Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Đề số 13 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang nhatle22 3590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Đề số 13 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_9_hoc_ki_ii_de_so_13_nam_hoc_2016.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Đề số 13 - Năm học 2016-2017

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 01 trang) (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) a/ Nêu hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều. b/ Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều trong máy phát điện xoay chiều. c/ Hãy cho biết sự chuyển hóa năng lượng chủ yếu trong nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, nhà máy Điện gió Bạc Liêu trong quá trình hoạt động. Câu 2: (2,0 điểm) a/ Hãy cho biết nguyên tắc dùng máy biến thế để truyền tải điện năng của dòng điện xoay chiều. Cho biết vai trò của các máy biến thế này? b/ Máy biến thế có số vòng của hai cuộn dây là 20000 vòng và 5000 vòng, máy được sử dụng để tăng hiệu điện thế lên 500 KV. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp. Câu 3: (1,0 điểm) Truyền tải công suất điện 400 MW từ nhà máy đến nơi tiêu thụ, người ta dùng dây dẫn có điện trở tổng cộng 20 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây trước khi truyền tải là 500 KV. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. Câu 4: (3,0 điểm) Trên một kính lúp có ghi 5X. a/ Kính lúp thuộc loại thấu kính gì? Có tiêu cự như thế nào? Đưa kính đến gần vật, ảnh của vật quan sát được như thế nào so với vật? b/ Dùng kính lúp này để quan sát một vật AB cao 2 mm, đặt vuông góc với trục chính và có điểm A trên trục chính. Vật cách thấu kính 3 cm. - Tính tiêu cự của kính lúp trên. - Vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua kính lúp theo tỉ lệ tự chọn. - Xác định vị trí ảnh và chiều cao ảnh A’B’ của vật AB qua kính lúp. Câu 5: (2,0 điểm) a/ Hãy cho biết các bộ phận quan trọng của mắt. b/ Mắt của một người có khả năng nhìn rõ các vật cách mắt từ 10 cm đến 40 cm. Mắt người này bị tật gì? Giải thích? Để khắc phục tật của mắt, người này phải đeo kính như thế nào? c/ Khi đeo kính thích hợp, mắt có nhìn rõ được vật đặt cách mắt 10 cm không? Giải thích. Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 9 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (2,0 điểm) a/ - Nam châm và cuộn dây dẫn. 0,50đ b/ - Cho NC quay trước cuộn dây 0,50đ - Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường của NC 0,50đ c/ - Nhiệt năng điện năng: Nhiệt điện Phả Lại 0,25đ - Cơ năng điện năng: Điện gió Bạc Liêu 0,25đ Câu 2. (2,0 điểm) a/ - Đầu đường dây: máy tăng thế giảm hao phí khi truyền tải 0,50đ - Cuối đường dây: máy hạ thế tạo ra hiệu điện thế thích hợp 0,50đ U1 n1 b/ => U1 = U2 . n1 : n2 = 500 . 5000 : 20000 = 125 kV 1,00đ U 2 n2 Câu 3. (1,0 điểm) Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây: 2 6 2 P (400.10 ) 6 Php = R = .20 = 16.10 W 1,00đ U 2 (500.103 ) 2 Câu 4. (3,0 điểm) a/ - Kính lúp là TKHT, có tiêu cự ngắn 0,50đ - Đặt gần vật cho ảnh cùng chiều, lớn hơn vật 0,50đ b/ - Tiêu cự của kính lúp: f = 25 : G = 25 : 5 = 5 cm 0,50đ - Vẽ đủ và đúng 0,50đ - Tính vị trí ảnh: OA’ = 7,5 cm 0,50đ - Tính chiều cao ảnh: A’B’ = 5 mm 0,50đ Câu 5. (2,0 điểm) a/ - Hai bộ phận của mắt: thể thủy tinh và màng lưới. 0,50đ b/ - Mắt cận Điểm cực viễn gần mắt hơn mắt bình thường. 0,50đ - Khắc phục: đeo TKPK có f = OCv = 40 cm 0,50đ c/ - Đeo kính vật đặt cách mắt 10 cm, mắt không nhìn rõ 0,25đ - Vì ảnh của vật quan sát qua kính đến gần mắt hơn ngoài giới hạn nhìn rõ không nhìn rõ. 0,25đ