Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn

doc 4 trang nhatle22 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 TRƯỜNG THCS THÁI SƠN Môn : VẬT LÝ 8 (Thời gian làm bài 45 phút ). Giáo viên ra đề: Lương thị Thanh A. Ma trËn Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên Cộng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL (nội dung, chương ) Cơ năng, Câu hỏi 1. Chương I thế năng, tổng kết CƠ HỌC động chương năng I: Định luật về công, công suất Số câu 1 2 3 Số điểm 0,5 1,0 1,5 Tỉ lệ % 5% 10% 15% 2. Chương II: Nguyên Vận Công Vận Dẫn Vân Vận NHIỆT HỌC tử, phân dụng thức tính dụng trả nhiệt, dụng dụng tử trả lời: nhiệt lời:Các đối lưu, kiến kiến chuyển Các lượng chất bức xạ thức thức: động hay hình được cấu nhiệt bài Phươn đứng thức tạo như Nhiệt g trình yên truyền thế nào, năng cân nhiệt: các phân bằng dẫn tử nhiệt nhiêt, nguyên đối tử lưu, chuyển bức xạ động hay nhiệt đứng yên Số câu 1 1 2 1 2 1 1 9 Số điểm 0,5 2,0 1,0 1,0 1,0 2,0 1,0 8,5 Tỉ lệ % 5% 20% 10% 10% 10% 20% 10% 85 Tổng số câu 3 5 4 12 Tổng số điểm 3,0 3,0 4,0 10 Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100%
  2. B.ĐỀ BÀI PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau ( từ câu 1 đến câu 8) Câu 1. Khi nói về công của máy cơ đơn giản thì nhận xét nào sau đây là đúng: A. Máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực nên sẽ được lợi về công B. Máy cơ đơn giản cho ta lợi về đường đi nên sẽ được lợi về công C. Máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực và thiệt về đường đi nên công không thay đổi D. Máy cơ đơn giản thiệt về công. Câu 2. Một người kéo một gàu nước có trọng lượng 10N từ giếng sâu 7,5m trong thời gian 30 giây. Công suất của người đó là: A. 150W B. 2,5W C. 75W D. 5W Câu 3. Động năng của vật phụ thuộc vào: A. Khối lượng và vị trí của vật C. Vận tốc và vị trí của vật B. Khối lượng và vận tốc của vật D. Vị trí của vật so với mặt đất Câu 4. Hãy chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau đây: A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh D. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật chuyển động càng nhanh. Câu 5. Khi bỏ một miếng kim loại đồng đã được nung nóng tới 90 0C vào một cốc nước ở 200C. Nhiệt năng của miếng đồng và nước sẽ thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của miếng đồng và nước đều tăng B. Nhiệt năng của miếng đồng và nước đều giảm C. Nhiệt năng của miếng đồng giảm và nước tăng D. Nhiệt năng của miếng đồng tăng và nước giảm. Câu 6. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng? A. Nước; không khí; đồng C. Nước; đồng; không khí B. Không khí; đồng; nước D. Đồng; nước; không khí Câu 7. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? A. Chỉ ở chất khí C. Chỉ ở chất rắn B. Chỉ ở chất lỏng D. Chất khí và chất lỏng Câu 8. Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2 A. Q = m.c.( t2 – t1) C. Q = m.c.( t1 – t2) B. Q = ( t2 – t1). m/c D. Q = m.c.( t1 + t2) PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6điểm) Câu 9. Những hình thức truyền nhiệt chủ yếu là gì? Các hình thức đó xảy ra chủ yếu trong môi trường nào ? Câu 10. Tại sao khi thả cục đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt đều ? Câu 11. Khi cọ xát một miếng đồng trên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. Có thể nói là miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không ? Tại sao ? Câu 12. Một người thả 300(g) chì ở nhiệt độ 100 0C vào 250(g) nước ở nhiệt độ 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hãy tính: a. Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt? b. Nhiệt lượng nước đã thu vào? c. Nhiệt dung riêng của chì? Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  3. C.HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM CỤ THỂ: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B B D C D D A Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 PHẦN II: TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu Đáp án Điểm 9 Những hình thức truyền nhiệt chủ yếu là : Đối lưu, dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt . 0,5 - Hình thức dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu trong môi trường chất rắn . - hình thức đối lưu xảy ra chủ yếu trong môi trường chất lỏng và 0,5 khí - Hình thức bức xạ nhiệt xảy ra chủ yếu trong môi trường chân 0,5 không 0,5 Câu 10: Thả đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan nước có vị 1,0 ngọt tại vì giữa các phân tử đường, nước có khoảng cách và chúng chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử đường đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. 1,0 Câu 11 » Miếng đồng không nhận được nhiệt lượng 0,5 tại vì đó là thực hiện công 0,5 10 Tóm tắt: (3đ) Khối lượng chì: m1= 300g= 0,3kg 0 t1=100 C Khối lượng nước: m2= 250g= 0,25kg 0 t2=58,5 C ; c2= 4200J/kg.K 0 t0 = 60 C Hỏi: a. Nhiệt độ của chì khi xảy ra cân bằng nhiệt? b. Q2=? (J) c. c1=? (J/kg.K) Lời giải: a. Sau khi thả chì ở 100 0C vào nước ở 58,5 0C làm nước nóng lên 0,5 đến 600C. Thì 600C chính là nhiệt độ cân bằng của hệ hai chất đã cho. Đây cũng chính là nhiệt độ của chì sau khi đã xảy ra cân bằng nhiệt. b. Nhiệt lượng của nước đã thu vào để tăng nhiệt độ từ 58,50C đến 600C là: Q2 = m2 . c2 .( t0 ─ t2) = 0,25. 4200. (60 – 58,5) = 1575 (J) 0,25 c. Nhiệt lượng của chì đã toả ra khi hạ nhiệt độ từ 1000C xuống 600C là: Q1 = m1 . c1 .( t1 ─ t0) = 0,3. c1 . (100 – 60) = 12. c1 Theo phương trình cân bằng nhiệt Qtoả = Qthu .
  4. Suy ra: Q1 = Q2 ↔ 1575 = 12. c1 1575 → c1 = = 131, 25 (J/kg.K ) 12 Đ.s: a. 600C b. 1575 J c. 131,25 J/kg.K 0,25 HẾT Xác nhận của BGH Người duyệt đề Giáo viên ra đề Lương Thị Thanh