Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 9 - Đề số 2

docx 2 trang nhatle22 3570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 9 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_9_de_so_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 9 - Đề số 2

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIÊT PHẦN I: TRẮC NGIỆM (5đ) Câu 1:Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai? A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo. B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo. C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo. D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó. Câu 2:Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp. Câu 3:Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ hai là bao nhiêu? A. 4Ω B. 6Ω C. 8Ω D. 10Ω Câu 4:Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn? A. R3 > R2 > R1 B. R1 > R3 > R2 C. R2 > R1 > R3 D. R1 > R2 > R3 Câu 5:Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? Công suất điện để chỉ A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít. B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu. C. hiệu điện thế sử dụng lớn hoặc bé. D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện. Câu 6:Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là A. 0,1A B. 0,15A C. 0,45A D. 0,3A Câu 7:Một bàn là ghi 220V – 800W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Cường độ dòng điện qua bàn là là A. 3,6A B. 5,0A C. 2,6A D. 4,2A Câu 8:Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω mắc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế 2 đầu R3 và hiệu điện thế 2 đầu mạch là A. U3 = 6V và U = 16V B. U3 = 4V và U = 14V C. U3 = 5V và U = 12V D. U3 = 8V và U = 18V Câu 9:Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sang bình thường ta phải chọn hai bóng đèn như thế nào? A. Có cùng hiệu điện thế định mức.
  2. B. Có cùng công suất định mức. C. Có cùng cường độ dòng điện định mức. D. Có cùng điện trở. Câu 10:Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là A. 898011J B. 898110J C. 898101J D. 890801J PHẦN II: TỰ LUẬN (5đ) Câu 1: Viết công thức CĐDĐ , HĐT, điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp Câu 2: Viết công thức CĐDĐ , HĐT, điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song Câu 3: Phát biểu và viết công thức của định luật Ôm Câu 4: Phát biểu và viết công thức của định luật Jun - Len-xơ Câu 5: Một bếp điện loại 220V - 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu 25oc. Hiệu suất của quy trình biết nhiệt dung riêng của nước 4200 J/kg.K.