. Tạo sắc thái trang trọng. C. Tránh gây cảm giác thô tục,ghê sợ . D. Tạo sắc thái biểu cảm. Câu 8. Tác dụng của cặp từ “nổi- chìm” trong câu “ Bảy nổi ba chìm với nước non” là A. nhấn mạnh thân phận lênh đênh, không biết đi đâu về đâu của người phụ nữ B. nhấn mạnh thân phận lênh đênh, không biết đi đâu về đâu của người nông dân C. nhấn mạnh thân phận nghèo khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến D. nhấn mạnh số phận đau thươngcủa người phụ nữ trong xã hội phong kiến II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1 (2đ): Tìm một cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của cặp từ đó với hai câu thơ dưới đây. “ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương”. ( Lý Bạch) Câu 2 (2đ): Phát hiện và chữa lại lỗi sai về quan hệ từ trong những câu sau: a. Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. b. Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. Câu 3 (4 đ): Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm cảm nghĩ của em về một “hình tượng” mà em mong ước được trở thành. Trong đoạn sử dụng và chỉ rõ một từ ghép và một quan hệ từ
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ 7) Phần I: Trắc nghiệm (2đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A B C C B A B A II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1: - Cặp từ trái nghĩa: Ngẩng - cúi (1đ) - Tác dụng: Nhằm biểu hiện cụ thể và sinh động hành động, cử chỉ của nhân vật. Qua đó biểu hiện sih động tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết(1 đ) Câu 2: a. Lỗi sai: Thừa quan hệ từ “Qua” (0,5 đ) -> Sửa: Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. (0,5 đ) b. Lỗi sai: Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. “để” (0,5 đ) -> Sửa: Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng. (0,5 đ) Câu 3: Viết đoạn văn: * Về hình thức: (1,5 đ) - Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng câu. (0,25 đ) - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, từ ngữ trong sáng. (0,25 đ) - Sử dụng 1 từ ghép (gạch chân chỉ rõ) (0,5 đ) - Sử dụng 1 QHT so sánh (gạch chân chỉ rõ) (0,5 đ) * Về nội dung: (2,5 đ) HS có thể viết theo cảm nhận của bản thân nhưng đảm bảo những ý sau: - Giới thiệu về hình tượng mà em mong ước được trơ thành. (0,25 đ) - Cảm nghĩ về hình dáng của người đó (Có thể chọn lọc một hoặc một vài chi tiết để biểu cảm) (0,75 đ) - Cảm nghĩ về tính cách của hình tượng đó (0,75 đ) - Nhớ về những kỉ niệm không quên giữa em và hình tượng đó. (0,5 đ) - Khẳng định hình tượng đó luôn sống mãi trong trái tim em. (0,25 đ) *Duyệt đề Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Dương Hồng Nhung Trần Kiều Trang