Đề kiểm tra môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 4

docx 12 trang nhatle22 9981
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_toan_va_tieng_viet_lop_2_de_so_4.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 4

  1. ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH COVID – 19 ĐỀ 1: A. ĐỌC HIỂU CÂU CHUYỆN VỀ QUẢ CAM Gia đình nọ có hai người con. Một hôm, người cha làm vườn thấy một quả cam chín mọng. Ông hái về đem cho người con trai nhỏ. Con ăn đi cho chóng lớn! Cậu bé cầm quả cam thích thú: “ Chắc ngon và ngọt lắm đây”. Bỗng cậu nhớ đến chị mình: “Nhưng chị đang làm cỏ, chắc rất mệt”. Cậu đem quả cam tặng chị. Người chị cảm ơn em và nghĩ: “Mẹ đang cuốc đất, chắc là khát nước lắm”. Rồi cô mang tặng mẹ. Người mẹ sung sướng nói: Con gái tôi ngoan quá! Nhưng người mẹ cũng không ăn mà để phần người chồng làm lụng vất vả. Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam ra thành bốn phần để cả nhà cùng ăn. (Theo Lê Sơn) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Quả cam chín do người cha hái đã lần lượt đến tay ai? a. Cậu con trai, người mẹ, người chị, người cha. b. Cậu con trai, người chị, người mẹ, người cha. c. Cậu con trai, người mẹ, người cha, người chị. 2. Vì sao khi được bố cho quả cam chín, cậu con trai không ăn? a. Vì nghĩ đến bố làm lụng vất vả, cần uống nước. b. Vì nghĩ đến mẹ đang cuốc đất, rất khát nước. c. Vì nghĩ đến chị đang làm cỏ, chắc rất mệt. 3. Câu chuyện ca ngợi lòng tốt của những ai? a. Người cha, người mẹ. b. Cha, mẹ và hai con. c. Cha và hai người con. 4. Em hãy đặt một tên gọi khác cho câu chuyện. 5. Em hãy viết 1 câu thể hiện tình cảm của những người trong gia đình em. B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính M: yêu thương
  2. Bài 2. Gạch chân những từ không thuộc nhóm từ chỉ đặc điểm ở mỗi dãy từ sau: a. xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, màu trắng, trắng tinh. b. bao la, bát ngát, bao bọc, cao vút, thấp tè, ngắn cũn, quanh co. c. thơm phức, thơm ngát, mùi thơm, ngọt lịm, chua loét, mặn chát, mặn mà. Bài 3. Gạch một gạch dưới từ chỉ hoạt động, hai gạch dưới từ chỉ trạng thái trong đoạn thơ sau: Tiếng ru Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người - đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi. Bài 4. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ chỉ đặc điểm ở cột B A B (1)Bộ lông Mèo Vàng (a)béo tròn (2)Chiếc sừng trâu (b)mịn mượt (3)Chú lợn lái (c)rất thính nhạy (4)Tai chú chó (d)nhọn hoắt C. CHÍNH TẢ ( Nghe - viết): Gọi bạn ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Một năm, trời hạn hán Suối cạn, cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ? Bê Vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê Trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê Đến bây giờ Dê Trắng Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!” D. LẬP LÀM VĂN Em hãy viết bản tự thuật theo mẫu dưới đây:
  3. - Họ và tên : - Nam, nữ : - Ngày sinh : - Nơi sinh : - Quê quán : - Nơi ở hiện nay : - Học sinh lớp: - Trường : ĐỀ 2: A. ĐỌC HIỂU LOÀI HOA BÁO HIỆU TẾT ĐẾN Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về, tiết trời ấm áp là lúc hoa đào bắt đầu nở rộ. Hoa đào tô thêm vẻ đẹp cho hương sắc của mùa xuân, khiến cho cái tết của mọi nhà thêm ấm áp. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc. Có nhiều giống đào nhưng đào bích được coi là giống đào đẹp nhất. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm, loại này được trồng để chỉ lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh màu phớt hồng, được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc, nên ít được người ta trồng. Mùa xuân đến hoa đào nở rộ, cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thì tàn. Để cho ra một cây đào đẹp, người trồng đào phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Hoa đào cùng với bánh chưng xanh là thứ không thể thiếu trong dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam coi cành đào là món quà mang giá trị tinh thần lớn, những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương, như được sống với không khí tết của quê hương mình. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu : 1. Hoa đào được trồng ở đâu? a. Chỉ trồng được ở miền Bắc. b. Chỉ trồng được ở miền Nam. c. Trồng được ở cả miền Nam và miền Bắc. 2. Có những giống đào nào? a. Đào bích, đào phai, đào bạch. b. Đào phai, đào bạch, đào thất thốn. c. Đào bạch, đào phai, đào thất thốn, đào bích. 3. Hoa đào nở rộ khi nào?
  4. a. Khi kết thúc mùa đông. b. Khi xuân về, tiết trời ấm áp. c. Khi những cơn mưa xuân ngập ngừng kéo đến. 4. Những người con xa xứ khi ngắm cành đào thường nhớ về điều gì? a. Nhớ về nồi bánh chưng xanh còn nghi ngút khói. b. Nhớ về gia đình thân yêu. c. Nhớ về quê hương. 5. Em hãy viết 1 câu nói về vẻ đẹp của hoa đào. B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? để nói về: a, Hoạt động của em khi đi học về. b, Giới thiệu về một người bạn mà em yêu quí. c, Đặc điểm của mùa đông. Bài 2. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (Con gì? Cái gì?); Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? làm gì? thế nào? trong các câu sau: a. Cái bút này là món quà sinh nhật bố tặng em. b. Đàn trâu đang nhởn nhơ gặm cỏ. c. Cô Lan có dáng người hơi gầy. Bài 3. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: a, là ca sĩ được yêu thích nhất. b, Bố em đang c, Ngôi nhà của em d, còn rất mới. Bài 4. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu phù hợp: A B (1)Chị em tôi (a)là một trong những điều đẹp đẽ nhất trong cuộc sống. (2)Đôi mắt (b)đang phụ bà dọn dẹp. (3) Tình bạn (c) được dán giấy dán tường màu xanh mát dịu. (4) Phòng chị em (d)đen láy, tròn xoe như hạt nút nhỏ. tôi
  5. C, CHÍNH TẢ ( Nghe- viết):Trên chiếc bè ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng. Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. D. TẬP LÀM VĂN Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về cô giáo cũ của em . Dựa vào các gợi ý sau * Gợi ý: a) Cô giáo lớp 1 của em tên là gì? b) Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào? c) Em nhớ nhất điều gì ở cô? d) Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào? ĐỀ 3: A. ĐỌC HIỂU CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM 1. Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu. 2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường . Thấy lạ, cậu bèn hỏi : - Bà ơi, bà làm gì thế ? Bà cụ trả lời : - Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. Cậu bé ngạc nhiên : - Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được 3. Bà cụ ôn tồn giảng giải : - Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít , sẽ có ngày cháu thành tài. 4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài. TRUYỆN NGỤ NGÔN Khoang vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
  6. Câu 1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào? a. Học rất giỏi b. Học rất lười biếng, làm việc gì cũng mau chán. c. Rất chăm học Câu 2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? a. Bà cụ đang nấu cơm dưới bếp b. Bà cụ đang đi chợ c. Bà cụ đang mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường. Câu 3. Theo bà cụ, vì sao thỏi sắt to như thế mà có thể mài thành kim được? a. Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. b. Vì thỏi sắt rất dễ mòn nếu biết chọn đá mài tốt. c. Cả hai đáp án trên đều đúng. Câu 4. Câu chuyện này khuyên em là: B, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Khoanh vào dòng có những từ chỉ hoạt động? a. khuyên bảo, hát, dễ thương, ngoan. b. kể chuyện, nhảy dây, đá cầu, múa lân. c. xinh đẹp, hát, nhảy dây, xem phim. Câu 2: Khoanh vào dòng có những từ chỉ đồ dùng trong gia đình? a. Chén , giường, bút , tủ, bàn ghế. b.Ti vi, tủ lạnh, xoong nồi,thước kẻ. c.Giường,tủ, bàn ghế, ti vi, tủ lạnh , xoong nồi. Câu 3: Dòng nào viết đúng tên riêng? a. Sông Hàn, sông hồng, núi Ngũ Hành Sơn. b. sông hương, Huế, cầu Thuận Phước. c. Qui Nhơn, núi Sơn Trà, Lan. Câu 4: Dòng nào chỉ họ hàng bên nội? a.Bố, mẹ, ông nội, anh, chị , cô.
  7. b.Ông nội, bà nội, cô, chú, bố. c.Bố , Ông nội, bà nội, cô, chú, cậu. Câu 5:Khoanh vào câu thuộc kiểu Ai thế nào? a.Chú Sơn là người xây bể nước cho nhà em. b.Chú Sơn xây bể nước cho nhà em. c.Chú Sơn nhà em rất siêng năng. Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước những từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em ? a/ yêu thương b/ nhường nhịn c/ hiếu thảo d/ đoàn kết e/ phụng dưỡng g/ đùm bọc h/ hòa thuận i/ dũng cảm C, CHÍNH TẢ ( Nghe- viết):Ngôi trường mới ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế! D, TẬP LÀM VĂN Em hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc một người thân của em. Gợi ý: a) Ông, bà ( hoặc người thân ) của em bao nhiêu tuổi? b) Ông ,bà ( hoặc người thân ) của em làm nghề gì? c) Ông ,bà ( hoặc người thân ) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào? d) Tình cảm của em đối với ông, bà ( hoặc người thân ) của em ra sao? ĐỀ 4 : A, ĐỌC HIỂU PHẦN THƯỞNG 1. Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi. 2. Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.
  8. Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo. Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay. 3.Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ, cô giáo nói: - Bây giờ, cô sẽ trao phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý. Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe. Phỏng theo BLAI-TƠN (Lương Hùng dịch) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Những việc làm tốt của bạn Na là: a. Na gọt bút chì giúp bạn, cho bạn nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt. b. Cho bạn mượn cục tẩy. c. Cho bạn mượn bút chì, trực nhật giúp bạn. Câu 2. Theo em, các bạn của Na đã bàn bạc điều gì bí mật? a. Cả lớp cùng giúp đỡ bạn Na học tốt hơn. b. Cả lớp đến nhà bạn Na chơi. c. Cả lớp đề nghị cô giáo tặng một phần thưởng đặc biệt cho bạn Na. Câu 3. Tại sao bạn Na lại được tặng phần thưởng đặc biệt? a. Vì bạn Na học rất giỏi. b. Vì bạn Na có tấm lòng thật đáng quý. c. Vì cô giáo muốn khuyến khích bạn Na. Câu 4. Theo em, bạn Na có xứng đáng được thưởng không? Vì sao? a. Không, vì Na là người xấu. b. Không, vì Na học chưa giỏi. c. Có, vì Na là một cô bé tốt bụng, biết giúp đỡ bạn bè. Câu 5. Câu chuyện này muốn khuyên em điều gì? B, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
  9. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: : Câu “Khi bé đi học về, Cún quấn lấy, ve vẩy đuôi mừng rỡ.” thuộc kiểu câu nào đã học? a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? c. Ai là gì? Câu 2: : Câu “Ông ngoại là người kể chuyện cổ tích cho em nghe.”Là mẫu câu: a. Ai thế nào? b. Ai là gì ? c. Ai làm gì ? Câu3: Câu "Nội em tính rất hiền hậu."là mẫu câu: a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 4: Câu “ Màu lông của chú mèo tam thể tuyệt đẹp . ” được cấu tạo theo mẫu : a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? c. Ai là gì? Câu 5: Câu “Bé cùng Cún học bài, chơi bóng, chạy xa.” thuộc kiểu câu nào đã học? a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? c. Ai là gì? Câu 6: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu Ai làm gì? a. Mẹ em là thợ may. b. Mẹ em là người may chiếc áo này. c. Mẹ may cho em chiếc áo này. Câu 7: Câu nào thuộc kiểu câu Ai là gì? a. Bạn Việt đang vẽ một bông hoa . b. Bạn Việt là người vẽ giỏi. c. Bạn Việt vẽ rất đẹp. C, CHÍNH TẢ ( Nghe - viết):Người thầy cũ ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa. D, TẬP LÀM VĂN Được tin quê em bị bão, bố mẹ em về thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn ( giống như bưu thiếp) thăm hỏi ông bà. ĐỀ 5 :
  10. A, ĐỌC HIỂU BẠN CỦA NAI NHỎ 1. Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói: - Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con. 2. - Vâng! - Nai Nhỏ đáp - Có lần, chúng con gặp một hòn đá to chặn lối. Bạn con chỉ hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên. Cha Nai Nhỏ hài lòng nói: - Bạn con thật khỏe. Nhưng cha vẫn lo cho con. 3. - Một lần khác, chúng con đang đi dọc bờ sông tìm nước uống thì thấy lão Hổ hung dữ đang rình sau bụi cây. Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy nhanh như bay. - Bạn con thật thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn còn lo. 4. Nai nhỏ nói tiếp: - Lần khác nữa, chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh thì thấy gã Sói hung ác đuổi bắt cậu Dê Non. Sói sắp tóm được Dê Non thì bạn con đã kịp lao tới, dùng đôi gạc chắc khỏe húc Sói ngã ngửa. Nghe đến đây, cha Nai Nhỏ mừng rỡ nói: - Đó chính là điều tốt nhất. Con trai bé bỏng của cha, con có một người bạn như thế thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa. Theo VĂN LỚP 3 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Nai Nhỏ đã xin phép cha đi đâu? a. Được đi du lịch cùng bạn. b. Được đi ăn cùng bạn. c. Được đi chơi xa cùng bạn. Câu 2. Cha Nai Nhỏ đã nói gì? a.Cha không ngăn cản con nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con. b. Cha không ngăn cản con nhưng hãy để cha đi cùng, bảo vệ các con. c. Cha không ngăn cản con nhưng con hãy rủ thêm nhiều bạn nữa đi cho vui. Câu 3. Tại sao nói Bạn của Nai Nhỏ là một người bạn tốt? a. Vì bạn của Nai Nhỏ rất cao lớn. b. Vì bạn của Nai Nhỏ rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn nguy hiểm. c. Vì bạn của Nai Nhỏ rất hay cười, thân thiện với một mình Nai Nhỏ.
  11. Câu 4. Biểu hiện của người cha ra sao khi nghe Nai Nhỏ kể những câu chuyện về bạn mình? a. Không phải lo lắng nữa và đồng ý cho Nai Nhỏ đi chơi. b. Vẫn còn băn khoăn về sự an toàn của chuyến đi chơi xa. c. Muốn gặp ngay người bạn của Nai Nhỏ để dặn dò cho chuyến đi chơi xa. Câu 5: Theo em, người bạn tốt và đáng tin cậy là người bạn như thế nào? B, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (ở câu 1, 2, 5,6,7) Câu 1:Câu “ Hoa đưa võng ru em ngủ” được viết theo mẫu câu: a. Ai làm gì? b.Ai là gì? c.Ai thế nào? Câu 2: Bộ phận in đậm trong câu “ Nói rồi, Thu chạy đi lấy cái cốc đã gieo hạt.”.trả lời cho câu hỏi nào ?. a. Ai, là gì ? b . Ai, làm gì ? c. Ai, như thế nào ? Câu 3: Ghi Đ vào ô trống trước dòng có các từ chỉ công việc gia đình dưới đây, ghi S vào ô trống còn lại. giặt giũ, lau nhà, nấu cơm, rửa bát. nhổ mạ, gánh phân, gặt lúa, cày ruộng. vo gạo, rửa rau, nhóm lửa, luộc rau. Câu 4: Ghi Đ vào ô trống trước dòng có các từ chỉ đặc điểm dưới đây, ghi S vào ô trống còn lại. xinh đẹp, dễ thương,hiền lành, ngoan ngoãn. cao lớn, tròn trịa, gầy guộc, mảnh mai. suy nghĩ, mơ ước, hi vọng, tưởng tượng. Câu 5: Dòng nào sau đây có các từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi a.nhớ ơn, kính trọng, biết ơn, yêu thương
  12. b. yêu thương, quan tâm, lo lắng, chăm sóc c. yêu thương, yêu quý, kính trọng, biết ơn Câu 6: Những cặp từ nào sau đây trái nghĩa với nhau: a. trẻ con – thiếu nhi b.xấu – đẹp c.vui vẻ – phấn khởi Câu 7: Những câu nào sử dụng dấu câu đúng ? a. Khi nào lớp bạn diễn văn nghệ ? b. Ngày mai, lớp mình diễn văn nghệ? c. Bao giờ nhà bạn về quê. C, CHÍNH TẢ ( Nghe - viết):Người mẹ hiền( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi: - Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không? Hai em cùng đáp: - Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô. D, TẬP LÀM VĂN Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình của em. Gợi ý: a) Gia đình em gồm mấy người ? Đó là những ai ? b) Kể về từng người trong gia đình. c) Tình cảm của em đối với những người trong gia đình như thế nào ? Em phải làm gì để ba ,mẹ vui lòng ? Lưu ý: Phụ huynh cho con làm phần trắc nghiệm vào tờ đề, phần chính tả và tập làm văn viết vào vở ở nhà.