Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018- Trường THCS Thượng Thanh

docx 5 trang nhatle22 4590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018- Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018- Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN VẬT LÝ 6 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: / /2017 I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ: 1. Về kiến thức: Đánh giá, kiểm tra tiếp thu kiến thức cơ bản của học sinh. - Các phép đo độ dài, khối lượng, thể tích, trọng lượng, khối lượng. - Lực, trọng lực, lực đàn hồi. - Trọng lượng riêng, khối lượng riêng, máy cơ đơn giản. 2.Về kĩ năng: HS có kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. 3 Về thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác, thái độ trung thực. 4. Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực tổng hợp kiến thức, năng lực trình bày bài, II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề Chủ đề 1 2 2 4 Đo độ dài, khối lượng, trọng lượng, thể 1đ 1đ 2đ tích Chủ đề 2 1 2 1 1 5 Lưc, trọng lực, lực đàn hồi 1,5đ 1đ 0,5đ 0,5đ 3,5đ Chủ đề 3 1 1 1 3 Trọng lượng riêng, khối lượng riêng, máy 0,5đ 2đ 2đ 4,5đ cơ đơn giản Tổng 4 5 2 1 12 3đ 4đ 2,5đ 0,5đ 10đ Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN VẬT LÝ 6 ĐỀ 1 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra : /12/2017 I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy ghi vào bài làm các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đơn vị dùng để đo khối lượng là: A. kg B. m C. m2 D. m3 Câu 2: Trên một gói kẹo có ghi 250g. Số đó chỉ: A. Thể tích của gói kẹo. B. Khối lượng của kẹo trong gói. C. Khối lượng của gói kẹo. D. Trọng lượng của gói kẹo. Câu 3: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 4: Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi? A. Cục đất sét. B. Sợi dây cao su. C. Sợi dây đồng. D. Lò xo. Câu 5: Một quả nặng có khối lượng 1kg. Trọng lượng của quả nặng là bao nhiêu? A. 0,1N B. 1N C. 10N D. 100N Câu 6: Dụng cụ dùng để đo độ dài là: A. Thước kẻ B. Cân C. Bình chia độ D. Thước dây Câu 7: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần: A. Một bình chia độ bất kì. B. Một bình tràn. C. Một ca đong. D. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình. Câu 8: Đơn vị của khối lượng riêng là: A. kg/m2 B. kg/m C. kg/m3 D. kg.m3 II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? (ghi rõ đơn vị các đại lượng trong công thức). Câu 2: (2 điểm) Lấy 2 ví dụ về mặt phẳng nghiêng trong thực tế. Để giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta phải làm thế nào? Câu 3: (2 điểm) Một vật đặc có khối lượng là 23,4kg và thể tích 3dm3. Tính: a) Trọng lượng của vật đó. b) Khối lượng riêng của chất làm vật đó. c) Trọng lượng riêng của chất làm vật đó. ( tính theo 2 cách) Câu 4: (0,5 điểm) Khi treo vào lò xo một vật nặng 100g, lò xo dãn ra một đoạn 1,5cm. Hỏi nếu treo thêm vào lò xo đó một vật khác nặng 300g thì lò xo dãn ra một đoạn bằng bao nhiêu? Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ 1 MÔN VẬT LÝ 6 I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm; học sinh chọn thừa hoặc thiếu đáp án không cho điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B D B, D C A, D D C II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: (1.5đ) 푃 = 10. 0,5đ Trong đó, P: là trọng lượng của vật, đơn vị là N 0,5đ m: là khối lượng của vật, đơn vị là kg 0,5đ 2 - Ví dụ về mặt phẳng nghiêng: cầu trượt, con dốc, 0,5đ (2đ) - Có 3 cách để giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng: + Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng. 0,5đ + Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng. 0,5đ + Vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng, vừa giảm độ cao kê mặt phẳng 0,5đ nghiêng. 3 Đổi 3dm3 = 0,003m3. (2đ) a) Trọng lượng của vật đó là: 푃 = 10. = 10.23,4 = 234 (N) 0,5đ b) Khối lượng riêng của chất làm vật là: 23,4 3 0,5đ = = 0,003 = 7800 (kg/m ) c) Trọng lượng riêng của chất làm vật đó là: Cách 1: d = 10.D = 10.2700 = 78000 (N/m3) 0,5đ 푃 234 0,5đ Cách 2: = 78000 (N/m3) = = 0,003 4 Khi treo thêm vật nặng 300g vào lò xo thì tổng khối lượng của vật treo vào lò 0,5đ (0,5đ) xo lúc này là 400g. Theo đầu bài: treo vật 100g thì lò xo dãn ra 1 đoạn 1,5cm. Ta có: độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng  khi treo vật 400g thì lò xo dãn ra 1 đoạn: 1,5.4 = 6cm. Vậy nếu treo thêm vào lò xo đó một vật khác nặng 300g thì lò xo dãn ra một đoạn là 6cm. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN VẬT LÝ 6 ĐỀ 2 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra : / /2017 I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy ghi vào bài làm các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đơn vị dùng để đo độ dài là: A. kg B. m C. m2 D. m3 Câu 2: Khi cầu thủ sút bóng thì lực mà chân tác dụng vào bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm quả bóng bị biến dạng. B. Chỉ làm quả bóng bay đi. C. Vừa làm quả bóng niến dạng vừa làm quả bóng bay đi. D. Cả ba câu trên đều đúng. Câu 3: Một quả nặng có trọng lượng 20N. Khối lượng của quả nặng là bao nhiêu? A. 20kg B. 2kg C. 200kg D. 0,2kg Câu 4: Trên một hộp mứt Tết có ghi 300g. Số đó chỉ: A. Khối lượng của mứt có trong hộp. B. Khối lượng của hộp mứt. C. Thể tích của hộp mứt. D. Trọng lượng của hộp mứt. Câu 5: Dụng cụ dùng để đo khối lượng là: A. Thước B. Cân đồng hồ C. Bình chia độ D. Cân y tế Câu 6: Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi? A. Lò xo. B. Sợi dây cao su. C. Sợi dây đồng. D. Cục đất sét. Câu 7: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần: A. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình. B. Một bình chia độ bất kì. C. Một bình tràn. D. Một ca đong. Câu 8: Đơn vị của trọng lượng riêng là: A. N/m2 B. N/m C. N.m3 D. N/m3 II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? (ghi rõ đơn vị các đại lượng trong công thức). Câu 2: (2 điểm) Lấy 2 ví dụ về đòn bẩy trong thực tế. Để giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta phải làm thế nào? Câu 3: (2 điểm) Một vật đặc có khối lượng là 10,8kg và thể tích 4dm3. Tính: a) Trọng lượng của vật đó. b) Khối lượng riêng của chất làm vật đó. c) Trọng lượng riêng của chất làm vật đó. (tính theo 2 cách) Câu 4: (0,5 điểm) Khi treo vào lò xo một vật nặng 100g, lò xo dãn ra một đoạn 2cm. Hỏi nếu treo thêm vào lò xo đó một vật khác nặng 300g thì lò xo dãn ra một đoạn bằng bao nhiêu? Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ 2 MÔN VẬT LÝ 6 I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm; học sinh chọn thừa hoặc thiếu đáp án không cho điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B A B, D C, D A D II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: (1.5đ) 푃 = 10. 0,5đ Trong đó, P: là trọng lượng của vật, đơn vị là N 0,5đ m: là khối lượng của vật, đơn vị là kg 0,5đ 2 - Ví dụ về đòn bẩy: bập bênh, kìm, kéo, 0,5đ (2đ) - Có 3 cách để giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng: + Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng. 0,5đ + Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng. 0,5đ + Vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng, vừa giảm độ cao kê mặt phẳng 0,5đ nghiêng. 3 Đổi 4dm3 = 0,004m3. (2đ) a) Trọng lượng của vật đó là: 푃 = 10. = 10.10,8 = 108 (N) 0,5đ b) Khối lượng riêng của chất làm vật là: 10,8 3 0,5đ = = 0,004 = 2700 (kg/m ) c) Trọng lượng riêng của chất làm vật đó là: Cách 1: d = 10.D = 10.2700 = 27000 (N/m3) 0,5đ 푃 108 0,5đ Cách 2: = 27000 (N/m3) = = 0,004 4 Khi treo thêm vật nặng 300g vào lò xo thì tổng khối lượng của vật treo vào 0,5đ (0,5đ) lò xo lúc này là 400g. Theo đầu bài: treo vật 100g thì lò xo dãn ra 1 đoạn 2cm. Ta có: độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng  khi treo vật 400g thì lò xo dãn ra 1 đoạn: 2.4 = 8cm. Vậy nếu treo thêm vào lò xo đó một vật khác nặng 300g thì lò xo dãn ra một đoạn là 8cm. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Như Trang