Đề kiểm tra môn Toán Lớp 5 - Học kì 2 - Đề số 4 - Năm học 2018-2019

doc 11 trang nhatle22 4960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Toán Lớp 5 - Học kì 2 - Đề số 4 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_toan_lop_5_hoc_ki_2_de_so_4_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Toán Lớp 5 - Học kì 2 - Đề số 4 - Năm học 2018-2019

  1. Trường Tiểu học số 2 xã Định An Thứ sáu, ngày 21 - 05 - 2019 Họ và tên: . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Lớp: 5 Môn: Toán Giám thị kí : Thời gian làm bài: 40 Phút Mã phách Điểm Nhận xét Giám khảo kí, ghi họ tên Mã phách ĐỀ BÀI Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng (bài 1,2,3,4) và làm bài 5,6,7,8 Bài 1: a). 4 32 được viết dưới dạng số thập phân là:(0,5điểm) 100 A. 43,2 B. 4,032 C. 4,32 D. 432,100 b). Số 0,03 viết thành phân số thập phân là: (0,5 điểm) A. 3 B. 3 C. 30 D. 32 100 10 100 1000 Bài 2: a). Các số thập phân sau được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: (0,5 điểm) A. 0,17; 0,315; 0,8 B. 0,8; 0,315; 0,17 C. 0,8; 0,17; 0,315 D. 0,315; 0,17; 0,8 b). Tìm chữ số x, biết 5,6x4 < 5,614 : (0,5 điểm) A. 2 B. 3 C. 0 D. 1 Bài 3: Một bể nước hình lập phương có độ dài cạnh là 2m. Bể đó chứa được lít nước: (1 điểm) A. 8 m3 B. 8000 lít C. 800 lít D. 80 lít Bài 4: Lớp 5A có 25 học sinh, trong đó 40% là học sinh nữ. Số học sinh nam của lớp 5A là học sinh: (1 điểm) A. 15 em B. 10 học sinh C. 15 học sinh D. 13 học sinh Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S: (1 điểm) A. 2,5 năm = 30 tháng B. 90 giây = 1,3 phút
  2. Không viết vào khung này Bài 6: Đặt tính rồi tính (2 điểm) 27,86 + 9,62 5,648 – 2,963 32,54 x 2,5 81,92 : 32 Bài 7: Tính diện tích của một mặt bàn hình tròn có đường kính 1,4m. (1,5 điểm) Bài 8: Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Ô tô đi từ A với vận tốc 48,5 km/giờ, xe máy đi từ B với vận tốc 33,5 km/giờ. Sau 1 giờ 30 phút hai xe đó gặp nhau tại C. a)Tính quãng đường AB. (1 điểm) b) Khi 2 xe gặp nhau, ô tô cách A bao nhiêu ki lô mét? (0,5 điểm)
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ II Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, và số kĩ năng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Số thập phân và các Số câu 1 1 1 1 3 1 phép tính với số thập Số điểm 2,0 1,0 2,0 phân, tỉ số phần trăm 1,0 1,0 3,0 Đại lượng và đo đại Số câu 1 1 lượng: các đơn vị đo Số điểm 1,0 thể tích, thời gian 1,0 Hình học: thể tích Số câu 1 1 1 1 hình lập phương, diện Số điểm 1,5 1,5 tích hình tròn 1,0 1,0 Giải bài toán về Số câu 1 1 chuyển động Số điểm 1,5 1,5 Tổng Số câu 1 3 1 1 1 5 3 Số điểm 1,0 3,0 2,0 1,5 1,5 5,0 5,0 Định An, ngày 20 tháng 4 năm 2019 GV ra đề NGÔ THỊ THÚY DIỆU
  4. ĐÁP ÁN MÔN TOÁN Bài 1: a). 4 32 được viết dưới dạng số thập phân là:(0,5điểm) C. 4,32 100 b). Số 0,03 viết thành phân số thập phân là: (0,5 điểm) A. 3 100 Bài 2: a). Các số thập phân sau được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: (0,5 điểm) A. 0,17; 0,315; 0,8 b). Tìm chữ số x, biết 5,6x4 < 5,614 C. 0 : (0,5 điểm) Bài 3: Một bể nước hình lập phương có độ dài cạnh là 2m. Bể đó chứa được lít nước: (1 điểm) B. 8000 lít Bài 4: Lớp 5A có 25 học sinh, trong đó 40% là học sinh nữ. Số học sinh nam của lớp 5A là học sinh: (1 điểm) C. 15 học sinh Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S: (1 điểm) A. 2,5 năm = 30 tháng Đ B. 90 giây = 1,3 phút S Bài 6: Đặt tính rồi tính (2 điểm) 27,86 5,648 32,54 81,92 32 + 9,62 – 2,963 x 2,5 17 9 2,56 37,48 2,685 16270 192 6508 0 81,350 Bài 7: (1,5 điểm) Bán kính mặt bàn là: 0,25 điểm 1,4 : 2 = 0,7 (m) 0,25 điểm Diện tích mặt bàn là: 0,25 điểm 0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386 (m2) 0,5 điểm ĐS: 1,5386 m2 0,25 điểm Bài 8: (1,5 điểm) Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 0,2 điểm Sau 1 giờ, ô tô và xe máy đi được là: 0,2 điểm 48,5 + 33,5 = 82( km) 0,2 điểm Quãng đường AB dài là: 0,2 điểm 82 x 1,5 = 123 (km) 0,2 điểm Khi 2 xe gặp nhau, ô tô cách A là: 0,2 điểm 48,5 x 1,5 = 72,75 (km) 0,2 điểm ĐS: a) 123 km b) 72,75 km 0,1 điểm
  5. Trường Tiểu học số 2 xã Định An Thứ năm, ngày 20 - 05 - 2019 Họ và tên: . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Lớp: 5 Môn: Tiếng Việt Giám thị kí : Thời gian làm bài: 60 Phút Mã phách Điểm Nhận xét Giám khảo kí, ghi họ tên Mã phách Đọc: . Viết: TB: A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) : Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi một trong các bài sau: 1). Một vụ đắm tàu (Trang 115 – Sách HDHTV-T2) 2). Công việc đầu tiên (Trang 133 - Sách HDHTV-T2) 3). Út Vịnh (Trang 143 - Sách HDHTV-T2) 4). Lớp học trên đường (Trang 165 - Sách HDHTV-T2) II. Đọc hiểu (7 điểm): Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt 1. Đọc thầm bài văn: CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo Nông Lương Hoài) 2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng rồi khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
  6. Câu 1: Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5điểm) Có một anh chàng một cái kén bướm. A. Trông thấy. B. Nhìn thấy. C. Coi thấy. D. Tìm thấy. Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì ? (0,5điểm) A. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. B. Khỏi bị ngạt thở. C. Nhìn thấy ánh sáng. D. Bò loanh quanh. Câu 3: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5điểm) Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ to. Câu 4: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén ? (0,5điểm) A. Chú bướm không bay được. B. Chú bướm phải bò. C. Đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng, không bay được. D. Bướm không bay được, phải bò vì cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Câu 5: Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (1điểm) . . Câu 6: Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (1điểm) . . Câu 7: Nối từ ngữ ở cột A với lời giải nghĩa ở cột B (1điểm) A B a) Anh hùng 1) Biết gánh vác, lo toan mọi việc b) Bất khuất 2) Có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường c) Trung hậu 3) Không chịu khuất phục trước kẻ thù d) Đảm đang 4) Chân thành và tốt bụng với mọi người Câu 8: Câu nào dưới đây là câu ghép: (0,5điểm) A. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ B. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. C. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa, mà phải bò. D. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.
  7. Câu 9: Dấu phẩy trong câu “Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ” có tác dụng gì ? (0,5điểm) A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. B. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ C. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu. D. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu. Câu 10: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong từng vế câu ghép bằng cách gạch 1 gạch dưới chủ ngữ và gạch 2 gạch dưới vị ngữ. (1điểm) Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên. B) Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Nghe - viết: (15 phút) (3 điểm) GV đọc cho HS viết bài: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. “Từ Điều 21 vừa sức của mình”. (Trang 154 - HDTV-T2)
  8. II. Tập làm văn. ( 25 phút) (7 điểm) Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
  9. MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT 5 – CUỐI HKII Mạch kiến Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, kỹ câu HT HT HT HT HT T T T T năng và số TN kh TN kh TL kh TL kh TN TL kh L L N N điểm ác ác ác ác ác a) Đọc Số 3,0 thành điểm 3,0 tiếng b) Đọc hiểu 1. Đọc Số Bài hiểu câu 2 2 1 1 4 2 KT văn Số 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 đọc bản điểm 1,0 Kiến Số thức câu 2 1 1 3 1 tiếng Số 1,5 0,5 1,0 2,0 1,0 Việt điểm Cộng (b) 2,5 1,5 2,0 1,0 4,0 3,0 3,0 Tổng số điểm đọc 10 điểm 2. a) Số 3,0 Bài Chính điểm 3,0 KT tả viết b) Số 7,0 Viết điểm 7,0 đoạn, bài Tổng số điểm viết 10 điểm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng. ( 3 điểm) 1. Đọc. ( 2 điểm): - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, tốc độ đọc 120 tiếng/phút. (2 điểm) - Đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút. (1,5 điểm) - Đọc còn sai, đọc ấp úng, tốc độ đọc chậm (1 điểm) 2. Trả lời câu hỏi. ( 1 điểm) - Trả lời đúng, đủ ý của nội dung câu hỏi. (1 điểm) II. Đọc hiểu ( 7 điểm) Câu 1: Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5điểm) Có một anh chàng một cái kén bướm. D. Tìm thấy. Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì ? (0,5điểm) A. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. Câu 3: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5điểm) Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Đúng Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ to. Sai Câu 4: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén ? (0,5điểm) D. Bướm không bay được, phải bò vì cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng.
  10. Câu 5,6 : Tùy theo mức độ chính xác theo yêu cầu mà Gv có thể cho điểm theo các mức sau: 0,25 ; 0,5 ; 0,75 ; 1 đ Câu 5: Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (1điểm) Cảm ơn anh đã có lòng tốt giúp đỡ tôi nhưng mong anh hãy để cho tôi tự chui ra. Cho dù có khó khăn nhưng khi tôi tự chui ra được thì tôi đã thực sự trưởng thành. Câu 6: Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (1điểm) Thấy thương chú bướm nhỏ. Chàng thanh niên thật đáng trách. Chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Khi gặp khó khăn không được bỏ cuộc. Sự nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành Câu 7: Nối từ ngữ ở cột A với lời giải nghĩa ở cột B (1điểm) A B a)Anh hùng (2) 1) Biết gánh vác, lo toan mọi việc b) Bất khuất (3) 2) Có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường c) Trung hậu (4) 3) Không chịu khuất phục trước kẻ thù d) Đảm đang (1) 4) Chân thành và tốt bụng với mọi người Câu 8: Câu nào dưới đây là câu ghép: (0,5điểm) B. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Câu 9: Dấu phẩy trong câu “Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ” có tác dụng gì ? (0,5điểm) C. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu. Câu 10: (1điểm) Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên. B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) I. Chính tả. ( 3 điểm) - Đủ bài viết, đúng quy tắc chính tả, chữ viết tương đối đúng kích cỡ quy định, trình bày sạch đẹp. (3 điểm) - Đủ bài viết, chữ viết đôi khi không đúng kích cỡ quy định, trình bày sạch đẹp. (Sai một lỗi, trừ 0,2 điểm). - Viết thiếu bài, không đúng quy tắc chính tả, chữ viết không đúng kích cỡ quy định, trình bày bẩn, tẩy xóa nhiều. (1 điểm) II. Tập làm văn ( 7 điểm) Cho học sinh làm bài tập làm văn thể loại tả người. Tùy theo chất lượng của bài học sinh làm mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh. - Đối với bài viết đủ 3 phần (mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng), có sáng tạo, dùng từ hay, bố cục chặt chẽ, có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người, chữ viết đúng chính tả, rõ ràng: (7điểm) + Đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài, viết đúng chính tả: (2 điểm) + Mở bài gián tiếp: 0,5 điểm. Kết bài mở rộng: 0,5 điểm + Thân bài thể hiện rõ từng đoạn tả: 0,5 điểm + Thân bài tả đúng theo trình tự: tả hình dáng – tả hoạt động kết hợp tả tính tình và xen lẫn cảm xúc: (1- 2,5 điểm) + Biết dùng biện pháp nhân hóa, so sánh, dùng đại từ thay thế, quan hệ từ (1đ)