Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ly_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018_truong_t.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Lợi
- Phòng GD&ĐT Hà Đông KIỂM TRA HỌC KỲ I Trường THCS Lê Lợi Năm học 2017-2018 Môn Vật Lý Lớp 6 Họ và tên: Thời gian :45 phút Lớp: 6D I. Trắc nghiệm (5 điểm) mỗi câu 0,5 điểm Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng mà em chọn. Câu 1:Một bình chia độ đang chứa nước ở nganh vạch 85cm3,người ta đổ thêm 7cm3 nước vào.Vậy thể tích nước dâng lên thêm là: A. 80cm3 B. 75cmm C. 92cm3 D. 68cm3 Câu 2: Một hộp quả cân có các quả cân loại 200g,50g,500g,500mg,200mg,5g,2g.Để cân một vật có khối lượng 250,7g thì cần các quả cân nào? A. 200g,500g,20g,200mg. B. 500g,50g,500g,2g C. 200g,50g,500mg,200mg. D. 500mg,2g,5g,50g. Câu 3: Lực mà vật nặng treo vào đầu lò xo tác dụng lên lò xo có: A. Phương thẳng đứng,chiều từ trên xuống. B. Phương thẳng đứng,chiều từ dưới lên. C. Phương xiên,chiều từ trái qua phải. D. Phương xiên,chiều từ phải qua trái. Câu 4: Kết luận nào dưới đây là KHÔNG đúng? A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động. B.Lực là nguyên nhân làm cho vật biến đổi chuyển động. C.Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng. D.Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động chậm dần. Câu 5:Một vật có trọng lượng 25000N thì sẽ có khối lượng là: A. 2500g. B. 2500kg. C. 2500tấn D. 2500tạ. Câu 6: Lực đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào : A. Hình dạng của lò xo. B. Độ dài của lò xo. C. Trọng lượng của lò xo. D. Trọng lượng của vật treo vào đầu lò xo. Câu 7: Treo một quả nặng 50g vào móc của một lực kế lò xo thì kim chỉ thị của lực kế dừng lại ở : A. 0,5N B. 5N C. 50N D. 500N Câu 8: Một thỏi đá có khối lượng 52kg và thể tích là 0,00002dm3. Khối lượng riêng của đá là: A. 2600kg/m3 B. 2600N/m3 C. 1,04kg/m3 D.1,04N/m3. Câu 9: Hãy so sánh lực (F) kéo vật lên trực tiếp so với lực (F/) kéo vật lên khi dùng mặt nghiêng? A. F F’ D. F’=0. Câu 10: Người ta thường dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào? A. Treo cờ lên đỉnh cột cao. B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô. C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa thùng vữa lên toà nhà cao tầng.
- II. Tự luận. (5điểm) Câu 1: Dùng một bình chia độ chứa 50cm3 nước, người ta thả một viên bi bằng sắt đặc và chìm trong nước thì thấy mực nước dâng lên đến vạch 80cm3. Tính: a) Thể tích của viên bi. b) Khối lượng của viên bi? Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. c) Trọng lượng của viên bi? Câu 2: Một lò xo có chiều dài l0 = 20cm. Khi treo vật nặng, chiều dài của lò xo là l = 45cm. a) Khi vật nặng đứng yên, hãy kể tên các lực tác dụng vào vật? So sánh cường độ của các lực này và cho biết phương chiều của các lực này. b) Tính độ biến dạng của lò xo. Câu 3: Tại sao đường ô tô qua đèo,thường là đường ngoằn ngoèo rất dài?
- ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm.( Mỗi câu 0,5điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C A A B D A A C B II. Tự luận: Câu 1: (2 điểm) a, Thể tích của viên bi là: V= 80-50=30(cm3)= 0,00002m3 b, Khối lượng của viên bi là: m=D.V=7800.0,00003=0,234(kg) c. Trọng lượng của viên bi là: P=10.m=10.0,234=2,34(N) Câu 2: ( 2 điểm) a. Khi vật nặng đứng yên vật nặng chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi của của xo. + Vì hai lực đó cân bằng nên có: - cường độ của các lực bằng nhau. - Trọng lực có phương thẳng đứng,có chiều từ trên xuống dưới. - Lực đàn hồi của lò xo có phương thẳng đứng,có chiều từ dưới lên trên. b. Độ biến dạng của lò xo : l-l0=45-20=25(cm) câu 3:(1 điểm) - để tạo ra mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng nhỏ hơn khi đi lên thẳng dốc,giảm được lực kéo của động cơ ô tô.