Đề kiểm tra môn Toán Lớp 2 - Học kì II - Đề số 2 - Năm học 2018-2019

doc 7 trang nhatle22 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Toán Lớp 2 - Học kì II - Đề số 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_toan_lop_2_hoc_ki_ii_de_so_2_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Toán Lớp 2 - Học kì II - Đề số 2 - Năm học 2018-2019

  1. Trường . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II. Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . Môn: Toán - Khối lớp 2 Lớp: . . . . . . . . . . . Năm học: 2018-2019 Điểm Nhận xét Chữ ký giám Chữ ký giám thị khảo Thời gian: 40 phút I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Số gồm 9 trăm 0 chục 9 đơn vị được viết là: (M1) 0,5 đ A. 990 B. 909 C. 99 Câu 2: Chữ số 6 trong số 867 có giá trị là: (M1) 0,5 đ A. 600 B. 6 C. 60 Câu 3: 1m 2dm= . mm. Số cần điền vào chỗ chấm là (M2) 0,5đ A. 12 B. 120 C. 102 Câu 4: Phép tính 6x4 + 19 có kết quả là: (M1) 0,5 đ A. 33 B. 43 C. 53 Câu 5: Độ dài đường gấp hình bên là: (M1) 0,5 đ A. 8 cm B. 10 cm 2cm 2cm C. 6 cm 2 2cm c m Câu 6: Trên bàn có 20 cái bát, 1 số cái bát đó là: (M2) 1đ 5 A. 5 cái bát B. 4 cái bát C. 3 cái bát Câu 7: Các số 215; 471; 359; 498 viết theo thứ tự từ lớn đến bé là: (M1) 0,5đ A. 215; 359; 471; 498 B. 359; 215; 489; 417 C. 498; 471; 359; 215 Câu 8: Trong hình vẽ bên có: ( M2) 1 đ
  2. a) hình tam giác b) hình tứ giác Câu 9: Thứ hai tuần này là ngày 16 tháng 3. Thứ hai tuần trước là ngày .(M2) 0,5đ A. Ngày 9 tháng 3 B. Ngày 8 tháng 3 C. Ngày 23 tháng 3 Câu 10: Chu vi hình tứ giác là: (M1) 0,5 đ 18cm A. 49 cm B. 40 cm 13 13 C. 59 cm c c m m 15cm Câu 11: Viết số chẵn lớn nhất có hai chữ số mà tổng hai chữ số là 13: (M3) 1đ A. 94 B. 96 C. 98 II.TỰ LUẬN Câu 1: Đặt tính rồi tính: 1đ a) 286 + 311 b) 36 + 154 c) 465 – 212 d) 982 – 73 Câu 2: Quãng đường từ nhà Bình đến trường dài 1km. Bình đi đến trường và đã đi được 600m. Hỏi Bình đi bao nhiêu mét nữa thì đến trường? 2đ
  3. ĐÁP ÁN I TR ẮC NGHIỆM Câu 1: (0,5đ) B. 909 Câu 2: (0,5đ)C. 60 Câu 3: (0,5đ)B. 120 Câu 4: (0,5đ) B. 43 Câu 5: (0,5đ)A. 8cm Câu 6: ( 1đ)B. 4 cái bát Câu 7: (0,5đ)C. 498; 471; 359; 215 Câu 8: 4 hình tam giác(0,5đ) 6 hình tứ giác(0,5đ) Câu 9: (0,5đ)A. Ngày 9 tháng 3 Câu 10: (0,5đ) C. 59 cm Câu 11: ( 1đ)A. 94 II. TỰ LUẬN Câu 12:(1đ) mỗi đáp án đúng được 0,5đ a) 5b) 1c) 2d) 9 97 90 53 09 Câu 13: ( 2đ) Đổi: 1km = 1000m (0,5đ) Số mét Bình phải đi nữa để đến trường là: (0,5đ) 1000 – 600 = 400 (m) (0,5đ) Đáp số: 400 m. (0,5đ)
  4. Trường . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II. Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . Môn: Tiếng Việt - Khối lớp 2 Lớp: . . . . . . . . . . . Năm học: 2018-2019 Thời gian: 25 phút Điểm Nhận xét Chữ ký giám Chữ ký giám thị khảo A. KIỂM TRA ĐỌC Cậu bé và cây si già Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: – Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? – Cháu tên là Ngoan. – Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: – Cảm ơn cây. – Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: – Đau lắm, cháu chịu thôi! – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng: Câu 1: Cây si già được trồng ở đâu? (M1) a. Bờ ao đầu làng. b. Vỉa hè đường phố.
  5. c. Sân trường. Câu 2: Cây si được miểu tả như thế nào? (M1) a. Thân cây to. b. Cành lá xum xê. c. Cả hai ý (a) và (b). Câu 3: Thấy cây si cậu bé đã làm gì? (M1) a. Tưới nước cho cây. b. Lấy dao nhọn hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. c. Vun gốc cho cây. Câu 4: Bộ phận có gạch chân trong câu “ Mặt cậu bé rạng lên” trả lời cho câu hỏi nào? (M1) a. Làm gì? b. Là gì? c. Như thế nào? Câu 5: Khi câu bé khắc tên mình lên cây thì cây có thái độ như thế nào? (M1) a. Cây đau điếng mắng chửi cậu bé b. Cây đau nhưng cố lấy giọng vui vẻ nói cho cậu bé hiểu sai lầm c. Cây vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra Câu 6. Đặt một câu có từ ca ngợi về Bác Hồ theo mẫu câu Ai thế nào? (M3) Câu 7: Câu chuyện khuyên các em điều gì? (M3) Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ (M1) a. K hắc b. M ặt nước c. Đ au Câu 9: Em có suy nghĩ gì về hành động của cậu bé với cây si già? (M4)
  6. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: 4 điểm ( Nghe viết trong thời gian 15 phút ) Cây gạo Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Vũ Tú Nam II. Tập làm văn (6 điểm ) 25 phút Viết một đoạn văn (4 đến 5 câu) nói về một loại cây mà em thích , dựa vào gợi ý dưới đây : a. Đó là cây gì , trồng ở đâu? b. Hình dáng cây như thế nào ? c. Cây có ích lợi gì ? Bài làm : ĐÁP ÁN II. Đọc thầm và làm bài tập ( 6 điểm ) Câu 1: a - 0,5 điểm Câu 2: c - 0,5 điểm
  7. Câu 3: b - 0,5 điểm Câu 4: c - 0,5 điểm Câu 5: b - 0,5 điểm Câu 6: Đặt một câu có từ ca ngợi về Bác Hồ theo mẫu câu Ai thế nào? HS đặt đúng mẫu câu có từ ca ngợi Bác Hồ được 1 điểm. Câu 7: Trả lời đúng ý được 1 điểm. Câu 8: a - 0,5 điểm Câu 9: Trả lời đúng ý được 1 điểm. B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm ) I. Chính tả nghe - viết ( 4 đ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết chữ rõ ràng , trình bày sạch đẹp : 4 điểm . - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm . * Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng , sai độ cao – khoảng cách, trình bày bẩn trừ 1 điểm . II. Tập làm văn ( 6 đ) 1- Nội dung: 3 điểm HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài. 2- Kĩ năng: 3 điểm - Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm - Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm - Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm * Lưu ý: - Bài viết không có dấu chấm câu: Cho tối đa 1 điểm.